Kinh Tân Ước năm 2023
Ngày 8 tháng Mười. Phúc Âm của Chúa Giê Su Ky Tô Giúp Tôi Củng Cố Gia Đình Mình Như Thế Nào? Ê Phê Sô


“Ngày 8 tháng Mười. Phúc Âm của Chúa Giê Su Ky Tô Giúp Tôi Củng Cố Gia Đình Mình Như Thế Nào? Ê Phê Sô,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Các Nhóm Túc Số Chức Tư Tế A Rôn và Các Lớp Học Hội Thiếu Nữ: Các Đề Tài Giáo Lý năm 2023 (năm 2022)

“Ngày 8 tháng Mười. Phúc Âm của Chúa Giê Su Ky Tô Giúp Tôi Củng Cố Gia Đình Mình Như Thế Nào?,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Các Nhóm Túc Số Chức Tư Tế A Rôn và Các Lớp Học Hội Thiếu Nữ: Các Đề Tài Giáo Lý năm 2023

Hình Ảnh
người mẹ và các con gái đang nấu ăn

Ngày 8 tháng Mười

Phúc Âm của Chúa Giê Su Ky Tô Giúp Tôi Củng Cố Gia Đình Mình Như Thế Nào?

Ê Phê Sô

Hình Ảnh
biểu tượng cùng nhau hội ý

Cùng Nhau Hội Ý

Được hướng dẫn bởi một thành viên trong chủ tịch đoàn lớp học hoặc nhóm túc số; khoảng 10–20 phút

Vào đầu buổi họp, hãy cùng nhau lặp lại Chủ Đề của Hội Thiếu Nữ hoặc Chủ Đề của Nhóm Túc Số Chức Tư Tế A Rôn. Sau đó, bên cạnh việc hội ý về các công việc cụ thể của nhóm túc số hoặc lớp học, anh chị em có thể muốn thảo luận về những ấn tượng và chủ đề từ đại hội trung ương. Các câu hỏi sau đây có thể giúp ích.

  • Các chủ đề hoặc sứ điệp nào nổi bật đối với chúng ta? Điều gì củng cố đức tin của chúng ta nơi Chúa Giê Su Ky Tô?

  • Điều gì củng cố chứng ngôn của chúng ta về các vị tiên tri tại thế? Chúng ta cảm thấy được thúc giục để làm điều gì nhờ vào những điều chúng ta đã học hoặc cảm nhận được?

  • Chúng ta cần làm gì với tư cách là một lớp học hoặc nhóm túc số để ghi nhớ và hành động theo lời khuyên dạy mà chúng ta đã nghe trong đại hội trung ương?

Vào cuối buổi học, hãy làm những điều sau đây khi thích hợp:

  • Làm chứng về các nguyên tắc đã được giảng dạy.

  • Nhắc các thành viên trong lớp học hoặc nhóm túc số nhớ về những kế hoạch và lời mời được đưa ra trong buổi họp.

Hình Ảnh
biểu tượng giảng dạy giáo lý

Giảng Dạy Giáo Lý

Được hướng dẫn bởi một em giới trẻ hoặc một người lãnh đạo thành niên; khoảng 25–35 phút

Tự Chuẩn Bị về Phần Thuộc Linh

Một số em trong lớp học hoặc nhóm túc số của anh chị em có thể có gia đình yêu thương, vững mạnh để nuôi dưỡng đức tin và nếp sống thuộc linh. Những em khác có thể đang đơn độc trong nỗ lực sống theo phúc âm, và một số khác có thể đang đương đầu với sự tranh chấp và nỗi buồn trong gia đình. Nhưng không ai trong lớp học hoặc nhóm túc số của anh chị em có một gia đình hoàn hảo, không có thử thách. Và tất cả mọi người đều có thể tiếp cận quyền năng của Chúa Giê Su Ky Tô, mà có thể chữa lành và củng cố gia đình.

Đấng Cứu Rỗi muốn ban phước cho gia đình. Đôi lúc cách thức mà Ngài làm điều này là qua tình yêu thương và tấm gương của một người trẻ tuổi đang cố gắng noi theo Ngài và sống theo phúc âm của Ngài. Khi anh chị em chuẩn bị giảng dạy giới trẻ về quyền năng có sẵn cho họ và gia đình họ qua Chúa Giê Su Ky Tô, hãy suy ngẫm về những nguyên tắc trong Ê Phê Sô mà có thể giúp chúng ta củng cố các mối quan hệ gia đình. Anh chị em cũng có thể tham khảo “Gia Đình: Bản Tuyên Ngôn cùng Thế Giới” (ChurchofJesusChrist.org).

Cùng Nhau Học Hỏi

Sau khi cho các học viên một cơ hội để chia sẻ điều mà Thánh Linh dạy họ trong tuần này khi họ nghiên cứu Ê Phê Sô, hãy tìm cách giới thiệu đề tài về cách để củng cố gia đình mình. Ví dụ, anh chị em có thể mời giới trẻ tìm kiếm và chia sẻ những đoạn trong Ê Phê Sô có chứa đựng các nguyên tắc mà chúng ta có thể dùng để củng cố các mối quan hệ gia đình. Một số ví dụ có thể bao gồm Ê Phê Sô 2:19–22; 3:14–19; 4:1–3, 25–26, 29–32; 5:1–2; 6:1–4. Lời khuyên dạy trong các câu thánh thư này có thể ban phước cho gia đình như thế nào? Đấng Cứu Rỗi và phúc âm của Ngài đã ban phước cho gia đình chúng ta như thế nào? Sau đây là một số ý tưởng bổ sung cho các sinh hoạt có liên quan đến đề tài này.

  • Nếu muốn thảo luận về lệnh truyền phải “tôn kính cha mẹ ngươi” (Ê Phê Sô 6:2), anh chị em có thể bắt đầu bằng việc hỏi các thành viên trong lớp học hoặc nhóm túc số về ý nghĩa của từ tôn kính đối với họ. Có lẽ một ai đó có thể chia sẻ định nghĩa của từ này bằng cách dùng một cuốn từ điển hoặc Sách Hướng Dẫn Thánh Thư (scriptures.ChurchofJesusChrist.org). Mời giới trẻ nói về cách họ có thể áp dụng lệnh truyền này trong chính cuộc sống của họ. Các em cũng có thể được soi dẫn khi xem xét cách Chúa Giê Su Ky Tô tôn kính Cha Thiên Thượng và mẹ Ngài, Ma Ri (ví dụ, xin xem Lu Ca 2:41–52; Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, Giăng 2:4 [trong Giăng 2:4, cước chú a]; Giăng 8:29; 19:25–27). Chúng ta học được gì từ tấm gương của Chúa Giê Su mà có thể củng cố mối quan hệ của chúng ta với cha mẹ mình?

  • Cũng có thể hữu ích khi nói về các vật liệu cần thiết để xây dựng một ngôi nhà vững chắc. Một số điều cần thiết để xây đắp một gia đình vững mạnh là gì? Như một phần của cuộc thảo luận, anh chị em có thể chia sẻ phát biểu của Anh Cả L. Whitney Clayton: “Điều quan trọng là tính cách của những người sống trong nhà, chứ không phải là nội thất bên trong” (“Những Căn Nhà Đẹp Nhất,” Liahona, tháng Năm năm 2020, trang 107–109). Anh chị em và các em cũng có thể thảo luận bốn gợi ý mà Anh Cả Clayton đưa ra trong sứ điệp của ông về cách xây dựng “những ngôi nhà đẹp nhất.”

  • Tài liệu “Gia Đình: Bản Tuyên Ngôn cùng Thế Giới” bao gồm lời hứa này: “Hạnh phúc trong cuộc sống gia đình hầu như có thể đạt được khi được đặt trên những lời giảng dạy của Chúa Giê Su Ky Tô.” Những lời giảng dạy của Đấng Cứu Rỗi tạo ra nền tảng cho một gia đình hạnh phúc như thế nào? Bản tuyên ngôn về gia đình và những đoạn thánh thư trong phần “Các Nguồn Tài Liệu Hỗ Trợ” cung cấp nhiều ví dụ. Làm thế nào các thành viên trong gia đình có thể giúp nhau sống theo những lời giảng dạy này?

Hình Ảnh
gia đình đang cùng nhau học tập

Những lời giảng dạy của Chúa Giê Su Ky Tô là nền tảng của sự hạnh phúc trong cuộc sống gia đình.

Hành Động theo Đức Tin

Hãy khuyến khích các thành viên trong lớp học hoặc nhóm túc số suy ngẫm và ghi lại những điều họ sẽ làm để hành động theo những ấn tượng mà họ nhận được hôm nay. Nếu muốn, họ có thể chia sẻ ý kiến của họ. Mời họ suy nghĩ xem việc hành động theo các ấn tượng của họ sẽ củng cố mối quan hệ của họ với Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô như thế nào.

Các Nguồn Tài Liệu Hỗ Trợ

Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi

Nếu giới trẻ cảm nhận được là anh chị em tin cậy họ, thì niềm tin của họ vào tiềm năng thiêng liêng của họ sẽ phát triển, và họ sẽ làm cho các anh chị em ngạc nhiên với điều họ có thể hoàn thành. Hãy giúp họ đạt được một sự hiểu biết về con người mà Cha Thiên Thượng biết họ có thể trở thành.

In