Hãy Đến Mà Theo Ta 2024
Ngày 24–30 tháng Sáu: “Bước Vào Chốn An Nghỉ của Chúa.” An Ma 13–16


“Ngày 24–30 tháng Sáu: ‘Bước Vào Chốn An Nghỉ của Chúa.’ An Ma 13-16,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Việc Học ở Nhà và ở Nhà Thờ: Sách Mặc Môn năm 2024 (năm 2023)

“Ngày 24–30 tháng Sáu. An Ma 13–16,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Việc Học ở Nhà và ở Nhà Thờ: năm 2024 (năm 2023)

Hình Ảnh
An Ma và A Mu Léc bước ra khỏi nhà giam

Hình ảnh minh họa cảnh An Ma và A Mu Léc được giải thoát khỏi nhà giam, do Andrew Bosley thực hiện

Ngày 24–30 tháng Sáu: “Bước Vào Chốn An Nghỉ của Chúa”

An Ma 13–16

Trong nhiều phương diện, cả A Mu Léc lẫn Giê Rôm đều có cuộc sống tốt đẹp ở A Mô Ni Ha. A Mu Léc “không phải là một người ít tiếng tăm,” với “nhiều bà con và bạn bè” và “lắm của cải” (An Ma 10:4). Giê Rôm là một luật gia thành thạo có “nhiều việc giao dịch” (An Ma 10:31). Sau đó An Ma đến với một lời mời thiêng liêng để hối cải và “bước vào chốn an nghỉ của Chúa” (An Ma 13:16). Đối với A Mu Léc, Giê Rôm, và những người khác, việc chấp nhận lời mời này đòi hỏi sự hy sinh và thậm chí dẫn đến nghịch cảnh gần như không thể chịu đựng được.

Nhưng tất nhiên câu chuyện không kết thúc ở đó. Trong An Ma 13–16, chúng ta biết được điều cuối cùng sẽ đến với những người tin vào “quyền năng của Đấng Ky Tô đem lại sự cứu rỗi” (An Ma 15:6). Đôi khi có sự giải thoát, đôi khi là sự chữa lành—và đôi khi mọi thứ không trở nên dễ dàng hơn trong cuộc sống. Nhưng lúc nào cũng vậy, “Chúa đón [dân của Ngài] về với Ngài trong vinh quang” (An Ma 14:11). Chúa luôn luôn ban “quyền năng, thể theo đức tin của [chúng ta] … nơi Đấng Ky Tô” (An Ma 14:28). Và đức tin đó luôn luôn ban cho chúng ta “hy vọng rằng [chúng ta] sẽ nhận được một cuộc sống vĩnh cửu” (An Ma 13:29). Khi đọc những chương này, anh chị em có thể cảm thấy được an ủi nhờ những lời hứa như vậy, và anh chị em có thể hiểu hơn ý của An Ma khi ông nói về việc bước vào “chốn an nghỉ của Chúa” (An Ma 13:16).

Những Ý Kiến cho Việc Học ở Nhà và ở Nhà Thờ

An Ma 13:1–19

Hình Ảnh
biểu tượng lớp giáo lý
Các giáo lễ chức tư tế hướng tôi đến với Chúa Giê Su Ky Tô để được cứu chuộc.

Những lời của An Ma trong An Ma 13 tiết lộ các lẽ thật hùng hồn về quyền năng chức tư tế của Thượng Đế và mục đích của chức tư tế—để chuẩn bị cho chúng ta bước vào “chốn an nghỉ của Chúa,” tức là cuộc sống vĩnh cửu (An Ma 13:16). Anh chị em có thể viết xuống ít nhất một lẽ thật cho mỗi câu trong An Ma 13:1–19. Sau đây là một số ý kiến để giúp anh chị em bắt đầu:

Câu 1.Chức tư tế cũng được gọi là “ban của Vị Nam Tử của Thượng Đế” (xin xem thêm Giáo Lý và Giao Ước 107:1–4).

Câu 2.Thượng Đế sắc phong các thầy tư tế để giúp mọi người trông đợi Vị Nam Tử của Ngài để được cứu chuộc.

Có điều gì khác mà anh chị em tìm thấy? Anh chị em cảm thấy như thế nào về chức tư tế khi anh chị em suy ngẫm về những lẽ thật này?

Anh chị em có bao giờ nghĩ về các giáo lễ chức tư tế như là một ân tứ từ Thượng Đế để giúp anh chị em “trông đợi Vị Nam Tử của Ngài cho sự cứu chuộc” không? (câu 2, xin xem thêm câu 16). Anh chị em có thể lập một bản liệt kê các giáo lễ mà mình đã nhận được, chẳng hạn như phép báp têm, lễ xác nhận, lễ Tiệc Thánh, lễ phong nhiệm cho một chức vụ kêu gọi, một phước lành an ủi hoặc chữa lành, một phước lành tộc trưởng, và các giáo lễ đền thờ. Hãy suy ngẫm về những kinh nghiệm của anh chị em với các giáo lễ này. Hãy xem xét các biểu tượng liên quan và Thánh Linh mà anh chị em cảm nhận được. Làm thế nào mỗi giáo lễ này hướng anh chị em đến với Chúa Giê Su Ky Tô để được cứu chuộc?

Một số người lầm tưởng rằng các giáo lễ—và thẩm quyền chức tư tế để thực hiện các giáo lễ—là không cần thiết. Anh chị em sẽ phản hồi ý kiến này như thế nào? Sau đây là hai sứ điệp trong đại hội trung ương mà có thể cung ứng thêm thông tin để anh chị em suy nghĩ; hãy chọn ra một câu trả lời, và viết xuống bất cứ câu trả lời nào đến với anh chị em: Russell M. Nelson, “Những Kho Báu Thuộc Linh,” Liahona, tháng Mười Một năm 2019, trang 76–79; Dale G. Renlund, “Chức Tư Tế và Quyền Năng Chuộc Tội của Đấng Cứu Rỗi,” Liahona, tháng Mười Một năm 2017, trang 64–67.

Xin xem thêm Giáo Lý và Giao Ước 84:19–22.

Hình Ảnh
các thiếu niên tại bàn Tiệc Thánh

Các giáo lễ của chức tư tế giúp chúng ta trông đợi Chúa Giê Su Ky Tô để được cứu chuộc.

An Ma 13

Chúa mời gọi tôi bước vào chốn an nghỉ của Ngài.

Lời mời “bước vào chốn an nghỉ của Chúa” (An Ma 13:16) được lặp lại thường xuyên trong An Ma 13. Anh chị em có thể tìm kiếm mỗi câu trong đó từ “an nghỉ” xuất hiện và suy ngẫm xem mỗi câu đó dạy anh chị em điều gì về ý nghĩa của “chốn an nghỉ của Chúa”. Nó khác với sự an nghỉ của thể xác như thế nào? Làm thế nào chúng ta tìm thấy nó?

Xin xem thêm Russell M. Nelson, “Thắng Thế Gian và Tìm Sự Yên Nghỉ,” Liahona, tháng Mười Một năm 2022, trang 95–98.

An Ma 14

Trong những lúc đau khổ, chúng ta phải tin cậy Chúa.

Anh chị em có thể tự hỏi, giống nhiều người khác, tại sao những điều tồi tệ xảy ra với những người đang cố gắng sống một cách ngay chính. Anh chị em có thể không tìm thấy tất cả các câu trả lời cho câu hỏi khó này trong An Ma 14, nhưng có nhiều điều để học hỏi từ cách An Ma và A Mu Léc đối phó với thảm cảnh. Những lời nói và hành động của họ dạy anh chị em điều gì về lý do đôi khi Chúa để cho những người ngay chính chịu đau khổ? An Ma và A Mu Léc có thể đưa ra lời khuyên nào cho chúng ta khi chúng ta đang trải qua những thử thách khó khăn?

Xin xem thêm Rô Ma 8:35–39; 1 Phi E Rơ 4:12–14; Giáo Lý và Giao Ước 122:5–9; Dale G. Renlund, “Sự Bất Công Gây Phẫn Nộ,” Liahona, tháng Năm năm 2021, trang 41–45.

Hãy luôn luôn sẵn sàng. Những giây phút giảng dạy sẽ trôi qua nhanh, vì vậy hãy tận dụng ngay khi chúng xuất hiện. Ví dụ, một thảm kịch trên thế giới có thể là một cơ hội để chia sẻ các nguyên tắc từ An Ma 14 về lý do tại sao đôi khi Chúa để những người vô tội chịu đau khổ.

An Ma 15:16, 18

Việc làm môn đồ đòi hỏi phải hy sinh.

Có thể là điều thú vị để lập một bản liệt kê về những điều A Mu Léc từ bỏ để đón nhận phúc âm (xin xem An Ma 10:4–5; 15:16) và so sánh nó với bản liệt kê những thứ ông nhận được (xin xem An Ma 15:18; 16:13–15; 34:8). Anh chị em sẵn lòng hy sinh điều gì để trở thành một môn đồ trung tín hơn của Chúa Giê Su Ky Tô?

Để có thêm ý kiến, xin xem các ấn phẩm trong tháng này của tạp chí LiahonaCổ Vũ Sức Mạnh của Giới Trẻ.

Những Ý Kiến cho Việc Giảng Dạy Trẻ Em

Bởi vì Chủ Nhật này là ngày Chủ Nhật tuần thứ năm của tháng, các giảng viên Hội Thiếu Nhi được khuyến khích sử dụng các sinh hoạt học tập trong “Phụ Lục B: Chuẩn Bị Cho Trẻ Em Bước Đi trên Con Đường Giao Ước của Thượng Đế Suốt Đời.”

An Ma 13:1–2, 16

Quyền năng chức tư tế giúp tôi đến gần Đấng Ky Tô hơn.

  • Một cách để giúp các bé thấy cách mà quyền năng chức tư tế hướng chúng ta đến với Đấng Ky Tô là cho chúng xem những bức tranh về cách thức sử dụng quyền năng chức tư tế (xin xem Sách Họa Phẩm Phúc Âm, các số 103–110). Các bé có thể giúp anh chị em nghĩ về những cách mà Chúa Giê Su đã sử dụng quyền năng của Ngài (xin xem, ví dụ, Ma Thi Ơ 26:26–28; Mác 5:22–24, 35–43; Sách Họa Phẩm Phúc Âm, các số 38–41). Sau đó, anh chị em có thể cùng nhau đọc An Ma 13:2 và nói về cách mà quyền năng chức tư tế giúp chúng ta “trông đợi Vị Nam Tử của [Thượng Đế]” và trở nên giống như Ngài hơn.

    Hình Ảnh
    phép báp têm
    Hình Ảnh
    Chúa Giê Su Sắc Phong Các Sứ Đồ
  • Tại sao Thượng Đế ban cho chúng ta các giáo lễ chức tư tế? Hãy giúp các bé tìm câu trả lời trong An Ma 13:16. Nếu chúng cần giúp đỡ để biết một giáo lễ là gì, thì có những bản liệt kê trong Sách Hướng Dẫn Tổng Quát, phần 18.118.2. Anh chị em và các bé có thể nói về những kinh nghiệm của mình khi tiếp nhận các giáo lễ này. Làm thế nào các giáo lễ này giúp chúng ta “trông chờ [Chúa Giê Su Ky Tô] cho sự xá miễn tội lỗi của [chúng ta]”?

An Ma 13:10–12

Chúa Giê Su Ky Tô có thể làm cho tôi được thanh sạch.

  • Sau khi cùng nhau đọc các câu này, hãy suy ngẫm những cách thức để giúp các bé hình dung ra điều mà các câu này giảng dạy. Anh chị em và các bé có thể cùng nhau giặt một thứ gì đó. Chúng ta cảm thấy như thế nào khi chúng ta bị lấm bẩn? Chúng ta cảm thấy như thế nào khi chúng ta trở nên sạch sẽ lần nữa? Những cảm giác này tương tự ra sao với điều chúng ta cảm thấy khi phạm tội và rồi hối cải và trở nên trong sạch qua Sự Chuộc Tội của Đấng Cứu Rỗi?

An Ma 14:18–29

Cha Thiên Thượng củng cố tôi khi tôi có đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Trang sinh hoạt của tuần này có thể giúp anh chị em—hoặc các bé—kể câu chuyện trong An Ma 14:18–29 (xin xem thêm “Chương 22: Sứ Mệnh của An Ma ở Am Mô Ni Ha,” Các Câu Chuyện trong Sách Mặc Môn, trang 58–63). Hãy nhấn mạnh rằng An Ma và A Mu Léc đã được ban cho sức mạnh nhờ “đức tin của [họ] hằng có nơi Đấng Ky Tô” (An Ma 14:26). Anh chị em cũng có thể nói về một kinh nghiệm khi Thượng Đế ban cho anh chị em sức mạnh “thể theo đức tin [của anh chị em].” Làm thế nào chúng ta có thể trung tín như An Ma và A Mu Léc?

An Ma 15:3–12

Chúa Giê Su Ky Tô có thể làm thay đổi tấm lòng.

  • Sự thay đổi tấm lòng của Giê Rôm qua Chúa Giê Su Ky Tô thật đầy soi dẫn. Hãy cân nhắc ôn lại với các bé điều chúng đã học được trong tuần trước về Giê Rôm. Sau đó, anh chị em có thể cùng nhau đọc An Ma 15:3–12 để biết ông đã thay đổi như thế nào. Chúng ta học được điều gì từ kinh nghiệm của Giê Rôm về quyền năng của Chúa?

Để có thêm ý kiến, xin xem ấn phẩm trong tháng này của tạp chí Bạn Hữu.

Hình Ảnh
An Ma và A Mu Léc ở trong ngục thất

Alma and Amulek in Prison (An Ma và A Mu Léc ở trong Ngục Thất), tranh do Gary L. Kapp họa

In