Giáo Lý và Giao Ước năm 2021
Ngày 26 tháng Mười Hai. Tại Sao Gia Đình Là Quan Trọng? “Gia Đình: Bản Tuyên Ngôn cùng Thế Giới”


“Ngày 26 tháng Mười Hai. Tại Sao Gia Đình Là Quan Trọng? ‘Gia Đình: Bản Tuyên Ngôn cùng Thế Giới,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Các Nhóm Túc Số Chức Tư Tế A Rôn và Các Lớp Học Hội Thiếu Nữ: Các Đề Tài Giáo Lý năm 2021 (năm 2020)

“Ngày 26 tháng Mười Hai. Tại Sao Gia Đình Là Quan Trọng?” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Các Nhóm Túc Số Chức Tư Tế A Rôn và Các Lớp Học Hội Thiếu Nữ: Các Đề Tài Giáo Lý năm 2021

Hình Ảnh
thiếu niên đang được ôm lấy

Ngày 26 tháng Mười Hai

Tại Sao Gia Đình Là Quan Trọng?

Gia Đình: Bản Tuyên Ngôn cùng Thế Giới

Hình Ảnh
biểu tượng cùng nhau hội ý

Cùng Nhau Hội Ý

Được hướng dẫn bởi một thành viên trong chủ tịch đoàn nhóm túc số hoặc lớp học; khoảng 10–20 phút

Vào đầu buổi họp, hãy cùng nhau lặp lại Chủ Đề của Nhóm Túc Số Chức Tư Tế A Rôn hoặc Chủ Đề của Hội Thiếu Nữ. Sau đó hãy hướng dẫn một cuộc thảo luận về những điều như sau, và hoạch định cách để thực hiện điều mà các em thảo luận (các em có thể quyết định những điều nào cần thảo luận trong lúc họp chủ tịch đoàn):

  • Nhóm túc số hoặc lớp học của chúng ta. Ai là người mới trong tiểu giáo khu của chúng ta, và làm thế nào chúng ta có thể giúp họ cảm thấy được chào đón? Chúng ta đang làm gì để giúp cho thời gian trong nhóm túc số hoặc lớp học của chúng ta có thêm ý nghĩa?

  • Bổn phận hoặc trách nhiệm của chúng ta. Với tư cách là các thiếu niên và thiếu nữ, chúng ta có một số bổn phận và trách nhiệm nào? Chúng ta có thể làm tròn các trách nhiệm và bổn phận đó tốt hơn bằng cách nào?

  • Cuộc sống của chúng ta. Chúng ta đang làm gì để trở nên giống như Chúa Giê Su Ky Tô hơn và nhận được quyền năng của Ngài trong cuộc sống của chúng ta? Chúng ta đang làm gì để giúp gia đình của chúng ta đến cùng Ngài?

Vào cuối buổi học, hãy làm những điều sau đây khi thích hợp:

  • Làm chứng về các nguyên tắc đã được giảng dạy.

  • Nhắc cho các thành viên trong nhóm túc số hoặc lớp học nhớ về những kế hoạch và lời mời được đưa ra trong buổi họp.

Hình Ảnh
biểu tượng giảng dạy giáo lý

Giảng Dạy Giáo Lý

Được hướng dẫn bởi một em giới trẻ hoặc một người lãnh đạo thành niên; khoảng 25–35 phút

Tự Chuẩn Bị về Phần Thuộc Linh

Mỗi gia đình đều khác nhau, và không có gia đình nào là hoàn hảo. Nhưng tất cả chúng ta đều có Cha Mẹ Thiên Thượng toàn hảo, là những đấng muốn chúng ta nhận được các phước lành của việc được sống hạnh phúc trong những gia đình vĩnh cửu. Để giúp chúng ta đạt được điều này, Thượng Đế đã soi dẫn các vị tiên tri và sứ đồ để tuyên bố những lẽ thật vĩnh cửu trong “Gia Đình: Bản Tuyên Ngôn cùng Thế Giới” (ChurchofJesusChrist.org).

Khi chuẩn bị để giảng dạy về tầm quan trọng của gia đình, hãy suy nghĩ về lý do tại sao gia đình của anh chị em là quan trọng đối với anh chị em. Chúa Giê Su Ky Tô đã đóng vai trò nào trong việc giúp gia đình của anh chị em tìm được hạnh phúc? Khi chuẩn bị giảng dạy, anh chị em có thể nghiên cứu “Gia Đình: Bản Tuyên Ngôn cùng Thế Giới” (ChurchofJesusChrist.org), “Gia Đình” trong Cổ Vũ Sức Mạnh của Giới Trẻ ([năm 2011], trang 14–15), và sứ điệp từ Anh Cả D. Todd Christofferson “Tại Sao Chúng Ta Phải Kết Hôn và Có Gia Đình” (Liahona, tháng Năm năm 2015, trang 50–53). Các nguyên tắc nào từ những tài liệu này mà anh chị em cảm thấy có ý nghĩa nhất đối với những người mình giảng dạy?

Hình Ảnh
gia đình đi bộ đường dài

Gia đình là trọng tâm kế hoạch của Cha Thiên Thượng dành cho chúng ta.

Cùng Nhau Học Tập

Để bắt đầu thảo luận về tầm quan trọng của gia đình, anh chị em có thể hỏi nhóm túc số hoặc lớp học xem họ đã học được điều gì về hạnh phúc trong cuộc sống gia đình khi đọc “Gia Đình: Bản Tuyên Ngôn cùng Thế Giới” ở nhà. Các em đã học được điều gì mà có thể giúp củng cố gia đình của các em? Sau đó hãy chọn ra ít nhất một trong những sinh hoạt dưới đây để giúp các thành viên trong nhóm túc số hoặc lớp học hiểu rõ hơn về lý do tại sao gia đình là quan trọng trong kế hoạch của Cha Thiên Thượng.

  • Những câu thánh thư trong “Các Nguồn Tài Liệu Hỗ Trợ” ủng hộ những lẽ thật đầy soi dẫn trong bản tuyên ngôn về gia đình. Có lẽ anh chị em có thể chỉ định mỗi thành viên trong nhóm túc số hoặc lớp học đọc một trong những câu thánh thư này và sau đó nghiên cứu bản tuyên ngôn về gia đình để tìm một đoạn có liên quan đến câu thánh thư của em ấy. Mỗi thành viên trong nhóm túc số hoặc lớp học có thể chia sẻ điều em ấy tìm được.

  • Việc sống theo những lời giảng dạy của Chúa Giê Su Ky Tô dẫn đến hạnh phúc chân thật và lâu dài trong gia đình chúng ta. Để giúp các thành viên trong nhóm túc số hoặc lớp học hiểu điều này, anh chị em có thể mời mỗi người chọn ra một thuộc tính Giống Như Đấng Ky Tô (xin xem mục “Làm Thế Nào Tôi Phát Triển Các Thuộc Tính Giống Như Đấng Ky Tô?” trong chương 6 của sách Thuyết Giảng Phúc Âm Của Ta [năm 2004], trang 133–142) và sau đó tìm một câu thánh thư hoặc lời tiên tri mà dạy về thuộc tính đó. Khi các thành viên trong nhóm túc số hoặc lớp học chia sẻ điều họ tìm được, họ có thể trả lời ít nhất một trong các câu hỏi sau đây: Việc sống trọn vẹn hơn theo thuộc tính giống như Đấng Ky Tô này sẽ ảnh hưởng đến gia đình tôi như thế nào? Tôi học được điều gì từ tấm gương của Đấng Cứu Rỗi về cách áp dụng thuộc tính này trong gia đình mình?

  • Chủ Tịch Russell M. Nelson đã dạy: “Kẻ nghịch thù đang gia tăng nhanh gấp bội cuộc tấn công của nó vào đức tin, vào chúng ta và gia đình chúng ta.” (“Lời Mở Đầu,” Liahona, tháng Mười Một năm 2018, trang 7). Để giúp các thành viên trong nhóm túc số hoặc lớp học đề phòng những cuộc tấn công này, anh chị em có thể mời họ liệt kê lên trên bảng một vài thái độ và hành vi mà Sa Tan thúc đẩy nhằm làm suy yếu gia đình. Tại sao những điều này có hại cho gia đình? Các thành viên trong nhóm túc số hoặc lớp học sau đó có thể đọc đoạn thứ bảy của bản tuyên ngôn về gia đình để tìm kiếm những thái độ và hành vi mà có thể chống lại những cuộc tấn công của Sa Tan. Làm thế nào chúng ta có thể tìm kiếm sự giúp đỡ của Đấng Cứu Rỗi trong việc phát triển những thái độ và hành vi này? Chúng ta học được điều gì về cách để có thể bảo vệ gia đình mình khỏi sự ảnh hưởng của Sa Tan?

Hành Động theo Đức Tin

Khuyến khích các thành viên trong nhóm túc số hoặc lớp học suy ngẫm và ghi lại những điều họ sẽ làm để hành động theo các ấn tượng mà họ đã nhận được hôm nay. Bài học hôm nay có liên quan như thế nào đến những mục tiêu cá nhân mà họ đã đặt ra? Nếu muốn, các thành viên trong nhóm túc số hoặc lớp học có thể chia sẻ ý kiến của họ.

Các Nguồn Tài Liệu Hỗ Trợ

Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi

Đấng Cứu Rỗi đã mời những môn đồ của Ngài làm chứng, và khi họ làm như vậy, Thánh Linh đã làm họ động lòng. Khi anh chị em giảng dạy, hãy mời các thành viên trong nhóm túc số hoặc lớp học chia sẻ chứng ngôn của họ về tầm quan trọng của gia đình trong kế hoạch của Thượng Đế.

In