Giáo Lý và Giao Ước năm 2021
Ngày 12 tháng Mười Hai. Làm Thế Nào Tôi Tìm Được Câu Trả Lời cho Những Thắc Mắc Của Mình? Những Tín Điều và Các Tuyên Ngôn Chính Thức 1 và 2


“Ngày 12 tháng Mười Hai. Làm Thế Nào Tôi Tìm Được Câu Trả Lời cho Những Thắc Mắc Của Mình? Những Tín Điều và Các Tuyên Ngôn Chính Thức 1 và 2,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Các Nhóm Túc Số Chức Tư Tế A Rôn và Các Lớp Học Hội Thiếu Nữ: Các Đề Tài Giáo Lý năm 2021 (năm 2020)

“Ngày 12 tháng Mười Hai. Làm Thế Nào Tôi Tìm Được Câu Trả Lời cho Những Thắc Mắc Của Mình?” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Các Nhóm Túc Số Chức Tư Tế A Rôn và Các Lớp Học Hội Thiếu Nữ: Các Đề Tài Giáo Lý năm 2021

Hình Ảnh
thiếu niên đang viết lên trên bảng

Ngày 12 tháng Mười Hai

Làm Thế Nào Tôi Tìm Được Câu Trả Lời cho Những Thắc Mắc Của Mình?

Những Tín ĐiềuCác Tuyên Ngôn Chính Thức 1 và 2

Hình Ảnh
biểu tượng cùng nhau hội ý

Cùng Nhau Hội Ý

Được hướng dẫn bởi một thành viên trong chủ tịch đoàn nhóm túc số hoặc lớp học; khoảng 10–20 phút

Vào đầu buổi họp, hãy cùng nhau lặp lại Chủ Đề của Nhóm Túc Số Chức Tư Tế A Rôn hoặc Chủ Đề của Hội Thiếu Nữ. Sau đó hãy hướng dẫn một cuộc thảo luận về những điều như sau, và hoạch định cách để thực hiện điều mà các em thảo luận (các em có thể quyết định những điều nào cần thảo luận trong lúc họp chủ tịch đoàn):

  • Nhóm túc số hoặc lớp học của chúng ta. Gần đây chúng ta đã có những sinh hoạt nào? Những sinh hoạt đó có thành công không? Phần nào đã thực hiện tốt, và làm thế nào chúng ta có thể cải thiện các sinh hoạt đó?

  • Bổn phận hoặc trách nhiệm của chúng ta. Ai cần chúng ta phục vụ? Chúng ta có thể giúp đỡ họ như thế nào?

  • Cuộc sống của chúng ta. Chúng ta đang cố gắng thực hiện những mục tiêu cá nhân nào? Chúng ta có thể chia sẻ những kinh nghiệm nào? Chúng ta đã nhận được những phước lành nào?

Vào cuối buổi học, hãy làm những điều sau đây khi thích hợp:

  • Làm chứng về các nguyên tắc đã được giảng dạy.

  • Nhắc cho các thành viên trong nhóm túc số hoặc lớp học nhớ về những kế hoạch và lời mời được đưa ra trong buổi họp.

Hình Ảnh
biểu tượng giảng dạy giáo lý

Giảng Dạy Giáo Lý

Được hướng dẫn bởi một em giới trẻ hoặc một người lãnh đạo thành niên; khoảng 25–35 phút

Tự Chuẩn Bị về Phần Thuộc Linh

Việc có thắc mắc là điều bình thường. Chúng ta tự hỏi về tương lai của mình và về thế giới xung quanh chúng ta. Chúng ta có thắc mắc về Thượng Đế và kế hoạch của Ngài cho chúng ta. Khi anh chị em đọc Các Tuyên Ngôn Chính Thức 1 và 2 trong tuần này, hãy chú ý điều mà các vị tiên tri và sứ đồ đã làm để tìm câu trả lời cho những thắc mắc của họ (đại cương của tuần này trong tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình có thể giúp ích). Việc tìm kiếm câu trả lời cho những thắc mắc đóng vai trò gì trong việc học hỏi phúc âm của anh chị em? Anh chị em có thể làm gì để khuyến khích các thành viên trong nhóm túc số hoặc lớp học của mình tìm kiếm câu trả lời cho những thắc mắc của họ về phúc âm bằng một cách thức trung tín? Khi anh chị em chuẩn bị giảng dạy, hãy cân nhắc việc ôn lại Giáo Lý và Giao Ước 6:14–15; 9:7–9 và mục “Đạt Được Sự Hiểu Biết Thuộc Linh” trong Tài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý ([năm 2018], trang 3–5).

Hình Ảnh
các thiếu nữ đang nhìn vào máy tính bảng

Chứng ngôn của chúng ta có thể được củng cố khi chúng ta tìm kiếm câu trả lời cho những thắc mắc của mình bằng những cách thức trung tín.

Cùng Nhau Học Tập

Khi các thành viên trong nhóm túc số hoặc lớp học của anh chị em nghiên cứu Các Tuyên Ngôn Chính Thức 1 và 2 trong tuần này, họ có thể đã khám phá ra các nguyên tắc liên quan đến việc nhận được câu trả lời cho những thắc mắc về phúc âm. Cho các em một vài phút để ôn lại các tuyên ngôn và chia sẻ điều họ học được về việc nhận được sự mặc khải. Các sinh hoạt sau đây có thể giúp những người mà anh chị em dạy hiểu rõ hơn về cách để tìm câu trả lời cho những thắc mắc của họ về phúc âm.

  • Những câu thánh thư sau đây dạy các nguyên tắc về việc đặt câu hỏi và nhận được câu trả lời: Ma Thi Ơ 7:7; Giáo Lý và Giao Ước 6:14–15; 9:7–9. Nhóm túc số hoặc lớp học của anh chị em có thể cùng nhau đọc những đoạn này và liệt kê lên trên bảng những nguyên tắc mà họ tìm được. Tại sao Cha Thiên Thượng không luôn luôn trả lời những câu hỏi của chúng ta một cách hoàn chỉnh hoặc ngay lập tức? Làm cách nào chúng ta có thể tiếp tục thể hiện đức tin của mình trong khi chờ đợi câu trả lời? (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 19:23; 78:18). Cân nhắc việc chia sẻ một kinh nghiệm về lúc mà anh chị em có câu hỏi về phúc âm và đã nhận được một câu trả lời. Yêu cầu các thành viên trong nhóm túc số hoặc lớp học chia sẻ những kinh nghiệm tương tự.

  • Các thành viên trong nhóm túc số hoặc lớp học của anh chị em có thể nghĩ về những người nào trong thánh thư mà đã đặt những câu hỏi dẫn đến sự mặc khải? (Nếu cần, anh chị em có thể yêu cầu các em tham khảo những câu thánh thư trong phần “Các Nguồn Tài Liệu Hỗ Trợ.”) Các thành viên trong nhóm túc số hoặc lớp học có thể đọc về những người này trong thánh thư và chỉ ra những câu hỏi mà họ đã đặt ra, cách họ đã tìm kiếm câu trả lời, và những câu trả lời họ đã nhận được. Chúng ta có thể học được gì từ những tấm gương này? Làm cách nào chúng ta có thể áp dụng điều mình đã học trong việc tìm kiếm câu trả lời cho những thắc mắc của riêng mình?

  • Sứ điệp của Anh Cả W. Mark Bassett “Vì Sự Phát Triển và Việc Học Tập của Phần Thuộc Linh Chúng Ta” (Liahona, tháng Mười Một năm 2016, trang 52–54) đưa ra những gợi ý về cách để tìm câu trả lời cho những câu hỏi thuộc linh. Nhóm túc số hoặc lớp học của anh chị em có thể cùng nhau đọc bốn đoạn trong sứ điệp của ông bắt đầu từ “Để hiểu được những điều kín nhiệm của Thượng Đế.” Sau đó mời các thành viên trong nhóm túc số hoặc lớp học đọc 1 Nê Phi 2:16, 19–20; 10:17–19; 11:1 và chỉ ra điều mà Nê Phi đã làm để tìm câu trả lời cho những câu hỏi của ông. Mời các thành viên trong nhóm túc số hoặc lớp học nghĩ về điều họ sẽ làm để noi theo tấm gương của Nê Phi khi họ có những thắc mắc về phúc âm.

  • Câu chuyện trong Mác 9:14–27 có thể giúp các thành viên trong nhóm túc số hoặc lớp học khi họ gặp khó khăn với những câu hỏi hoặc sự nghi ngờ. Mời một thành viên trong nhóm túc số hoặc lớp học chuẩn bị trước khi đến lớp để chia sẻ câu chuyện này. Sau đó, chia nhóm túc số hoặc lớp học của anh chị em ra thành ba nhóm, và chỉ định mỗi nhóm nghiên cứu một trong ba nhận xét của Anh Cả Jeffrey R. Holland về câu chuyện này trong sứ điệp của ông ““Thưa Chúa, Tôi Tin”” (Liahona, tháng Năm năm 2013, trang 93–95). Làm cách nào chúng ta có thể áp dụng những nhận xét của Anh Cả Holland khi chúng ta hoặc một người chúng ta biết có thắc mắc hoặc nghi ngờ về phúc âm?

Hành Động theo Đức Tin

Khuyến khích các thành viên trong nhóm túc số hoặc lớp học suy ngẫm và ghi lại những điều họ sẽ làm để hành động theo các ấn tượng mà họ đã nhận được hôm nay. Bài học hôm nay có liên quan như thế nào đến những mục tiêu cá nhân mà họ đã đặt ra? Nếu muốn, các thành viên trong nhóm túc số hoặc lớp học có thể chia sẻ ý kiến của họ.

Các Nguồn Tài Liệu Hỗ Trợ

Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi

Đấng Cứu Rỗi khuyến khích những người Ngài giảng dạy sử dụng thánh thư để tìm câu trả lời cho những thắc mắc riêng của họ. Những người mà anh chị em dạy sẽ được ban phước như thế nào khi họ biết cách tìm câu trả lời cho những thắc mắc của họ?

In