Hãy Đến Mà Theo Ta 2024
Ngày 20–26 tháng Năm: “Chúng Ta Đã Lập Giao Ước với Ngài.” Mô Si A 18–24


“Ngày 20–26 tháng Năm: ‘Chúng Ta Đã Lập Giao Ước với Ngài.’ Mô Si A 18–24,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Việc Học ở Nhà và ở Nhà Thờ: Sách Mặc Môn năm 2024 (năm 2024)

“Ngày 20–26 tháng Năm. Mô Si A 18–24,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Việc Học ở Nhà và ở Nhà Thờ: năm 2024 (năm 2024)

Hình Ảnh
Dân của Lim Hi trốn thoát

Minerva Teichert (1888–1976), Escape of King Limhi and His People (Cuộc Trốn Thoát của Vua Lim Hi và Dân Của Ông), năm 1949–1951, tranh sơn dầu trên nền gỗ masonite, khổ 91 x 122 cm. Brigham Young University Museum of Art, năm 1969.

Ngày 20–26 tháng Năm: Chúng Ta Đã Lập Giao Ước với Ngài

Mô Si A 18–24

Truyện ký về An Ma và dân của ông trong Mô Si A 18; 23–24 cho thấy ý nghĩa của việc “gia nhập đàn chiên của Thượng Đế” (Mô Si A 18:8). Khi họ báp têm, dân của An Ma đã lập một giao ước với Thượng Đế để “phụng sự Ngài và tuân giữ các lệnh truyền của Ngài” (Mô Si A 18:10). Mặc dù đây là một cam kết cá nhân với Thượng Đế, nhưng nó cũng liên quan đến cách họ đối xử lẫn nhau. Đúng vậy, cuộc hành trình trở về với Cha Thiên Thượng mang tính cá nhân, và không có ai có thể giữ các giao ước thay cho chúng ta, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta đơn độc. Chúng ta đều cần đến nhau. Là các tín hữu trong Giáo Hội của Đấng Ky Tô, chúng ta giao ước để phục vụ Thượng Đế bằng cách giúp đỡ và phục vụ lẫn nhau trong cuộc hành trình, tức là “mang gánh nặng lẫn cho nhau” (Mô Si A 18:8–10). Rõ ràng dân của An Ma có gánh nặng để mang, cũng giống như tất cả chúng ta. Và một cách mà Chúa giúp chúng ta “mang những gánh nặng [của chúng ta] một cách dễ dàng” (Mô Si A 24:15) là ban cho chúng ta một cộng đồng Các Thánh Hữu, là những người đã hứa sẽ than khóc với chúng ta, an ủi chúng ta, giống như chúng ta đã hứa sẽ làm cho họ.

Những Ý Kiến cho Việc Học ở Nhà và ở Nhà Thờ

Hình Ảnh
hình biểu tượng lớp giáo lý

Mô Si A 18:1–17

Khi chịu phép báp têm, tôi lập giao ước với Thượng Đế.

Hãy xem xét mức độ sâu sắc trong cảm nghĩ về Chúa Giê Su Ky Tô của những tín đồ được mô tả trong Mô Si A 18. Họ phải gặp nhau một cách bí mật, phải mạo hiểm, để học hỏi về Ngài (xin xem câu 3). Và khi được ban cho cơ hội để thể hiện sự cam kết qua giao ước báp têm, “họ liền vỗ tay vui mừng, mà reo lên rằng: Đây chính là điều mong muốn trong lòng chúng tôi” (Mô Si A 18:11).

Việc đọc những câu này có thể là một cơ hội tốt để suy ngẫm xem các giao ước của anh chị em quan trọng như thế nào đối với anh chị em. Khi anh chị em nghiên cứu Mô Si A 18:8–14 hãy suy ngẫm những câu hỏi như sau:

  • Anh chị em học được điều gì từ các câu thánh thư này về những lời hứa mình đã lập khi chịu phép báp têm? Thượng Đế hứa với anh chị em điều gì? (xin xem các câu 10, 13).

  • Giao ước để phục vụ Thượng Đế liên quan đến những nỗ lực của chúng ta để phục sự lẫn nhau như thế nào? (xin xem các câu 8–9).

  • “Đứng lên làm nhân chứng cho Thượng Đế” có nghĩa là gì đối với anh chị em? (câu 9).

  • Việc tuân giữ giao ước báp têm giúp anh chị em được “dẫy đầy Thánh Linh” như thế nào? (Mô Si A 18:14). Thánh Linh giúp anh chị em giữ giao ước của mình bằng cách nào?

Việc trả lời những câu hỏi này có thể dẫn dắt anh chị em suy ngẫm lý do tại sao đối với Thượng Đế, các giao ước và các giáo lễ đều quan trọng. Anh chị em có thể tìm thấy những hiểu biết sâu sắc trong sứ điệp của Anh Cả Gerrit W. Gong “Thuộc Về Giao Ước” (Liahona, tháng Mười Một năm 2019, trang 80–83) hoặc sứ điệp của Chủ Tịch Jean B. Bingham “Các Giao Ước với Thượng Đế Củng Cố, Bảo Vệ, và Chuẩn Bị Chúng Ta cho Vinh Quang Vĩnh Cửu” (Liahona, tháng Năm năm 2022, trang 66–69). Tại sao anh chị em biết ơn các giao ước của mình? Anh chị em đang làm gì để giữ những lời hứa của mình?

Giảng dạy lẽ thật từ thánh thư và các vị tiên tri ngày sau. Khi anh chị em giảng dạy—và học hỏi—hãy nhớ rằng một trong những cách tốt nhất để gia tăng đức tin nơi Đấng Ky Tô là tập trung vào thánh thư và những lời của các vị tiên tri ngày sau (xin xem Mô Si A 18:19).

Mô Si A 18:17–30

Thượng Đế truyền lệnh cho dân Ngài phải quy tụ, tổ chức, và đoàn kết.

Một số người thắc mắc tại sao chúng ta cần một giáo hội? Hãy tra cứu trong Mô Si A 18:17–31, tìm giá trị mà dân của An Ma thấy được trong việc quy tụ trong “giáo hội của Đấng Ky Tô” (Mô Si A 18:17). Anh chị em thấy những điểm tương đồng nào trong Giáo Hội của Chúa Giê Su Ky Tô vào thời của An Ma và thời đại của chúng ta ngày nay?

Anh chị em sẽ trả lời như thế nào cho một người bạn hoặc một người trong gia đình mà không tin rằng một giáo hội có tổ chức là cần thiết? Tại sao anh chị em biết ơn được thuộc vào Giáo Hội của Chúa Giê Su Ky Tô?

Hãy nghĩ về điều anh chị em có thể làm để giúp các tín hữu trong tiểu giáo khu hoặc chi nhánh của mình “đồng tâm đoàn kết trong tình thương yêu lẫn nhau” (Mô Si A 18:21).

Xin xem thêm Dallin H. Oaks, “Sự Cần Thiết phải có một Giáo Hội,” Liahona, tháng Mười Một năm 2021, trang 24–26.

Mô Si A 21–24

Thượng Đế giúp tôi mang gánh nặng của mình.

Dân của Lim Hi và dân của An Ma đều rơi vào vòng nô lệ, mặc dù trong những hoàn cảnh khác nhau. Anh chị em học được điều gì qua việc so sánh những câu chuyện về dân Lim Hi trong Mô Si A 19–22 và dân An Ma trong Mô Si A 18; 23–24? Khi anh chị em làm vậy, hãy tìm kiếm những sứ điệp có thể áp dụng vào cuộc sống của mình. Ví dụ, “được thịnh vượng dần dần” có nghĩa là gì? (Mô Si A 9:16). Làm thế nào để anh chị em có thể áp dụng các nguyên tắc này?

Mô Si A 23:21–24; 24:8–17

Tôi có thể tin cậy Chúa.

Mặc dù đã hối cải tội lỗi của mình, An Ma và dân của ông vẫn thấy mình ở trong cảnh nô lệ. Kinh nghiệm của họ cho thấy rằng việc tin cậy nơi Chúa và sống theo những giao ước của mình không phải lúc nào cũng giúp chúng ta tránh được những thử thách, mà nó giúp chúng ta vượt qua chúng. Khi anh chị em đọc Mô Si A 23:21–2424:8–17, hãy lưu ý những từ và cụm từ mà có thể giúp anh chị em biết tin cậy Chúa, bất kể hoàn cảnh của anh chị em là gì.

Xin xem thêm David A. Bednar, “Mang Những Gánh Nặng của Họ Một Cách Dễ Dàng,” Liahona, tháng Năm năm 2014, trang 87–90.

Những Ý Kiến cho Việc Giảng Dạy Trẻ Em

Mô Si A 18:7–17

Khi chịu phép báp têm, tôi lập giao ước với Thượng Đế.

  • Một cách quan trọng để giúp các bé chuẩn bị cho phép báp têm là giảng dạy cho chúng về giao ước mà chúng sẽ lập khi được báp têm. Nó có thể đơn giản là cho thấy bức tranh ở cuối đề cương của tuần này và đọc về giao ước với chúng trong Mô Si A 18:9–10. Cân nhắc việc mời một bé đã được báp têm để giảng dạy về giáo lễ này cho các bé nhỏ tuổi hơn. Các bé có thể thích nghe kể về lễ báp têm của anh chị em. Việc tuân giữ các giao ước của anh chị em với Thượng Đế đã ban phước cho cuộc sống của anh chị em như thế nào?

  • Đối với các bé đã chịu phép báp têm, có thể sử dụng những lời gợi nhắc thường xuyên về các giao ước chúng đã lập và tái lập mỗi tuần qua lễ Tiệc Thánh. Có lẽ chúng có thể so sánh giao ước báp têm được mô tả trong Mô Si A 18:8–10 với những lời cầu nguyện Tiệc Thánh (xin xem Giáo Lý và Giáo Ước 20:77, 79). Làm thế nào chúng ta có thể làm cho Tiệc Thánh trở thành một thời gian đặc biệt, nghiêm trang, giống như lễ báp têm của chúng ta?

Hình Ảnh
bé gái đang chịu phép báp têm

Chúng ta lập giao ước với Thượng Đế khi chịu phép báp têm.

Mô Si A 18:17–28

Khi tôi chịu phép báp têm, tôi trở thành một tín hữu trong Giáo Hội của Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Các bé có biết ý nghĩa của việc trở thành một tín hữu của Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô không? Cân nhắc việc giúp chúng tìm những bức hình mô tả những điều mà các tín hữu Giáo Hội đã làm trong Mô Si A 18:17–28. Ví dụ, các bức hình Lễ Sắc Phong Chức Tư Tế và Đóng Tiền Thập Phân (Sách Họa Phẩm Phúc Âm, số 106113) có thể mô tả các câu 18 và 27–28. Nói cho chúng biết tại sao anh chị em biết ơn được làm tín hữu trong Giáo Hội của Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Việc giúp các bé cảm thấy “đồng tâm đoàn kết trong tình yêu thương” (Mô Si A 18:21) giúp chúng luôn được kết nối với Giáo Hội trong suốt cuộc đời của chúng. Cân nhắc việc mời các bé đọc Mô Si A 18:17–28. Các tín hữu trong Giáo Hội của Đấng Ky Tô vào thời của An Ma đã làm gì để yêu thương và phục vụ lẫn nhau? Làm thế nào chúng ta có thể làm điều này trong tiểu giáo khu, chi nhánh, hoặc cộng đồng của mình?

Mô Si A 24:8–17

Thượng Đế có thể làm nhẹ gánh nặng của tôi.

  • Một bài học với dụng cụ trực quan đơn giản có thể giúp cho người học ghi nhớ lâu hơn. Cân nhắc việc đặt những đồ vật nặng vào trong một cái túi (tượng trưng cho gánh nặng) và bảo một bé cầm cái túi lên. Khi anh chị em cùng các bé đọc Mô Si A 24:8–17 hãy yêu cầu chúng lấy một vật ra khỏi túi mỗi lần chúng nghe một điều gì đó mà An Ma và dân của ông đã làm để tìm kiếm sự giúp đỡ của Thượng Đế để làm nhẹ những gánh nặng của họ. Sau đó anh chị em có thể nói chuyện với chúng về cách Cha Thiên Thượng có thể làm cho gánh nặng của chúng ta nhẹ nhàng hơn khi chúng ta tìm kiếm sự giúp đỡ của Ngài.

Để có thêm ý kiến, xin xem ấn phẩm trong tháng này của tạp chí Bạn Hữu.

Hình Ảnh
dân chúng chịu phép báp têm

The Waters of Mormon (Dòng Suối Mặc Môn), tranh do Jorge Cocco họa

In