Hãy Đến Mà Theo Ta 2024
Ngày 5–11 tháng Hai: “Được Tự Ý Lựa Chọn Sự Tự Do và Cuộc Sống Vĩnh Cửu, qua Đấng Trung Gian Vĩ Đại.” 2 Nê Phi 1–2


“Ngày 5–11 tháng Hai: ‘Được Tự Ý Lựa Chọn Sự Tự Do và Cuộc Sống Vĩnh Cửu, qua Đấng Trung Gian Vĩ Đại.’ 2 Nê Phi 1–2,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Việc Học ở Nhà và ở Nhà Thờ: Sách Mặc Môn năm 2024 (năm 2024)

“Ngày 5–11 tháng Hai. 2 Nê Phi 1–2,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Việc Học ở Nhà và ở Nhà Thờ: năm 2024 (năm 2024)

Hình Ảnh
A Đam và Ê Va rời khỏi Vườn Ê Đen

Adam and Eve (A Đam và Ê Va), tranh do Douglas Fryer họa

Ngày 5–11 tháng Hai: “Được Tự Ý Lựa Chọn Sự Tự Do và Cuộc Sống Vĩnh Cửu, qua Đấng Trung Gian Vĩ Đại”

2 Nê Phi 1–2

Nếu biết rằng cuộc sống của mình sắp kết thúc, thì anh chị em sẽ muốn chia sẻ những lời nhắn nhủ cuối cùng nào với những người mình yêu thương nhất? Khi tiên tri Lê Hi cảm thấy mình sắp qua đời, ông bèn tập hợp gia đình lại lần cuối cùng. Ông chia sẻ với họ điều mà Cha Thiên Thượng đã mặc khải cho ông. Ông chia sẻ chứng ngôn của ông về Đấng Mê Si. Ông đã giảng dạy các lẽ thật phúc âm mà ông trân quý cho những người ông yêu mến. Ông nói về sự tự do, sự vâng lời, Sự Sa Ngã của A Đam và Ê Va, sự cứu chuộc qua Chúa Giê Su Ky Tô, và niềm vui. Không phải tất cả những người con của ông đã chọn sống theo điều ông giảng dạy—không một ai trong chúng ta có thể đưa ra những lựa chọn này thay cho những người thân yêu của mình. Nhưng chúng ta có thể giảng dạy và làm chứng về Đấng Cứu Chuộc, là Đấng cho chúng ta “được tự ý lựa chọn sự tự do và cuộc sống vĩnh cửu” (xin xem 2 Nê Phi 2:26–27).

Những Ý Kiến cho Việc Học ở Nhà và ở Nhà Thờ

2 Nê Phi 1:13–29

Tôi có thể “thức tỉnh! [và] trỗi dậy từ nơi bụi đất.”

Trong 2 Nê Phi 1:13–29, hãy lưu ý đến những lời mà Lê Hi đã sử dụng để mô tả tình trạng thuộc linh của La Man và Lê Mu Ên. Điều gì giúp anh chị em thức tỉnh khỏi một “giấc ngủ triền miên” về phần thuộc linh? Điều gì giúp anh chị em cởi bỏ “những xiềng xích” thuộc linh trong cuộc sống của mình? Hãy nghĩ về chứng ngôn của Lê Hi trong câu 15 và lời mời của ông trong câu 23. Cha Thiên Thượng có sứ điệp gì dành cho anh chị em trong các câu này?

Dùng dụng cụ trực quan. Việc dùng dụng cụ trực quan sẽ giúp người học hiểu các lẽ thật phúc âm và ghi nhớ các lẽ thật đó lâu hơn. Khi chuẩn bị để giảng dạy từ đề cương này, hãy cân nhắc xem anh chị em có thể dùng dụng cụ trực quan nào. Ví dụ, một sợi dây xích bằng giấy có thể giúp người học hiểu những lời của Lê Hi trong 2 Nê Phi 1:13 hoặc 2 Nê Phi 2:27.

Hình Ảnh
hình biểu tượng lớp giáo lý

2 Nê Phi 2

Nhờ vào Chúa Giê Su Ky Tô, tôi được “tự ý lựa chọn sự tự do và cuộc sống vĩnh cửu.”

Gia đình Lê Hi hiện đang ở trong một vùng đất mới, đầy dẫy những cơ hội mới. Những lựa chọn của họ ở vùng đất mới này sẽ quan trọng cho sự thành công và hạnh phúc của họ. Có lẽ đây là lý do tại sao Lê Hi đã dạy cho con trai Gia Cốp của ông về quyền tự quyết, hoặc khả năng lựa chọn, trong 2 Nê Phi 2. Khi anh chị em nghiên cứu các câu 11–30, hãy viết xuống những câu trả lời có thể có cho những câu hỏi này:

  • Tại sao quyền tự quyết lại rất quan trọng đối với Cha Thiên Thượng, mặc dù một số người sử dụng quyền đó theo những cách gây tổn thương?

  • Kẻ nghịch thù cố gắng làm suy yếu hoặc hủy diệt quyền tự quyết của anh chị em như thế nào?

  • Đấng Cứu Rỗi giúp anh chị em “chọn sự tự do và cuộc sống vĩnh cửu” (các câu 27)?

Đây là một cách khác để học về quyền tự quyết trong 2 Nê Phi 2: Tìm kiếm những điều cần thiết cho chúng ta để có quyền tự quyết và đạt được tiềm năng thiêng liêng của mình. Ví dụ:

Điều gì sẽ xảy ra với quyền tự quyết của chúng ta nếu thiếu đi một hoặc một vài điều này?

Mỗi phần trong sáu phần của sách Cổ Vũ Sức Mạnh của Giới Trẻ: Sách Hướng Dẫn để Lựa Chọn gồm có “Lời Mời” và “Các Phước Lành Đã Được Hứa.” Hãy nhìn vào một hoặc nhiều phần trong số này, và chọn một phước lành đã được hứa mà anh chị em hy vọng nhận được trong cuộc sống của mình. Anh chị em cần phải hành động theo lời mời nào để nhận được phước lành này? Cân nhắc việc chia sẻ với một người nào đó về các phước lành anh chị em đã nhận được từ việc tuân theo những lời mời này.

2 Nê Phi 2:1–4, 6–25

Thượng Đế có thể biến những thử thách của tôi thành các phước lành.

Lê Hi biết rằng người con trai trẻ tuổi của ông là Gia Cốp đã phải chịu “nhiều nỗi khổ đau,” và “phiền muộn” trong thời thơ ấu (2 Nê Phi 2:1). Anh chị em nghĩ tại sao chứng ngôn của Lê Hi trong 2 Nê Phi 2:1–3, 6–25 lại có giá trị đối với Gia Cốp? Tại sao sứ điệp này có giá trị đối với anh chị em? Hãy tìm kiếm những từ và cụm từ mà anh chị em thấy có tác động đặc biệt. Thượng Đế đã biệt riêng nỗi đau khổ của anh chị em thành lợi ích cho anh chị em như thế nào? (Xin xem 2 Nê Phi 2:2.)

Xin xem thêm Rô Ma 8:28; Dale G. Renlund, “Sự Bất Công Gây Phẫn Nộ,” Liahona, tháng Năm năm 2021, trang 41–45.

2 Nê Phi 2:15–29

Sự Sa Ngã và Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô là những phần thiết yếu trong kế hoạch của Cha Thiên Thượng.

Nhiều người tin rằng Sự Sa Ngã chỉ là một bi kịch và rằng Ê Va và A Đam đã phạm sai lầm vĩnh viễn khi họ chọn ăn trái của cây ấy. Trong 2 Nê Phi 2:15–28, Lê Hi giảng dạy thêm lẽ thật về Sự Sa Ngã—và về sự cứu chuộc qua Đấng Ky Tô. Khi anh chị em tra cứu những câu này, hãy làm một bản liệt kê các lẽ thật về điều đã xảy ra trong Vườn Ê Đen. Những câu hỏi như sau có thể giúp ích:

  • Tại sao cần phải có Sự Sa Ngã?

  • Chúa Giê Su Ky Tô đóng vai trò gì trong việc khắc phục những hậu quả của Sự Sa Ngã?

  • Làm thế nào việc hiểu đúng về Sự Sa Ngã giúp chúng ta hiểu rõ hơn về việc mình cần có Chúa Giê Su Ky Tô?

Để có thêm ý kiến, xin xem các ấn phẩm trong tháng này của tạp chí LiahonaCổ Vũ Sức Mạnh của Giới Trẻ.

Hình Ảnh
Chúa Giê Su Ky Tô

Let Not Your Heart Be Troubled (Lòng Các Ngươi Chớ Bối Rối), tranh do Howard Lyon hoạ

Những Ý Kiến cho Việc Giảng Dạy Trẻ Em

2 Nê Phi 1:13, 15, 23

Chúa Giê Su Ky Tô giúp tôi khắc phục hậu quả của tội lỗi.

  • Để giúp các bé hiểu lời mời của Lê Hi để “cởi bỏ những xiềng xích” của tội lỗi, anh chị em có thể cùng nhau làm một sợi xích bằng giấy. Trên những mảnh giấy, các bé có thể giúp viết vào đó một số điều Sa Tan cám dỗ chúng ta làm. Sau đó, anh chị em có thể cùng nhau đọc 2 Nê Phi 1:13, 15, 23 trong khi chúng diễn tả bằng hành động một số cụm từ trong các câu này—kể cả việc cởi bỏ sợi xích bằng giấy. Tội lỗi giống như một sợi xích như thế nào? Chúa Giê Su giúp chúng ta “cởi bỏ những xiềng xích” của tội lỗi bằng cách nào?

2 Nê Phi 1:20

Tôi được phước khi tuân theo các giáo lệnh của Thượng Đế.

  • Liệu điều đó có giúp các bé so sánh các giáo lệnh của Thượng Đế với giày, mũ, găng tay, hoặc những thứ khác mà bảo vệ chúng ta không? Anh chị em có thể để cho chúng mang thử một vài đồ bảo vệ đó lên người khi anh chị em nói về cách mà các lệnh truyền bảo vệ chúng ta. Sau đó, anh chị em có thể đọc 2 Nê Phi 1:20, nhấn mạnh rằng chúng ta “được thịnh vượng” (được ban phước hoặc được bảo vệ) khi chúng ta tuân giữ các lệnh truyền. Hãy chia sẻ một kinh nghiệm khi anh chị em được ban phước hay được bảo vệ vì đã tuân giữ các lệnh truyền.

  • Để minh họa sự khác biệt giữa việc trở nên thịnh vượng và việc bị khai trừ khỏi Thượng Đế (xin xem 2 Nê Phi 1:20), hãy cho các bé thấy một cái cây khỏe mạnh và một chiếc lá hoặc cành đã bị cắt lìa khỏi cái cây. Sau đó, các bé có thể xem lại những lựa chọn mà Nê Phi và các anh của ông đã đưa ra (xin xem 1 Nê Phi 2:11–16; 3:5–7; 18:9–11). Kết quả của những lựa chọn này là gì? Những sự lựa chọn nào giúp chúng ta giữ sự kết nối với Thượng Đế?

2 Nê Phi 2:11, 16, 27

Thượng Đế ban cho tôi sự tự do lựa chọn.

  • Để giúp các bé hiểu điều Lê Hi đã dạy về sự tương phản và việc đưa ra những lựa chọn, anh chị em có thể chơi một trò chơi mà trong đó anh chị em nói một từ (chẳng hạn như ánh sáng) và các bé nói từ trái nghĩa với từ đó (bóng tối). Hãy giúp chúng học về lý do tại sao sự tương phản là một phần trong kế hoạch của Thượng Đế khi anh chị em cùng nhau đọc 2 Nê Phi 2:11, 16. Sau đó, anh chị em có thể chia sẻ những câu chuyện về một đứa trẻ bị cám dỗ để lựa chọn sai. Các bé có thể chia sẻ điều tương phản với lựa chọn sai và dùng động tác để diễn tả điều đó.

  • Để tìm hiểu về sự khác biệt giữa “sự tự do” và “cảnh tù đày” (2 Nê Phi 2:27), các bé có thể vẽ tranh về một con vật trong chuồng và một con vật trong môi trường tự nhiên của nó. Con vật nào được tự do? Mời các bé chỉ vào bức hình đúng khi anh chị em đọc những từ “tự do, tự ý” trong 2 Nê Phi 2:27. Làm chứng rằng Chúa Giê Su Ky Tô làm cho chúng ta được tự do.

Để có thêm ý kiến, xin xem ấn phẩm trong tháng này của tạp chí Bạn Hữu.

Hình Ảnh
Gia đình Lê Hi quỳ trên bờ biển

Lehi and His People Arrive in the New World (Lê Hi và Dân Ông Đến Tân Thế Giới), tranh do Clark Kelley Price họa

In