Hãy Đến Mà Theo Ta 2024
Ngày 29 tháng Tư–Ngày 5 tháng Năm: “Một Sự Thay Đổi Lớn Lao.” Mô Si A 4–6


“Ngày 29 tháng Tư–Ngày 5 tháng Năm: ‘Một Sự Thay Đổi Lớn Lao.’ Mô Si A 4–6,”: Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Việc Học ở Nhà và ở Nhà Thờ: Sách Mặc Môn năm 2024 (năm 2024)

“Ngày 29 tháng Tư–Ngày 5 tháng Năm. Mô Si A 4–6,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Việc Học ở Nhà và ở Nhà Thờ: năm 2024 (năm 2024)

Hình Ảnh
Vua Bên Gia Min giảng dạy dân của ông

In the Service of Your God (Phục Vụ Thượng Đế của Mình), tranh do Walter Rane họa

Ngày 29 tháng Tư–Ngày 5 tháng Năm: “Một Sự Thay Đổi Lớn Lao”

Mô Si A 4–6

Anh chị em có bao giờ nghe người nào đó nói chuyện và cảm thấy được truyền cảm hứng để thay đổi cuộc sống của mình không? Có lẽ anh chị em đã quyết định, bởi vì điều anh chị em đã nghe, để sống khác đi một chút—hoặc khác đi rất nhiều. Bài giảng của Vua Bên Gia Min là một bài giảng như thế, và những lẽ thật mà ông đã dạy tạo ra sự ảnh hưởng đó cho những người lắng nghe chúng. Vua Bên Gia Min đã chia sẻ với dân của ông những gì mà một thiên sứ đã giảng dạy cho ông—rằng những phước lành tuyệt vời sẽ đến qua “máu chuộc tội của Đấng Ky Tô” (Mô Si A 4:2). Nhờ vào sứ điệp của Ngài, họ đã thay đổi cách họ nhìn nhận về bản thân họ (xin xem Mô Si A 4:2), Thánh Linh đã thay đổi ước muốn của họ (xin xem Mô Si A 5:2), và họ đã giao ước với Thượng Đế rằng họ sẽ luôn luôn làm theo ý muốn của Ngài (xin xem Mô Si A 5:5). Đây là cách mà những lời của Vua Bên Gia Min ảnh hưởng đến dân ông. Những lời đó sẽ ảnh hưởng đến anh chị em như thế nào?

Những Ý Kiến cho Việc Học ở Nhà và ở Nhà Thờ

Mô Si A 4

Qua Chúa Giê Su Ky Tô, tôi có thể nhận được và gìn giữ sự xá miễn cho tội lỗi của mình.

Đôi khi, kể cả lúc anh chị em cảm thấy được tha thứ cho tội lỗi của mình, anh chị em có thể gặp khó khăn để gìn giữ cảm giác đó và tiếp tục ở trên con đường ngay chính. Vua Bên Gia Min đã dạy dân của ông cách để nhận được và gìn giữ sự xá miễn các tội lỗi. Khi anh chị em học chương 4 trong Sách Mô Si A, hãy cân nhắc việc đặt ra những câu hỏi như sau:

Các câu 1–8.Các điều kiện nào mà qua đó Thượng Đế ban cho sự xá miễn các tội lỗi của anh chị em? Anh chị em học được điều gì về Ngài trong các câu này mà soi dẫn cho anh chị em hối cải? Làm sao để anh chị em có thể biết được là mình đã hối cải?

Các câu 11–16.Theo những câu này, chuyện gì xảy ra trong cuộc sống của chúng ta nếu làm theo những điều được mô tả trong câu 11? Anh chị em, hoặc một người nào đó mà mình yêu thương, đã trải qua những thay đổi này như thế nào? Hãy so sánh những thay đổi này với những sự thay đổi được mô tả trong Mô Si A 3:19.

Các câu 16–30.Làm thế nào việc chia sẻ những gì anh chị em có với người khác có thể giúp anh chị em gìn giữ sự xá miễn các tội lỗi của mình? Anh chị em áp dụng câu 27 như thế nào trong những nỗ lực của mình để trở nên giống như Đấng Ky Tô?

Trong ý nghĩa nào chúng ta đều là những kẻ hành khất? Theo như những câu này, chúng ta nên đối xử với tất cả con cái của Thượng Đế như thế nào? (xin xem Mô Si A 4:26). Ai cần sự giúp đỡ của anh chị em?

Xin xem thêm Becky Craven, “Giữ Lại Sự Thay ĐổiLiahona, tháng Mười Một năm 2020, trang 58–60.

Hình Ảnh
hình biểu tượng lớp giáo lý

Mô Si A 4:5–10

Tôi tin tưởng và tin cậy nơi Thượng Đế.

Lời mời gọi của Vua Bên Gia Min để tin tưởng và tin cậy Thượng Đế ngày nay cũng quan trọng như trong thời xưa. Trong khi anh chị em đọc Mô Si A 4:5–10, hãy tìm kiếm các lẽ thật về Thượng Đế mà cho anh chị em lý do để tin cậy Ngài. Xin lưu ý những lời mời mà Vua Bên Gia Min đưa ra trong câu 10. Tại sao việc tin cậy Thượng Đế giúp cho việc thực hiện những điều Vua Bên Gia Min mời gọi trở nên dễ dàng hơn?

Cân nhắc tra cứu thêm một số câu thánh thư này để lập một bản liệt kê các thuộc tính của Thượng Đế: Giê Rê Mi 32:17; 1 Giăng 4:8; 2 Nê Phi 9:17; An Ma 32:22; Mặc Môn 9:9; Ê The 3:12; Giáo Lý và Giao Ước 19:1–3; 88:41. Anh chị em có thể sử dụng bản liệt kê của mình để nghĩ ra những cách khác nhau để hoàn tất một câu như sau: “Vì tôi biết Thượng Đế là , tôi có thể tin cậy Ngài để .”

Sự tin cậy của chúng ta nơi Thượng Đế gia tăng khi chúng ta có những kinh nghiệm với Ngài. Trong Mô Si A 4:1–3, điều gì đã giúp dân của Vua Bên Gia Min “đạt tới sự hiểu biết về lòng nhân từ của Thượng Đế”? (câu 6). Hãy nghĩ về những kinh nghiệm mà anh chị em đã có với Thượng Đế. Những kinh nghiệm này đã dạy anh chị em điều gì về Ngài? Anh chị em đang (hoặc có thể) thực hiện những bước nào để gia tăng niềm tin hoặc sự tin cậy của mình nơi Thượng Đế?

Xin xem thêm Jeffrey R. Holland, “Sự Vĩ Đại của Thượng Đế,” Liahona, tháng Mười Một năm 2003, trang 70–73; “Tôi Biết Rằng Cha Hằng Sống,” Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, số 59.

Chia sẻ những kinh nghiệm thiêng liêng. Có một số kinh nghiệm quá thiêng liêng hoặc quá riêng tư để chia sẻ. Khi mời người khác chia sẻ kinh nghiệm, đừng ép họ phải chia sẻ nếu họ không muốn.

Mô Si A 4:29–30

Tôi phải kiểm soát tư tưởng, lời nói và việc làm của mình.

Thượng Đế không ban cho chúng ta một bản liệt kê mọi tội lỗi có thể xảy ra. Theo Mô Si A 4:29–30, thay vì vậy, Ngài làm điều gì? Hãy suy ngẫm về những ý nghĩ, lời nói, và hành động của anh chị em ảnh hưởng đến bản thân mình và những người khác như thế nào. Những điều này ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ của anh chị em với Thượng Đế? Anh chị em “tự kiểm soát lấy mình” bằng cách nào?

Mô Si A 5:1–5

Thánh Linh của Chúa có thể tạo ra một sự thay đổi lớn lao trong lòng tôi.

Người ta thường nói rằng: “Tôi không thể thay đổi. Con người tôi là vậy đó.” Ngược lại, kinh nghiệm của người dân của Vua Bên Gia Min cho chúng ta thấy cách mà Thánh Linh của Chúa có thể thật sự làm thay đổi tấm lòng của chúng ta. Khi anh chị em đọc trong Mô Si A 5:1–5, hãy nghĩ xem bằng cách nào mà “sự thay đổi lớn lao” dẫn đến sự cải đạo thật sự đã xảy ra—hay có thể xảy ra—trong cuộc sống của mình. Hãy nghĩ về những sự thay đổi nhỏ bé, dần dần cũng như những kinh nghiệm “lớn lao.” Những kinh nghiệm này giúp đỡ anh chị em như thế nào khi anh chị em đối mặt với cám dỗ?

Xin xem thêm Ê Xê Chi Ên 36:26–27; An Ma 5:14.

Hình Ảnh
Đấng Ky Tô chữa lành một người phụ nữ đau ốm

Healing Hands (Bàn Tay Chữa Lành), tranh do Adam Abram họa

Mô Si A 5:5–15

Tôi mang danh của Đấng Ky Tô khi tôi lập giao ước với Ngài.

Anh chị em học được gì từ Mô Si A 5:7–9 về ý nghĩa của việc mang vào mình danh của Đấng Ky Tô? Những lời cầu nguyện Tiệc Thánh (xin xem Mô Rô Ni 4–5) dạy gì về điều này? Anh chị em có thể làm thế nào để cho thấy rằng mình “thuộc về” Đấng Cứu Rỗi?

Xin xem thêm D. Todd Christofferson, “Tại Sao Con Đường Giao Ước Là Cần Thiết,” Liahona, tháng Năm năm 2021, trang 116–119.

Những Ý Kiến cho Việc Giảng Dạy Trẻ Em

Mô Si A 4:1–3, 10

Sự hối cải mang đến niềm vui.

  • Để dạy về niềm vui của sự hối cải, anh chị em có thể cho các bé chơi cái gì đó dính tay hoặc lấm lem tay và để ý xem chúng cảm thấy như thế nào sau khi rửa tay. Sau đó, anh chị em có thể so sánh điều đó với cảm nhận của dân chúng trong Mô Si A 4:1–3 trước và sau khi tội lỗi của họ được tha thứ. Hãy chia sẻ chứng ngôn của anh chị em về quyền năng của Đấng Cứu Rỗi để thanh tẩy chúng ta về phần thuộc linh.

  • Các bé có biết cách hối cải một cách trọn vẹn và chân thành không? Hãy giúp chúng tìm điều mà dân của Vua Bên Gia Min đã làm trong Mô Si A 4:1–3, 10. Chúng cũng có thể xem lại “Hối Cải, Sự Hối Cải” trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư. Làm thế nào Chúa Giê Su Ky Tô làm cho sự hối cải có thể thực hiện được?

Mô Si A 4:12–26

Phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô soi dẫn tôi để đối xử với người khác bằng tình yêu thương và sự tử tế.

  • Việc phục vụ người khác làm cho chúng ta cảm thấy tốt. Có lẽ các bé có thể nói về một lần mà chúng yêu thương hoặc phục vụ một người nào đó và kinh nghiệm đó đã làm cho chúng cảm thấy như thế nào. Người ta có thể không muốn phục vụ người khác vì một số lý do nào? Chúng ta có thể nói gì với một người nào đó để mời họ giúp đỡ những người hoạn nạn? Tìm kiếm các ý tưởng trong Mô Si A 4:16–26.

  • Vua Bên Gia Min dạy rằng khi đến cùng Đấng Ky Tô và nhận được sự xá miễn các tội lỗi của mình, chúng ta “được tràn đầy tình thương yêu của Thượng Đế” (Mô Si A 4:12). Điều này dẫn chúng ta đến việc yêu thương và tử tế với người khác. Anh chị em và các bé có thể tra cứu Mô Si A 4:13–16, 26 và tìm những cụm từ mô tả cách chúng ta có thể phục vụ người khác. Sau đó chúng có thể diễn tả những điều này bằng hành động hoặc tranh vẽ và đoán các cụm từ của nhau. Làm thế nào chúng ta có thể cho thấy tình yêu thương và lòng tốt ở nhà, ở trường học, hoặc ở nhà thờ?

Hình Ảnh
bé gái đang chơi với em bé

Chúa Giê Su Ky Tô đã dạy chúng ta phải đối xử tốt với mọi người.

Mô Si A 5:5–15

Khi lập giao ước với Thượng Đế, tôi mang danh của Đấng Ky Tô.

  • Các bé có thể thích làm những tấm thẻ có ghi tên “Chúa Giê Su Ky Tô” và đeo trước ngực mình (xin xem trang sinh hoạt của tuần này). Trong khi chúng làm như vậy, anh chị em có thể đọc cho chúng nghe Mô Si A 5:12 và nói về việc lập các giao ước, hoặc những lời hứa, với Thượng Đế giống như việc “ghi khắc [danh của Đấng Ky Tô] vào tim mình luôn luôn.”

Để có thêm ý kiến, xin xem ấn phẩm trong tháng này của tạp chí Bạn Hữu.

Hình Ảnh
Đấng Ky Tô cho chim ăn

In His Constant Care (Trong Sự Chăm Sóc Liên Tục của Ngài), tranh do Greg K. Olsen họa

In