Giáo Lý và Giao Ước năm 2021
Ngày 28 tháng Hai. Hối Cải Có Nghĩa Là Gì? Giáo Lý và Giao Ước 18–19


“Ngày 28 tháng Hai. Hối Cải Có Nghĩa Là Gì? Giáo Lý và Giao Ước 18–19,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Các Nhóm Túc Số Chức Tư Tế A Rôn và Các Lớp Học Hội Thiếu Nữ: Các Đề Tài Giáo Lý năm 2021 (năm 2020)

“Ngày 28 tháng Hai. Hối Cải Có Nghĩa Là Gì?” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Các Nhóm Túc Số Chức Tư Tế A Rôn và Các Lớp Học Hội Thiếu Nữ: Các Đề Tài Giáo Lý năm 2021

Hình Ảnh
thiếu nữ đang học

Ngày 28 tháng Hai

Hối Cải Có Nghĩa Là Gì?

Giáo Lý và Giao Ước 18–19

Hình Ảnh
biểu tượng cùng nhau hội ý

Cùng Nhau Hội Ý

Được hướng dẫn bởi một thành viên trong chủ tịch đoàn nhóm túc số hoặc lớp học; khoảng 10–20 phút

Vào đầu buổi họp, hãy cùng nhau lặp lại Chủ Đề của Nhóm Túc Số Chức Tư Tế A Rôn hoặc Chủ Đề của Hội Thiếu Nữ. Sau đó hãy hướng dẫn một cuộc thảo luận về những điều như sau, và hoạch định cách để thực hiện điều mà các em thảo luận (các em có thể quyết định những điều nào cần thảo luận trong lúc họp chủ tịch đoàn):

  • Nhóm túc số hoặc lớp học của chúng ta. Ai là người mới trong tiểu giáo khu của chúng ta, và làm thế nào chúng ta có thể giúp họ cảm thấy được chào đón? Chúng ta đang làm gì để giúp cho thời gian trong nhóm túc số hoặc lớp học của chúng ta có thêm ý nghĩa?

  • Bổn phận hoặc trách nhiệm của chúng ta. Với tư cách là các thiếu niên hoặc thiếu nữ, chúng ta có một số bổn phận và trách nhiệm nào? Chúng ta có thể làm tròn các trách nhiệm và bổn phận đó tốt hơn bằng cách nào?

  • Cuộc sống của chúng ta. Chúng ta đang làm gì để trở nên giống như Chúa Giê Su Ky Tô hơn và nhận được quyền năng của Ngài trong cuộc sống của chúng ta? Chúng ta đang làm gì để giúp gia đình của chúng ta đến cùng Ngài?

Vào cuối buổi học, hãy làm những điều sau đây khi thích hợp:

  • Làm chứng về các nguyên tắc đã được giảng dạy.

  • Nhắc cho các thành viên trong nhóm túc số hoặc lớp học nhớ về những kế hoạch và lời mời được đưa ra trong buổi họp.

Hình Ảnh
biểu tượng giảng dạy giáo lý

Giảng Dạy Giáo Lý

Được hướng dẫn bởi một em giới trẻ hoặc một người lãnh đạo thành niên; khoảng 25–35 phút

Tự Chuẩn Bị về Phần Thuộc Linh

Thật khó để đọc Giáo Lý và Giao Ước 19:16–19 mà không cảm nhận được tình yêu thương của Đấng Cứu Rỗi dành cho chúng ta. Trong những câu này, Ngài đã miêu tả sự đau đớn mà Ngài đã trải qua khi chuộc tội cho chúng ta và mặc khải về lý do Ngài đã sẵn lòng chịu đau đớn nhiều như vậy—“để [chúng ta] khỏi đau khổ nếu [chúng ta] hối cải.” Sự hối cải là một phước lành có được nhờ Đấng Cứu Rỗi. Đó là một nỗ lực liên tục mỗi ngày để từ bỏ tội lỗi và tìm đến Thượng Đế. Đó là một phần trong kế hoạch của Cha Thiên Thượng để giúp chúng ta trở về cùng Ngài. Sự hiểu biết về cách để hối cải có thể giúp chúng ta được thanh tẩy khỏi tội lỗi của mình, thay đổi tấm lòng và tâm trí của chúng ta, và đến gần Thượng Đế hơn.

Làm thế nào sự hối cải đã giúp anh chị em đến gần hơn với Cha Thiên Thượng? Làm thế nào anh chị em có thể giúp những người mình giảng dạy có mong muốn hối cải? Làm thế nào anh chị em có thể giúp họ hiểu rằng sự hối cải là một nỗ lực hằng ngày và không chỉ dành cho những tội lỗi nghiêm trọng? Khi anh chị em chuẩn bị giảng dạy, hãy nghĩ đến việc nghiên cứu sứ điệp của Chủ Tịch Russell M. Nelson “Chúng Ta Có Thể Làm Tốt Hơn và Trở Thành Người Tốt Hơn” (Liahona, tháng Năm năm 2019, trang 67–69).

Hình Ảnh
Chúa Giê Su Ky Tô cầu nguyện

Christ in Gethsemane (Đấng Ky Tô trong Vườn Ghết Sê Ma Nê), tranh do Harry Anderson họa

Cùng Nhau Học Tập

Từ thuở ban đầu, tất cả các vị tiên tri đều đã kêu gọi dân chúng hối cải. Tuy nhiên, có lẽ không có lời mời gọi hối cải nào sâu sắc hơn lời mời của Đấng Cứu Rỗi trong Giáo Lý và Giao Ước 19:15–19, mà giới trẻ có thể đã đọc trong tuần này. Anh chị em có thể hỏi họ về điều họ học được về Đấng Cứu Rỗi từ những câu này. Những câu này nói lên điều gì về tầm quan trọng của sự hối cải trong mắt Chúa? Những ý kiến sau đây có thể giúp những người mà anh chị em dạy hiểu rằng sự hối cải là một phước lành hằng ngày trong cuộc sống của họ.

  • Để giúp các thành viên trong nhóm túc số hoặc lớp học hiểu cách mà sự hối cải ban phước cho cuộc sống của họ, anh chị em có thể bắt đầu bằng việc đặt những câu hỏi như sau: Làm thế nào tôi biết được những nỗ lực để hối cải của mình có hiệu quả không? Đấng Cứu Rỗi sẽ giúp tôi thay đổi như thế nào? Ngoài sự tha thứ tội lỗi, còn có những phước lành nào khác đến từ sự hối cải? Mời các thành viên trong lớp học đọc ít nhất một đoạn thánh thư trong “Các Nguồn Tài Liệu Hỗ Trợ” để tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi này. Họ đã tìm được những câu trả lời nào?

  • Nhiều người trẻ tuổi hiểu sai ý nghĩa của việc hối cải. Họ có thể sợ hối cải hoặc nghĩ rằng nó chỉ áp dụng cho những tội lỗi nghiêm trọng. Để giúp sửa chữa sự hiểu lầm này, anh chị em có thể mời các thành viên trong nhóm túc số hoặc lớp học nghiên cứu một phần sứ điệp của Chủ Tịch Russell M. Nelson “Chúng Ta Có Thể Làm Tốt Hơn và Trở Nên Tốt Hơn” (Liahona, tháng Năm năm 2019, trang 67–69) để tìm kiếm những cụm từ nhằm giúp họ hiểu rõ hơn về ý nghĩa của việc hối cải. Điều gì họ tìm thấy đã giúp họ nghĩ khác đi về sự hối cải? Chủ Tịch Nelson đã hứa các phước lành nào dành cho những người hối cải?

  • Làm thế nào anh chị em có thể giúp những người mà mình giảng dạy hiểu lý do và cách thức chúng ta hối cải? Sứ điệp của Chủ Tịch Dallin H. Oaks “Được Thanh Tẩy nhờ vào Sự Hối Cải” (Liahona, tháng Năm năm 2019, trang 91–94) có thể giúp ích. Anh chị em có thể chia nhóm túc số hoặc lớp học ra thành bốn nhóm và chỉ định cho mỗi nhóm đọc một trong bốn mục trong bài nói chuyện của Chủ Tịch Oaks. Mỗi nhóm sau đó có thể trình bày tóm lược về điều họ đọc được cho các nhóm khác, cùng với bất kỳ đoạn thánh thư nào từ sứ điệp đó để hỗ trợ điều họ đã học. Anh chị em có thể kết thúc bằng việc yêu cầu các thành viên trong nhóm túc số hoặc lớp học chia sẻ chứng ngôn của họ về tầm quan trọng của sự hối cải trong kế hoạch của Thượng Đế.

Hành Động theo Đức Tin

Khuyến khích các thành viên trong nhóm túc số hoặc lớp học suy ngẫm và ghi lại những điều họ sẽ làm để hành động theo các ấn tượng mà họ đã nhận được hôm nay. Bài học hôm nay có liên quan như thế nào đến những mục tiêu cá nhân mà họ đã đặt ra? Nếu muốn, các thành viên trong nhóm túc số hoặc lớp học có thể chia sẻ ý kiến của họ.

Các Nguồn Tài Liệu Hỗ Trợ

Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi

Đấng Cứu Rỗi mời mọi người hành động trong đức tin và sống theo các lẽ thật Ngài đã giảng dạy. Anh chị em có thể làm gì để giúp những người mà mình dạy hiểu được quyền năng của việc hối cải hằng ngày? (Xin xem Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi [năm 2016], trang 3135.)

In