Hãy Đến Mà Theo Ta 2024
Ngày 13–19 tháng Năm: “Một Sự Sáng … Không Bao Giờ Có Thể Bị Lu Mờ Được.” Mô Si A 11–17


“Ngày 13–19 tháng Năm: ‘Một Sự Sáng … Không Bao Giờ Có Thể Bị Lu Mờ Được.’ Mô Si A 11–17,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Việc Học ở Nhà và ở Nhà Thờ: Sách Mặc Môn năm 2024 (năm 2024)

“Ngày 13–19 tháng Năm. Mô Si A 11–17,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Việc Học ở Nhà và ở Nhà Thờ: năm 2024 (năm 2024)

Hình Ảnh
A Bi Na Đi làm chứng với Vua Nô Ê

Abinadi Before King Noah (A Bi Na Đi Đứng Trước Vua Nô Ê), tranh do Andrew Bosley họa

Ngày 13–19 tháng Năm: “Một Sự Sáng … Không Bao Giờ Có Thể Bị Lu Mờ Được”

Mô Si A 11–17

Một ngọn lửa lớn có thể bắt đầu từ một tia lửa. Chỉ có một mình A Bi Na Đi làm chứng chống lại một vị vua quyền lực và hội đồng của vua. Phần lớn những lời của ông đã bị chối bỏ, và ông bị kết án tử hình. Tuy nhiên chứng ngôn của ông về Chúa Giê Su Ky Tô, là Đấng mà “sự sáng … không bao giờ có thể lu mờ được” (Mô Si A 16:9), đã tạo ra một tia lửa trong lòng thầy tư tế trẻ An Ma. Và tia lửa của sự cải đạo đó lớn dần khi An Ma mang nhiều người khác đến sự hối cải và đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô. Ngọn lửa đã giết chết A Bi Na Đi cuối cùng cũng tắt, nhưng ngọn lửa của đức tin được tạo ra bởi những lời của ông sẽ ảnh hưởng mãi mãi đến dân Nê Phi—và đến những người đọc lời của ông ngày nay. Hầu hết chúng ta sẽ không bao giờ đối mặt với điều như A Bi Na Đi đã đối mặt vì chứng ngôn của mình, nhưng tất cả chúng ta đều có những khoảnh khắc khi việc noi theo Chúa Giê Su Ky Tô là một phép thử cho đức tin và sự dũng cảm của chúng ta. Có lẽ việc học hỏi chứng ngôn của A Bi Na Đi cũng sẽ thổi bùng ngọn lửa của chứng ngôn và lòng dũng cảm trong lòng anh chị em.

Những Ý Kiến cho Việc Học ở Nhà và ở Nhà Thờ

Hình Ảnh
hình biểu tượng lớp giáo lý

Mô Si A 11–1317

Tôi có thể đứng lên bênh vực cho Chúa Giê Su Ky Tô, thậm chí khi tôi đứng một mình.

Trong khi các anh chị em đang nghiên cứu Mô Si A 11–13; 17, hãy nhìn vào những bức hình của A Bi Na Đi trong đề cương này. Anh chị em học được điều gì về việc đứng lên làm nhân chứng cho Đấng Ky Tô? Đặc biệt, anh chị em có thể tập trung nghiên cứu các đoạn thánh thư và các câu hỏi như sau:

  • Anh chị em sẽ mô tả Nô Ê và dân của vua như thế nào? Tại sao việc A Bi Na Đi chia sẻ sứ điệp của Thượng Đế với họ đòi hỏi lòng can đảm của ông? (xin xem Mô Si A 11:1–19, 27–29; 12:9–15).

  • Anh chị em sẽ mô tả A Bi Na Đi như thế nào? A Bi Na Đi đã hiểu điều gì mà giúp ông mạnh dạn trong chứng ngôn của mình? (xin xem Mô Si A 13:2–9, 28, 33–35; 17:8–10, 20).

Có khi nào anh chị em cảm thấy mình đơn độc trong việc bênh vực Đấng Cứu Rỗi và phúc âm của Ngài không? Ngài đã giúp anh chị em như thế nào để cảm thấy Ngài ở cùng anh chị em? Khi suy ngẫm điều này, anh chị em có thể đọc câu chuyện về Ê Li Sê và người tôi tớ trẻ tuổi của ông trong 2 Các Vua 6:14–17. Điều gì soi dẫn anh chị em về câu chuyện này?

Anh chị em cũng có thể tra cứu các trang 31–33 của Cổ Vũ Sức Mạnh của Giới Trẻ: Sách Hướng Dẫn để Lựa Chọn để tìm những cụm từ mang đến cho anh chị em lòng can đảm để bênh vực cho lẽ thật. Hoặc anh chị em có thể làm như vậy trong lời của một bài thánh ca như “Hãy Làm Điều Tốt” hoặc “Nào Cùng Nhau Bước Mạnh” (Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, số 34, 10).

Anh chị em sẽ áp dụng điều mình đã học được từ A Bi Na Đi như thế nào? Anh chị em có thể nghĩ ra những ví dụ nào khác?

Xin xem thêm Rô Ma 1:16; 2 Ti Mô Thê 1:7–8.

Giảng dạy qua Thánh Linh. Việc giảng dạy phúc âm một cách hiệu quả không chỉ đòi hỏi phải chuẩn bị một bài học mà còn phải chuẩn bị phần thuộc linh của bản thân thật tốt [để] nghe và tuân theo sự hướng dẫn của Thánh Linh khi các anh chị em giảng dạy (Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 17).

Mô Si A 12:19–37

Tôi cần đem hết lòng mình để tìm hiểu lời của Thượng Đế.

Các thầy tư tế của Vua Nô Ê đã quen thuộc với lời của Thượng Đế. Họ trích dẫn các đoạn thánh thư và tuyên bố là giảng dạy những lệnh truyền. Tuy nhiên, phúc âm của Đấng Cứu Rỗi dường như không tồn tại trong cuộc sống của họ. Tại sao lại như thế?

Hãy nghĩ về điều này trong khi anh chị em đọc Mô Si A 12:19–37. Anh chị em nghĩ đem hết lòng mình để tìm hiểu lời của Thượng Đế có nghĩa là gì? Những từ hoặc cụm từ nào soi dẫn anh chị em để tạo ra sự thay đổi trong cách anh chị em tiếp cận việc học hỏi phúc âm không?

Mô Si A 13:11–26

Các giáo lệnh của Thượng Đế cần phải được khắc ghi vào tim tôi.

Hãy suy ngẫm về lời nhận xét của A Bi Na Đi rằng các giáo lệnh “không được khắc ghi vào tim” của các thầy tư tế (Mô Si A 13:11). Cụm từ này có lẽ mang ý gì? Khi anh chị đọc Mô Si A 13:11–26, hãy suy ngẫm xem các lệnh truyền này có được khắc ghi vào tim mình hay không.

Xin xem thêm Giê Rê Mi 31:31–34; 2 Cô Rinh Tô 3:3.

Mô Si A 14–15

Chúa Giê Su Ky Tô đã chịu đau khổ cho tôi.

Trong Mô Si A 14–15, hãy chú ý các từ và cụm từ mô tả Đấng Cứu Rỗi và những gì Ngài chịu đựng cho anh chị em. Các câu nào giúp gia tăng tình yêu thương và lòng biết ơn của anh chị em đối với Ngài?

Mô Si A 15:1–12

Làm thế nào mà Chúa Giê Su Ky Tô vừa là Đức Chúa Cha và vừa là Đức Chúa Con?

A Bi Na Đi dạy rằng Thượng Đế Đức Chúa Con—Chúa Giê Su Ky Tô—sẽ trở thành Đấng Cứu Chuộc (xin xem Mô Si A 15:1), sống trong xác thịt, trở thành trở thành cả người trần lẫn Thượng Đế (các câu 2–3). Ngài hoàn toàn tuân phục theo ý muốn của Thượng Đế Đức Chúa Cha (các câu 5–9). Vì điều này, Chúa Giê Su Ky Tô vừa là Vị Nam Tử của Thượng Đế vừa là đại diện hoàn hảo cho Thượng Đế Đức Chúa Cha trên thế gian (xin xem Giăng 14:6–10).

Chúa Giê Su Ky Tô cũng là Đức Chúa Cha về phương diện khi chúng ta chấp nhận sự cứu chuộc của Ngài, chúng ta trở thành “dòng dõi của Ngài” và “là những người thừa hưởng vương quốc của Thượng Đế” (Mô Si A 15:11–12). Nói cách khác, chúng ta được sinh lại về mặt thuộc linh nhờ có Ngài (xin xem Mô Si A 5:7).

Tại sao anh chị em cảm thấy việc biết những lẽ thật này về Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô là điều quan trọng? Chứng ngôn của A Bi Na Đi củng cố đức tin của anh chị em nơi hai Ngài như thế nào?

Những Ý Kiến cho Việc Giảng Dạy Trẻ Em

Mô Si A 11–1317

Tôi có thể đứng lên bênh vực cho Chúa Giê Su Ky Tô, thậm chí khi tôi đứng một mình.

  • Vào một lúc nào đó trong cuộc sống của mình, tất cả chúng ta đều gặp áp lực phải lựa chọn đi ngược lại với đức tin của mình nơi Chúa Giê Su Ky Tô. Các bé có thể học được điều gì từ A Bi Na Đi về việc đứng lên làm nhân chứng cho Chúa Giê Su Ky Tô, ngay cả khi điều đó không phổ biến? Các họa phẩm trong đề cương này hoặc “Chương 14: A Bi Na Đi và Vua Nô Ê” (trong Các Câu Chuyện trong Sách Mặc Môn, trang 38–42) có thể giúp chúng hình dung ra câu chuyện trong Mô Si A 11–13; 17. Hãy hỏi xem chúng thích điều gì về A Bi Na Đi.

  • Các bé có thể thích diễn lại các phân đoạn trong câu chuyện của A Bi Na Đi. Sau đó, chúng có thể diễn tả bằng hành động các tình huống thực tế trong cuộc sống để tập làm điều chúng có thể làm nếu người khác muốn chúng làm một điều gì đó sai trái. Hoặc chúng có thể chia sẻ những kinh nghiệm khi chúng dũng cảm noi theo Chúa Giê Su Ky Tô. A Bi Na Đi đã noi theo Chúa Giê Su Ky Tô như thế nào? (xin xem Mô Si A 13:2–9; 17:7–10). Tại sao Vua Nô Ê đã không làm điều mà vua biết là đúng? (xin xem Mô Si A 17:11–12).

Mô Si A 12:33–36; 13:11–24

Tôi nên tuân theo Mười Điều Giáo Lệnh.

  • Các thầy tư tế của Vua Nô Ê biết các giáo lệnh nhưng không để các giáo lệnh đó “được khắc ghi vào tim [của họ] (Mô Si A 13:11). Làm thế nào anh chị em sẽ giúp các bé biết các lệnh truyền và yêu mến các giáo lệnh đó? Chúng có thể viết các giáo lệnh từ Mô Si A 12:33–3613:11–24 lên những mảnh giấy hình trái tim. Trong lúc chúng làm việc đó, hãy nói với chúng về ý nghĩa của các giáo lệnh này và cách tuân theo các giáo lệnh này. Làm thế nào để chúng ta khắc ghi những lệnh truyền này vào tim mình?

  • Những phước lành nào đến từ việc tuân giữ các giáo lệnh?

Hình Ảnh
Cha và con trai đang đọc thánh thư

Thánh thư dạy chúng ta về các giáo lệnh của Thượng Đế.

Mô Si A 14; 16:4–9

Cha Thiên Thượng đã gửi Chúa Giê Su Ky Tô đến để dẫn dắt tôi trở về với Ngài.

  • Mặc dù đó là một chương ngắn, nhưng Mô Si A 14 có vài từ và cụm từ mô tả Chúa Giê Su Ky Tô. Có lẽ anh chị em và các bé có thể liệt kê những từ và cụm từ đó khi cùng nhau đọc chương này. Sau đó, anh chị em có thể nói về những điều anh chị em cảm thấy về Đấng Cứu Rỗi trong khi học những từ và cụm từ này.

  • Để giảng dạy về Chúa Giê Su Ky Tô, A Bi Na Đi đã trích dẫn lời của tiên tri Ê Sai, là người đã so sánh chúng ta với những con chiên bị thất lạc. Có lẽ các bé có thể chia sẻ những kinh nghiệm khi chúng bị mất một thứ gì đó hoặc khi chính chúng bị lạc đường. Chúng đã cảm thấy như thế nào? Chúng đã làm gì? Sau đó, anh chị em có thể cùng nhau đọc Mô Si A 14:616:4–9. Chúng ta giống như những con chiên đi lạc khỏi Thượng Đế ra sao? Chúa Giê Su Ky Tô giúp chúng ta quay trở lại bằng cách nào?

Để có thêm ý kiến, xin xem ấn phẩm trong tháng này của tạp chí Bạn Hữu.

Hình Ảnh
A Bi Na Đi làm chứng với Vua Nô Ê

His Face Shone with Exceeding Luster (Mặt Ông Sáng Ngời Một Cách Khác Thường), tranh do Jeremy Winborg họa

In