Hãy Đến Mà Theo Ta 2024
Ngày 10–16 tháng Sáu: “Các Người Đã Có Nhận Thấy Sự Thay Đổi Lớn Lao Này Trong Lòng Mình Chưa?” An Ma 5–7


“Ngày 10–16 tháng Sáu: ‘Các Người Đã Có Nhận Thấy Sự Thay Đổi Lớn Lao Này Trong Lòng Mình Chưa?’ An Ma 5–7,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Việc Học ở Nhà và ở Nhà Thờ: Sách Mặc Môn năm 2024 (năm 2024)

“Ngày 10–16 tháng Sáu. An Ma 5–7,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Việc Học ở Nhà và ở Nhà Thờ: năm 2024 (năm 2024)

Hình Ảnh
An Ma Con giảng dạy dân Giô Ram

An Ma Con giảng dạy dân Giô Ram

Ngày 10–16 tháng Sáu: “Các Người Đã Có Nhận Thấy Sự Thay Đổi Lớn Lao Này Trong Lòng Mình Chưa?”

An Ma 5–7

An Ma không biết gì về các ca phẫu thuật ghép tim cứu mạng sống ngày nay, khi một quả tim bị tổn thương hoặc bị bệnh được thay thế bằng một quả tim khỏe mạnh. Nhưng ông biết về một “sự thay đổi tấm lòng” kỳ diệu hơn (An Ma 5:26)—một sự thay đổi mà trong đó Đấng Cứu Rỗi ban cho chúng ta một cuộc sống thuộc linh mới, giống như được “tái sinh” (xin xem An Ma 5:14, 49). An Ma có thể thấy rằng sự thay đổi tấm lòng này chính là điều mà nhiều người Nê Phi cần đến. Một số người thì giàu có và một số người khác thì nghèo khó, một số người kiêu căng còn một số người khác lại khiêm nhường, một số người thích ngược đãi và một số người khác thì đau khổ vì bị ngược đãi (xin xem An Ma 4:6–15). Nhưng tất cả bọn họ đều cần phải đến cùng Chúa Giê Su Ky Tô để được chữa lành—cũng giống như tất cả chúng ta. Cho dù chúng ta đang cố gắng để khắc phục tính kiêu căng hay để chịu đựng đau khổ, thì sứ điệp của An Ma vẫn như vậy: “Hãy lại đây, đừng sợ hãi gì cả” (An Ma 7:15). Hãy để cho Đấng Cứu Rỗi thay đổi một tấm lòng chai đá, đầy tội lỗi, hoặc bị thương thành một tấm lòng khiêm nhường, thanh sạch, và mới mẻ.

Những Ý Kiến cho Việc Học ở Nhà và ở Nhà Thờ

An Ma 5:14–33

Tôi cần phải nhận thấy—và tiếp tục cảm thấy—một sự thay đổi lớn lao trong lòng.

Chủ Tịch M. Russell Ballard đã nói: “Tôi cần phải thường dành ra thời gian để tự hỏi: ‘Tôi thế nào rồi?’ … Để hướng dẫn cho mình trong cuộc xem xét cá nhân, riêng tư này, tôi [thích] đọc và suy ngẫm những từ ngữ sâu sắc trong chương thứ năm của sách An Ma” (“Trở Lại và Nhận Được,” Liahona, tháng Năm năm 2017, trang 64).

Hãy cân nhắc đọc An Ma 5:14–33 như thể anh chị em đang phỏng vấn chính mình và xem xét tấm lòng mình. Anh chị em có thể muốn ghi chép lại các câu trả lời của mình cho các câu hỏi này. Anh chị em học được điều gì về bản thân mình? Anh chị em cảm thấy được soi dẫn để làm điều gì sau cuộc phỏng vấn của mình?

Xin xem thêm Dale G. Renlund, “Duy Trì Sự Thay Đổi Lớn Lao Trong Lòng,” Liahona, tháng Mười Một năm 2009, trang 97–99.

Hình Ảnh
bé gái cầu nguyện bên giường

Khi chúng ta hướng đến Thượng Đế, chúng ta có thể trải qua một “sự thay đổi trong lòng.”

An Ma 5:44–51

Tôi có thể có được lời chứng của chính mình về Đấng Cứu Rỗi và những lời giảng dạy của Ngài qua Đức Thánh Linh.

Trong An Ma 5, khi An Ma giải thích cách ông đạt được chứng ngôn của mình về Đấng Cứu Rỗi, ông đã không đề cập đến việc mình nhìn thấy một thiên sứ (xin xem Mô Si A 27:10–17). Làm thế nào An Ma tiến đến việc tự mình biết được lẽ thật? Có lẽ anh chị em có thể sử dụng điều mình tìm thấy trong An Ma 5:44–51 để viết một “công thức” để có được một chứng ngôn về Chúa Giê Su Ky Tô và những lời giảng dạy của Ngài. An Ma đã gồm vào “những thành phần” (lẽ thật của phúc âm) và “những lời chỉ dẫn” (những điều chúng ta có thể làm để tìm kiếm lẽ thật) nào? Các “thành phần” và “lời chỉ dẫn” nào anh chị em có thể thêm vào công thức của mình từ những kinh nghiệm cá nhân hay những kinh nghiệm khác trong thánh thư?

An Ma 7

“Tôi nhận thấy rằng đồng bào đang đi trong những con đường ngay chính.”

Đôi khi chúng ta giống như dân chúng ở Gia Ra Hem La, là những người cần phải được kêu gọi để hối cải (xin xem An Ma 5:32). Những lúc khác, chúng ta giống như dân chúng ở Ghê Đê Ôn, là những người đang cố gắng bước đi “trong những con đường ngay chính” (An Ma 7:19). Anh chị em tìm thấy điều gì trong sứ điệp của An Ma ở Ghê Đê Ôn (trong An Ma 7) mà tương tự với điều ông đã nói ở Gia Ra Hem La (trong An Ma 5)? Anh chị em để ý thấy những điểm khác biệt nào? Hãy tìm kiếm những điều An Ma đã dạy mà có thể giúp anh chị em ở lại “trong con đường dẫn đến vương quốc của Thượng Đế” (An Ma 7:19).

Hình Ảnh
hình biểu tượng lớp giáo lý

An Ma 7:7–16

Đấng Cứu Rỗi mang lấy tội lỗi, sự đau đớn, và nỗi thống khổ của tôi.

Có bao giờ anh chị em cảm thấy rằng không ai hiểu những sự chật vật hoặc các thử thách của mình không? Nếu có, các lẽ thật An Ma đã dạy có thể giúp ích. Khi anh chị em đọc, hãy suy nghĩ về những điều mà các câu này dạy về các mục đích của sự hy sinh của Đấng Cứu Rỗi. Anh chị em có thể lập một bảng biểu với các tiêu đề Những gì Đấng Cứu Rỗi đã chịu đựngTại sao Ngài chịu đau khổ và liệt kê những điều anh chị em tìm thấy trong An Ma 7:7–16 (xin xem thêm Ê Sai 53:3–5). Anh chị em có thể nghĩ về những thời điểm cụ thể khi Ngài chịu đựng một số điều này không? Đây là một số ví dụ từ thánh thư: Ma Thi Ơ 4:1–13; 26:55–56; 27:39–44; Mác 14:43–46; Lu Ca 9:58. Anh chị em có thể thêm bất cứ điều gì vào bản liệt kê của mình từ các câu này không?

Việc biết rằng Đấng Cứu Rỗi đã chịu đau khổ cho anh chị em là một chuyện. Nhưng làm thế nào để nỗi đau khổ của Ngài tạo ra một sự khác biệt trong cuộc sống hằng ngày của anh chị em? Đây là một số câu thánh thư cho thấy cách Chúa Giê Su Ky Tô có thể giúp đỡ anh chị em: Ê Nót 1:5–6; Mô Si A 16:7–8; 21:15; 24:14–15; 3 Nê Phi 17:6–7; Ê The 12:27–29; Giáo Lý và Giao Ước 121:7–10. Anh chị em học được điều gì từ những câu này? Ngài đến giúp đỡ anh chị em bằng một số cách thức nào khác? Có khi nào anh chị em đã cảm nhận được sự giúp đỡ của Ngài không?

Một bài thánh ca như “Ôi Chúa Đấng Tôi Cần Luôn” hoặc “Tôi Biết Rằng Đấng Cứu Chuộc của Tôi Hằng Sống” (Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, số 12, 38) có thể gia tăng lòng biết ơn của anh chị em về sự giúp đỡ của Đấng Cứu Rỗi. Các cụm từ nào trong các bài thánh ca này cho thấy những cảm nghĩ của anh chị em đối với Ngài?

Làm chứng về Chúa Giê Su Ky Tô. Hãy suy ngẫm những cách anh chị em có thể chia sẻ chứng ngôn của mình về Đấng Cứu Rỗi và thiên tính, ân điển cùng tình yêu thương của Ngài. Anh chị em có thể khuyến khích những người mình giảng dạy làm chứng về Ngài bằng cách đặt ra những câu hỏi mà thúc giục họ chia sẻ cảm nghĩ của họ về Ngài.

Để có thêm ý kiến, xin xem các ấn phẩm trong tháng này của tạp chí LiahonaCổ Vũ Sức Mạnh của Giới Trẻ.

Những Ý Kiến cho Việc Giảng Dạy Trẻ Em

An Ma 5:44–48

Tôi có thể nhận được chứng ngôn riêng của mình qua Đức Thánh Linh.

  • Để giúp các bé học cách phát triển chứng ngôn của riêng chúng, anh chị em có thể cho chúng xem bức hình dưới đây và hỏi chúng cách chúng ta giúp các con thú con phát triển. Sau đó anh chị em có thể liên kết điều này với việc chăm sóc cho chứng ngôn của mình. Chứng ngôn của chúng ta cần những sự chăm sóc nào? Làm thế nào chúng ta có thể biết được là chúng đang phát triển?

    Hình Ảnh
    hai cậu bé với các con thú con

    Khi chúng ta chấp nhận phúc âm thì điều đó cũng giống như bắt đầu một cuộc đời mới.

  • An Ma đạt được chứng ngôn mạnh mẽ của ông về Chúa Giê Su Ky Tô bằng cách nào? Anh chị em có thể đọc An Ma 5:44–46 cùng với các bé để tìm câu trả lời cho câu hỏi này. Các bé có thể viết xuống một kế hoạch để làm một điều trong tuần này để củng cố chứng ngôn của chúng.

An Ma 7:10–13

Đấng Cứu Rỗi mang lấy tội lỗi, sự đau đớn, và nỗi thống khổ của tôi.

  • Làm thế nào anh chị em có thể giúp các bé hiểu An Ma 7:10–13 để chúng có thể biết rằng Chúa Giê Su Ky Tô quan tâm đến chúng và có thể giúp chúng? Anh chị em có thể bảo chúng chia sẻ một kinh nghiệm khi chúng bị bệnh hoặc đau đớn hoặc có một vấn đề khác mà làm cho chúng buồn. Những người khác đã giúp chúng cảm thấy tốt hơn bằng cách nào? Hãy chia sẻ chứng ngôn của anh chị em rằng Đấng Cứu Rỗi cũng đã chịu đựng những điều đó, và nói về một kinh nghiệm khi Ngài đã an ủi và giúp đỡ anh chị em.

  • Khi anh chị em và các bé đọc An Ma 7:11–13, hãy tìm kiếm những điều Chúa Giê Su Ky Tô đã chịu gánh chịu vì chúng ta. Mời các bé sử dụng những từ và cụm từ mà chúng tìm thấy để hoàn tất câu này: “Chúa Giê Su đã gánh chịu để Ngài có thể giúp đỡ tôi.” Làm thế nào điều đó giúp chúng ta biết rằng Chúa Giê Su thấu hiểu những khó khăn của chúng ta? Làm thế nào để chúng ta nhận được sự giúp đỡ của Ngài? Hãy chia sẻ chứng ngôn của anh chị em về Chúa Giê Su Ky Tô.

An Ma 5:14; 7:19–20

Việc noi theo Chúa Giê Su Ky Tô giúp tôi tiếp tục ở trên con đường thẳng để trở về với Cha Thiên Thượng.

  • Hãy cho các bé soi gương khi anh chị em đọc An Ma 5:14 (xin xem thêm trang sinh hoạt của tuần này). Việc có được hình ảnh của Đấng Cứu Rỗi trong sắc mặt của chúng ta có nghĩa là gì?

  • Làm thế nào anh chị em có thể sử dụng lời mô tả của An Ma về con đường trở về với Cha Thiên Thượng để giúp các bé học cách đưa ra những lựa chọn tốt? Anh chị em có thể đọc An Ma 7:19–20 cho chúng nghe và cho chúng diễn tả lại việc bước đi trong “những con đường quanh co” và bước đi trong một con đường thẳng. Giúp chúng nghĩ về những lựa chọn mà giúp chúng ta vẫn ở trên con đường và nghĩ những sự lựa chọn khác mà làm cho chúng ta rời khỏi con đường. Anh chị em cũng có thể cùng nhau nhìn vào những bức hình của Chúa Giê Su và nói về những điều Ngài đã làm để chỉ cho chúng ta con đường trở về với Cha Thiên Thượng.

Để có thêm ý kiến, xin xem ấn phẩm trong tháng này của tạp chí Bạn Hữu.

Hình Ảnh
Chúa Giê Su mặc áo choàng đỏ

Our Advocate (Đấng Biện Hộ của Chúng Ta), trang do Jay Bryant Ward họa

In