Giáo Lý và Giao Ước năm 2021
Ngày 12 tháng Chín. Làm Thế Nào Chúng Ta Có Thể Đương Đầu Với Nghịch Cảnh Bằng Đức Tin? Giáo Lý và Giao Ước 98–101


“Ngày 12 tháng Chín. Làm Thế Nào Chúng Ta Có Thể Đương Đầu Với Nghịch Cảnh Bằng Đức Tin? Giáo Lý và Giao Ước 98–101,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Các Nhóm Túc Số Chức Tư Tế A Rôn và Các Lớp Học Hội Thiếu Nữ: Các Đề Tài Giáo Lý năm 2021 (năm 2020)

“Ngày 12 tháng Chín. Làm Thế Nào Chúng Ta Có Thể Đương Đầu Với Nghịch Cảnh Bằng Đức Tin?” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Các Nhóm Túc Số Chức Tư Tế A Rôn và Các Lớp Học Hội Thiếu Nữ: Các Đề Tài Giáo Lý năm 2021

Hình Ảnh
Các Thánh Hữu chạy trốn khỏi đám đông khủng bố

Tranh của C. C. A. Christensen (1831–1912), Các Thánh Hữu Bị Đuổi Ra khỏi Hạt Jackson Missouri, khoảng năm 1878, tranh màu keo trên vải muxơlin, 196 × 287 centimét. Bảo Tàng Nghệ Thuật Đại Học Brigham Young University, món quà từ các cháu của C. C. A. Christensen, năm 1970

Ngày 12 tháng Chín

Làm Thế Nào Chúng Ta Có Thể Đương Đầu Với Nghịch Cảnh Bằng Đức Tin?

Giáo Lý và Giao Ước 98–101

Hình Ảnh
biểu tượng cùng nhau hội ý

Cùng Nhau Hội Ý

Được hướng dẫn bởi một thành viên trong chủ tịch đoàn nhóm túc số hoặc lớp học; khoảng 10–20 phút

Vào đầu buổi họp, hãy cùng nhau lặp lại Chủ Đề của Nhóm Túc Số Chức Tư Tế A Rôn hoặc Chủ Đề của Hội Thiếu Nữ. Sau đó hãy hướng dẫn một cuộc thảo luận về những điều như sau, và hoạch định cách để thực hiện điều mà các em thảo luận (các em có thể quyết định những điều nào cần thảo luận trong lúc họp chủ tịch đoàn):

  • Nhóm túc số hoặc lớp học của chúng ta. Ai cần sự giúp đỡ và cầu nguyện của chúng ta? Chúng ta có thể làm gì để giúp đỡ họ? Chúng ta nên mời ai đến sinh hoạt sắp tới?

  • Bổn phận hoặc trách nhiệm của chúng ta. Chúng ta đã làm tròn những công việc chỉ định nào? Chúng ta cần phải thực hiện những công việc chỉ định nào? Chúng ta đã mời người khác đến cùng Đấng Ky Tô như thế nào, và bây giờ chúng ta có thể mời người khác như thế nào?

  • Cuộc sống của chúng ta. Những kinh nghiệm nào gần đây đã củng cố chứng ngôn của chúng ta? Điều gì đang xảy ra trong cuộc sống của chúng ta, và làm thế nào chúng ta có thể hỗ trợ lẫn nhau?

Vào cuối buổi học, hãy làm những điều sau đây khi thích hợp:

  • Làm chứng về các nguyên tắc đã được giảng dạy.

  • Nhắc cho các thành viên trong nhóm túc số hoặc lớp học nhớ về những kế hoạch và lời mời được đưa ra trong buổi họp.

Hình Ảnh
biểu tượng giảng dạy giáo lý

Giảng Dạy Giáo Lý

Được hướng dẫn bởi một em giới trẻ hoặc một người lãnh đạo thành niên; khoảng 25–35 phút

Tự Chuẩn Bị về Phần Thuộc Linh

Những lời của Thượng Đế trong Giáo Lý và Giao Ước 98 và 101 mang đến sự an ủi cho các Thánh Hữu đang gặp phải những thử thách nghiêm trọng ở Missouri vào những năm 1830. Mặc dù những thử thách của chúng ta có thể khác với những thử thách của các tín hữu ngày đầu của Giáo Hội, tất cả chúng ta đều gặp phải nghịch cảnh trong cuộc sống hữu diệt, và việc đối phó với nghịch cảnh một cách trung tín có thể giúp chúng ta phát triển về mặt thuộc linh và trở nên giống như Chúa Giê Su Ky Tô hơn.

Việc tìm đến Chúa trong những lúc khó khăn đã củng cố anh chị em và cải thiện mối quan hệ của anh chị em với Chúa Giê Su Ky Tô như thế nào? Các thành viên trong nhóm túc số hoặc lớp học của anh chị em đang trải qua những thử thách và khó khăn nào, và làm thế nào anh chị em có thể giúp họ tìm kiếm sức mạnh nơi Đấng Cứu Rỗi? Để giúp anh chị em chuẩn bị giảng dạy về thử thách, anh chị em có thể xem lại sứ điệp của Anh Cả Neil L. Andersen “Bị Tổn Thương” (Liahona, tháng Mười Một năm 2018, trang 83–86) và “Nghịch Cảnh” trong tài liệu Trung Thành với Đức Tin ([năm 2004], trang 131–134).

Hình Ảnh
một thiếu niên đang ở ngoài trời

Chúng ta có thể tìm thấy sự bình an trong những lúc khó khăn bằng cách tìm đến Đấng Cứu Rỗi.

Cùng Nhau Học Tập

Mỗi thành viên trong nhóm túc số hoặc lớp học đều đang vật lộn với những thử thách của riêng mình. Anh chị em cảm thấy họ có thể tìm được những sự an ủi nào trong Giáo Lý và Giao Ước 98:1–3? Anh chị em có thể sử dụng ít nhất một sinh hoạt dưới đây để giúp các em hiểu cách thức để chịu đựng nghịch cảnh với đức tin nơi Chúa.

  • Thánh thư chứa đựng nhiều tấm gương của những người đã chịu đựng thử thách một cách trung tín. Các thành viên trong nhóm túc số hoặc lớp học có thể học cách chịu đựng thử thách một cách trung tín bằng việc học hỏi một số tấm gương này (xin xem trong “Các Nguồn Tài Liệu Hỗ Trợ”). Mỗi em có thể chọn ra một đoạn thánh thư để kể tóm lược về kinh nghiệm của người nêu gương cho nhóm túc số hoặc lớp học. Chúng ta đạt được những hiểu biết nào về lý do mà chúng ta gặp phải nghịch cảnh? Chúng ta học được điều gì về cách để chịu đựng nghịch cảnh một cách trung tín? Mời mỗi thành viên trong nhóm túc số hoặc lớp học viết xuống một thử thách mà em ấy hoặc những người thân của em ấy đang gặp phải và suy ngẫm cách mà các em có thể sử dụng quyền năng của Đấng Cứu Rỗi để giúp họ trong suốt những thử thách này.

  • Để tìm hiểu về một số nguyên nhân dẫn đến nghịch cảnh và điều chúng ta có thể học được từ những thử thách của mình, các anh chị em có thể cùng nhau đọc hai đoạn đầu tiên trong mục “Nghịch Cảnh” trong tài liệu Trung Thành với Đức Tin (trang 131). Yêu cầu các thành viên trong nhóm túc số hoặc lớp học chia sẻ điều họ học được. Sau đó mỗi em có thể ôn lại một trong ba phần còn lại của mục “Nghịch Cảnh” và chuẩn bị để dạy cho các em khác về điều họ học được, cả về cách mà Đấng Cứu Rỗi có thể giúp chúng ta trong những lúc thử thách. Khuyến khích các em chia sẻ một kinh nghiệm cá nhân có liên quan đến điều họ đã đọc nếu họ cảm thấy thoải mái để làm như vậy.

  • Một cách để thúc đẩy việc thảo luận về nghịch cảnh là vẽ một đường dọc chính giữa tấm bảng và viết Tại sao chúng ta phải trải qua nghịch cảnh? ở một bên và Làm cách nào chúng ta có thể đối phó với nghịch cảnh một cách trung tín? ở bên kia. Mỗi thành viên trong nhóm túc số hoặc lớp học của anh chị em có thể đọc một phần trong sứ điệp “Bị Tổn Thương” của Anh Cả Neil L. Andersen để tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi trên bảng. Chúng ta học được điều gì về Đấng Cứu Rỗi qua sứ điệp của Anh Cả Andersen?

  • Anh Cả Stanley G. Ellis sử dụng những ví dụ về đàn gà con và những con bướm để giảng dạy về nghịch cảnh trong sứ điệp của ông “Chúng Ta Có Tin Cậy Ngài Không? Sự Khó Khăn là Điều Tốt” (Liahona, tháng Mười Một năm 2017, trang 112–114). Anh chị em có thể cho thấy bức hình của một con gà con đang nở hoặc một con bướm đang thoát ra khỏi cái kén và thảo luận về điều mà Anh Cả Ellis giảng dạy. Những người mà anh chị em dạy sau đó có thể cùng nhau làm việc theo cặp để ôn lại bài nói chuyện của Anh Cả Ellis. Mỗi cặp có thể liệt kê ra tất cả những điều ông đã dạy mà họ có thể tìm được về lý do chúng ta phải trải qua nghịch cảnh và cách chúng ta nên đối phó với nghịch cảnh. Việc chịu đựng một cách trung tín trong những lúc gặp nghịch cảnh đã giúp chúng ta đến gần với Đấng Cứu Rỗi hơn như thế nào?

Hành Động theo Đức Tin

Khuyến khích các thành viên trong nhóm túc số hoặc lớp học suy ngẫm và ghi lại những điều họ sẽ làm để hành động theo các ấn tượng mà họ đã nhận được hôm nay. Bài học hôm nay có liên quan như thế nào đến những mục tiêu cá nhân mà họ đã đặt ra? Nếu muốn, các thành viên trong nhóm túc số hoặc lớp học có thể chia sẻ ý kiến của họ.

Các Nguồn Tài Liệu Hỗ Trợ

Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi

Đấng Cứu Rỗi biết rõ những người mà Ngài đã giảng dạy, và Ngài biết họ có thể trở thành những người như thế nào. Khi họ gặp khó khăn, Ngài đã không từ bỏ họ mà tiếp tục yêu thương họ. Các em giới trẻ đang gặp phải những khó khăn nào? Làm cách nào anh chị em có thể cho thấy tình yêu thương và sự hỗ trợ?

In