Giáo Lý và Giao Ước năm 2021
Ngày 25 tháng Bảy. Tại Sao Tôi Nên Tuân Theo Các Lệnh Truyền Của Thượng Đế? Giáo Lý và Giao Ước 81–83


“Ngày 25 tháng Bảy. Tại Sao Tôi Nên Tuân Theo Các Lệnh Truyền Của Thượng Đế? Giáo Lý và Giao Ước 81–83,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Các Nhóm Túc Số Chức Tư Tế A Rôn và Các Lớp Học Hội Thiếu Nữ: Các Đề Tài Giáo Lý năm 2021 (năm 2020)

“Ngày 25 tháng Bảy. Tại Sao Tôi Nên Tuân Theo Các Lệnh Truyền Của Thượng Đế?” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Các Nhóm Túc Số Chức Tư Tế A Rôn và Các Lớp Học Hội Thiếu Nữ: Các Đề Tài Giáo Lý năm 2021

Hình Ảnh
các thiếu nữ đang hát

Ngày 25 tháng Bảy

Tại Sao Tôi Nên Tuân Theo Các Lệnh Truyền Của Thượng Đế?

Giáo Lý và Giao Ước 81–83

Hình Ảnh
biểu tượng cùng nhau hội ý

Cùng Nhau Hội Ý

Được hướng dẫn bởi một thành viên trong chủ tịch đoàn nhóm túc số hoặc lớp học; khoảng 10–20 phút

Vào đầu buổi họp, hãy cùng nhau lặp lại Chủ Đề của Nhóm Túc Số Chức Tư Tế A Rôn hoặc Chủ Đề của Hội Thiếu Nữ. Sau đó hãy hướng dẫn một cuộc thảo luận về những điều như sau, và hoạch định cách để thực hiện điều mà các em thảo luận (các em có thể quyết định những điều nào cần thảo luận trong lúc họp chủ tịch đoàn):

  • Nhóm túc số hoặc lớp học của chúng ta. Chúng ta có thể làm gì để xây dựng tình đoàn kết giữa các thành viên trong nhóm túc số hoặc lớp học? Chúng ta muốn cùng nhau thực hiện những mục tiêu nào?

  • Bổn phận hoặc trách nhiệm của chúng ta. Chúng ta đang làm gì để chia sẻ phúc âm? Chúng ta đã có được những kinh nghiệm gì khi làm công việc đền thờ và lịch sử gia đình?

  • Cuộc sống của chúng ta. Chúng ta đã thấy được ảnh hưởng của Chúa trong cuộc sống của mình như thế nào? Điều gì đã soi dẫn chúng ta trong việc học thánh thư tuần này?

Vào cuối buổi học, hãy làm những điều sau đây khi thích hợp:

  • Làm chứng về các nguyên tắc đã được giảng dạy.

  • Nhắc cho các thành viên trong nhóm túc số hoặc lớp học nhớ về những kế hoạch và lời mời được đưa ra trong buổi họp.

Hình Ảnh
biểu tượng giảng dạy giáo lý

Giảng Dạy Giáo Lý

Được hướng dẫn bởi một em giới trẻ hoặc một người lãnh đạo thành niên; khoảng 25–35 phút

Tự Chuẩn Bị về Phần Thuộc Linh

Đôi lúc chúng ta có thể cảm thấy rằng các lệnh truyền của Thượng Đế giới hạn sự tự do và quyền lựa chọn của chúng ta. Sự thật là những lệnh truyền gia tăng sự tự do của chúng ta. Trong Giáo Lý và Giao Ước 82:8–10 chúng ta học được rằng những lệnh truyền giúp chúng ta hiểu được ý muốn của Thượng Đế, và khi chúng ta tuân theo những lệnh truyền, thì những hành động của chúng ta sẽ “đưa đến sự cứu rỗi cho [chúng ta].” Thực ra, khi chúng ta vâng lời Thượng Đế, Ngài bị “ràng buộc” để ban cho chúng ta tất cả những phước lành mà Ngài đã hứa (các câu 9–10). Cha Thiên Thượng đã ban phước cho anh chị em như thế nào khi anh chị em tuân theo những lệnh truyền của Ngài? Để chuẩn bị giảng dạy, anh chị em có thể đọc sứ điệp của Anh Cả Dale G. Renlund “Được Phước Lành Nhiều” (Liahona, tháng Năm năm 2019, trang 70–73).

Hình Ảnh
thiếu nữ đang học

Tấm gương của các tôi tớ trung thành của Thượng Đế trong quá khứ có thể truyền cảm hứng để chúng ta sống trung tín ngày nay.

Cùng Nhau Học Tập

Các thành viên trong nhóm túc số hoặc lớp học của anh chị em có thể đang gặp khó khăn để tuân theo một số lệnh truyền. Việc giúp các em hiểu tại sao sự vâng lời là quan trọng có thể soi dẫn cho họ. Hãy viết tiêu đề của đại cương này lên trên bảng, và mời các thành viên trong nhóm túc số hoặc lớp học chia sẻ những câu trả lời. Anh chị em có thể yêu cầu các em tìm kiếm thêm những hiểu biết trong Giáo Lý và Giao Ước 82:8–10, mà họ có thể đã nghiên cứu trong tuần này. Sau đó hãy chọn ra ít nhất một sinh hoạt dưới đây để giúp các em hiểu rõ hơn tại sao việc vâng lời Thượng Đế luôn quan trọng, ngay cả khi điều đó là khó khăn.

  • Có thể dễ dàng hơn để tuân theo những lệnh truyền khi chúng ta hiểu lý do của những lệnh truyền ấy. Để hiểu lý do tại sao Thượng Đế ban cho chúng ta những lệnh truyền, các thành viên trong nhóm túc số hoặc lớp học có thể ôn lại những đoạn thánh thư tham khảo trong phần “Các Nguồn Tài Liệu Hỗ Trợ” (hoặc những đoạn thánh thư khác mà anh chị em có thể nghĩ ra). Những đoạn thánh thư này có thể giúp chúng ta như thế nào khi chúng ta cảm thấy khó để tuân theo một lệnh truyền? Như một phần của cuộc thảo luận, các anh chị em có thể cùng đọc đoạn có tựa đề “Thứ tư, xin đừng quên ‘lý do’ của phúc âm” trong sứ điệp của Chủ Tịch Dieter F. Uchtdorf “Xin Đừng Quên Tôi” (Liahona, tháng Mười Một năm 2011, trang 122).

  • Khi những người mà anh chị em dạy hiểu được tấm gương hoàn hảo của Đấng Cứu Rỗi về sự vâng lời, họ có thể được soi dẫn để vâng lời Thượng Đế một cách trọn vẹn hơn. Ngay cả trong những hoàn cảnh khó khăn, Chúa Giê Su Ky Tô đã vâng lời Cha Ngài khi nào? (xin xem Ma Thi Ơ 4:1–11; Lu Ca 22:39–44). Tấm gương của những người nam và người nữ vâng lời có thể được tìm thấy trong Hê Bơ Rơ 11. Có lẽ nhóm túc số hoặc lớp học của anh chị em có thể chọn ra một trong những tấm gương này—hoặc những tấm gương khác mà họ biết, kể cả trong chính gia đình của mình—và chia sẻ xem điều gì từ những người này đã truyền cảm hứng cho họ. Tại sao những người ấy đã chọn vâng lời Chúa? Đấng Cứu Rỗi giúp chúng ta như thế nào khi chúng ta chọn để vâng lời?

  • Để giúp các thành viên trong nhóm túc số hoặc lớp học xem các lệnh truyền như những phước lành mà không phải như những gánh nặng, anh chị em có thể chia sẻ những lời giảng dạy của Anh Cả D. Todd Christofferson trong phần “Các Nguồn Tài Liệu Hỗ Trợ.” Anh chị em có thể trưng bày hoặc vẽ một bức tranh một cái thang và yêu cầu những người mà anh chị em dạy viết lên mỗi bậc thang một lệnh truyền mà có thể khó cho một người trẻ tuổi để hiểu được hoặc tuân theo. Những lời của Anh Cả Christofferson có thể giúp những người đang gặp khó khăn trong việc tuân giữ các lệnh truyền như thế nào?

  • Có lẽ nhóm túc số hoặc lớp học có thể lên kế hoạch cho đoạn video của riêng họ về việc tuân theo các lệnh truyền của Thượng Đế. Sau đó họ có thể tổ chức một sinh hoạt để tạo ra đoạn video và chia sẻ nó trên phương tiện truyền thông xã hội.

Hành Động theo Đức Tin

Khuyến khích các thành viên trong nhóm túc số hoặc lớp học suy ngẫm và ghi lại những điều họ sẽ làm để hành động theo các ấn tượng mà họ đã nhận được hôm nay. Bài học hôm nay có liên quan như thế nào đến những mục tiêu cá nhân mà họ đã đặt ra? Nếu muốn, các thành viên trong nhóm túc số hoặc lớp học có thể chia sẻ ý kiến của họ.

Các Nguồn Tài Liệu Hỗ Trợ

  • 1 Nê Phi 17:3; Mô Si A 2:41; Giáo Lý và Giao Ước 130:20–21 (Chúng ta được ban phước nhờ tuân theo các lệnh truyền)

  • Phục Truyền Luật Lệ Ký 10:12–13; Giăng 14:15; 1 Giăng 5:1–3 (Chúng ta tuân theo các lệnh truyền vì chúng ta yêu thương Thượng Đế)

  • Giáo Lý và Giao Ước 93:20 (Sự vâng lời cho phép chúng ta nhận được sự trọn vẹn của Thượng Đế)

  • Sự Vâng Lời,” trong chương 3 của sách Thuyết Giảng Phúc Âm Của Ta (năm 2004), trang 81

  • Anh Cả D. Todd Christofferson đã dạy: “Một số người chỉ thấy sự hy sinh và giới hạn trong việc tuân theo các lệnh truyền của giao ước mới và vĩnh viễn, nhưng những người sống theo kinh nghiệm đó—tức là những người tự nguyện hy sinh một cách không dè dặt cho cuộc sống giao ước—tìm ra sự tự do và sự đáp ứng trọn vẹn hơn. Khi thật sự hiểu biết, chúng ta tìm kiếm thêm các lệnh truyền chứ không phải tìm ít hơn. Mỗi luật pháp hoặc lệnh truyền mới mà chúng ta học và sống theo thì giống như một bậc hay nấc trên cái thang mà giúp cho chúng ta có thể leo lên cao hơn. Quả thật, cuộc sống phúc âm là cuộc sống tốt lành” (“Quyền Năng của Các Giao Ước,” Liahona, tháng Năm năm 2009, trang 23).

Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi

Đấng Cứu Rỗi đã mời những môn đồ của Ngài làm chứng, và khi họ làm như vậy, Thánh Linh đã làm họ động lòng. Khi anh chị em giảng dạy, hãy mời các thành viên trong nhóm túc số hoặc lớp học chia sẻ chứng ngôn của họ về tầm quan trọng của việc tuân giữ những lệnh truyền.

In