Hãy Đến Mà Theo Ta 2024
Ngày 2–8 tháng Chín: “Nhớ Tới Chúa.” Hê La Man 7–12


“Ngày 2–8 tháng Chín: ‘Nhớ Tới Chúa.’ Hê La Man 7–12,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Việc Học ở Nhà và ở Nhà Thờ: Sách Mặc Môn năm 2024 (năm 2023)

“Ngày 2–8 tháng Chín. Hê La Man 7–12,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Việc Học ở Nhà và ở Nhà Thờ: năm 2024 (năm 2023)

Hình Ảnh
Nê Phi cầu nguyện trên một ngọn tháp trong vườn

Tranh minh họa Nê Phi ở trên một ngọn tháp trong vườn, do Jerry Thompson thực hiện

Ngày 2–8 tháng Chín: “Nhớ Tới Chúa”

Hê La Man 7–12

Hê La Man, cha của Nê Phi, đã khuyên nhủ các con trai của ông “hãy nhớ, hãy nhớ.” Ông muốn họ nhớ đến tổ tiên của họ, nhớ lời của các vị tiên tri, và trên hết là nhớ về “Đấng Cứu Chuộc của chúng ta, tức là Đấng Ky Tô” (xin xem Hê La Man 5:5–14). Rõ ràng Nê Phi quả thật đã nhớ bởi vì đây chính là sứ điệp mà ông đã tuyên bố mà “không biết mệt mỏi” cho dân chúng nhiều năm sau đó (Hê La Man 10:4). Ông hỏi: “làm sao các người lại có thể quên được Thượng Đế của các người?” (Hê La Man 7:20). Tất cả những nỗ lực của Nê Phi—thuyết giảng, cầu nguyện, thực hiện các phép lạ, và thỉnh cầu Thượng Đế ban cho một nạn đói—là những cố gắng để giúp dân chúng trở về với Thượng Đế và nhớ đến Ngài. Trong nhiều phương diện, việc quên Thượng Đế còn nghiêm trọng hơn việc không biết Ngài. Và rất dễ để quên Ngài khi tâm trí chúng ta bị xao lãng bởi “những điều vô ích của thế gian” và bị che khuất bởi tội lỗi (Hê La Man 7:21), xin xem thêm Hê La Man 12:2). Nhưng, như giáo vụ của Nê Phi đã chỉ ra, không bao giờ là quá trễ để nhớ và “quay về với Chúa, Thượng Đế của mình” (Hê La Man 7:17).

Những Ý Kiến cho Việc Học ở Nhà và ở Nhà Thờ

Hê La Man 7–11

Hình Ảnh
seminary icon
Các vị tiên tri tiết lộ ý muốn của Thượng Đế cho mọi người.

Hê La Man 7–11 là các chương đặc biệt phù hợp để học hỏi về điều các vị tiên tri làm. Khi đọc những chương này, anh chị em hãy tập trung vào những hành động, suy nghĩ, và sự tương tác của Nê Phi với Chúa. Làm thế nào giáo vụ của Nê Phi giúp anh chị em hiểu vai trò của các vị tiên tri? Đây là một vài ví dụ. Có điều gì khác mà anh chị em tìm thấy?

Dựa trên điều mình đã đọc, anh chị em sẽ mô tả vị tiên tri là ai và vị ấy làm gì? Hãy cân nhắc viết một định nghĩa ngắn gọn. Rồi hãy xem có điều gì mà anh chị em có thể thêm vào định nghĩa của mình sau khi đọc mục “Tiên Tri, Vị” trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư (Thư Viện Phúc Âm).

Anh chị em có để ý thấy Nê Phi can đảm như thế nào trong Hê La Man 7:11–29 không? Tại sao anh chị em cảm thấy đôi khi các vị tiên tri cần phải nói bằng sự can đảm như Nê Phi đã làm? Cân nhắc tìm kiếm những câu trả lời trong phần có tựa đề “Đừng Ngạc Nhiên” trong sứ điệp của Anh Cả Neil L. Andersen “Vị Tiên Tri của Thượng Đế” (Liahona, tháng Năm năm 2018, trang 26).

Với tất cả những lẽ thật này trong tâm trí, hãy suy ngẫm cách Chúa đã ban phước cho anh chị em qua giáo vụ của các vị tiên tri của Ngài. Gần đây Ngài đã dạy anh chị em điều gì qua vị tiên tri tại thế của chúng ta? Anh chị em đang làm gì để lắng nghe và tuân theo sự hướng dẫn của Chúa?

Hê La Man 9; 10:1, 12–15

Đức tin của tôi nơi Chúa Giê Su Ky Tô phải được xây dựng không chỉ dựa trên những điềm triệu và phép lạ.

Nếu các điềm triệu hoặc phép lạ là đủ để thay đổi tấm lòng của một người, thì tất cả những người Nê Phi hẳn phải được cải đạo bởi những điềm triệu đặc biệt mà Nê Phi đã đưa ra trong Hê La Man 9. Nhưng điều đó không xảy ra. Hãy lưu ý những cách khác nhau mà dân chúng phản ứng với phép lạ trong Hê La Man 9–10. Ví dụ, anh chị em có thể so sánh những câu trả lời của năm người đàn ông và các vị phán quan trong Hê La Man 9:1–20 (xin xem thêm Hê La Man 9:39–41; 10:12–15). Anh chị em học được điều gì từ những kinh nghiệm này về cách xây đắp đức tin của mình nơi Chúa Giê Su Ky Tô?

Xin xem thêm 3 Nê Phi 1:22; 2:1–2.

Hê La Man 10:1–12

Chúa ban quyền năng cho những người tìm kiếm ý muốn của Ngài và cố gắng tuân giữ những lệnh truyền của Ngài.

Khi anh chị em học Hê La Man 10:1–12, hãy lưu ý điều Nê Phi đã làm để nhận được sự tin cậy của Chúa. Ông đã cho thấy rằng ông đã tìm kiếm ý muốn của Chúa thay vì ý muốn của riêng ông như thế nào? Kinh nghiệm của Nê Phi soi dẫn cho anh chị em làm điều gì?

Hê La Man 10:2–4

Việc suy ngẫm lời của Thượng Đế mang lại sự mặc khải.

Khi cảm thấy bị áp bức, lo âu, hoặc bối rối, có lẽ anh chị em sẽ học một bài học quan trọng từ tấm gương của Nê Phi trong Hê La Man 10:2–4. Ông đã làm gì khi cảm thấy “hết sức buồn nản”? (câu 3).

Chủ Tịch Henry B. Eyring giải thích: “Khi suy ngẫm, chúng ta mời mọc sự mặc khải qua Thánh Linh” (“Phục Vụ với Thánh Linh,” Liahona, tháng Mười Một năm 2010, trang 60). Làm thế nào anh chị em tạo được một thói quen suy ngẫm?

Hê La Man 12

Chúa muốn tôi nhớ đến Ngài.

Làm thế nào anh chị em nhớ được thông tin quan trọng—như ngày sinh nhật của một người trong gia đình hoặc thông tin để làm bài thi? Điều này giống với nỗ lực đòi hỏi để “tưởng nhớ đến Chúa” ra sao? (Hê La Man 12:5). Chúng khác nhau như thế nào?

Hê La Man 12 mô tả một số điều khiến cho người ta quên Chúa. Anh chị em có thể liệt kê những điều đó và suy ngẫm xem chúng có thể làm anh chị em xao lãng khỏi Ngài không. Điều gì giúp anh chị em nhớ đến Chúa Giê Su Ky Tô? Anh chị em được soi dẫn để làm điều gì dựa vào điều đã học?

Xin xem thêm Giáo Lý và Giao Ước 20:77, 79.

Sử dụng các bài học dùng dụng cụ trực quan. Đấng Cứu Rỗi thường liên kết các nguyên tắc phúc âm với những điều quen thuộc hằng ngày. Khi học hỏi hoặc giảng dạy về Hê La Man 12:1–6, anh chị em có thể so sánh “sự bất thường [dễ lung lay] … của loài người” với cách chúng ta cố gắng đứng thăng bằng trên một chân. Làm thế nào chúng ta có thể giữ được sự kiên định về mặt thuộc linh?

Để có thêm ý kiến, xin xem các ấn phẩm tháng này của tạp chí LiahonaCổ Vũ Sức Mạnh của Giới Trẻ.

Những Ý Kiến cho Việc Giảng Dạy Trẻ Em

Hê La Man 7:20–21

Chúa muốn tôi nhớ đến Ngài.

  • Để bắt đầu một cuộc trò chuyện về việc tưởng nhớ tới Chúa, anh chị em có thể kể cho các bé về một lần mà anh chị em quên một điều gì đó. Hãy để chúng chia sẻ những kinh nghiệm tương tự của riêng chúng. Sau đó cùng nhau đọc Hê La Man 7:20–21 và hỏi các bé xem chúng nghĩ việc quên Thượng Đế có nghĩa là gì. Có lẽ các bé có thể vẽ tranh về những điều khiến cho chúng ta quên Chúa và sử dụng những bức tranh của chúng để che bức hình của Chúa Giê Su. Sau đó, chúng có thể nghĩ về những điều chúng có thể làm để tưởng nhớ tới Ngài. Khi chúng chia sẻ những suy nghĩ của mình, chúng có thể lấy ra từng bức tranh cho đến khi bức hình của Đấng Cứu Rỗi lộ ra.

Hê La Man 8:13–23

Các vị tiên tri làm chứng về Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Hãy giúp các bé tra cứu Hê La Man 8:13–23 để tìm tên của các vị tiên tri đã giảng dạy về Chúa Giê Su Ky Tô. Chúng có thể chuyền tay nhau một bức hình của Chúa Giê Su mỗi lần chúng tìm thấy một cái tên. Vị tiên tri tại thế của chúng ta đã dạy điều gì về Đấng Cứu Rỗi?

  • Anh chị em và các bé có thể chọn ra một cụm từ chính trong bài hát và viết mỗi chữ trong cụm từ đó lên các dấu chân bằng giấy. Sau đó, anh chị em có thể đặt các dấu chân lên sàn nhà dẫn đến một bức hình của Đấng Cứu Rỗi, và các bé có thể đi theo dấu chân hướng đến bức hình. Việc tuân theo vị tiên tri đã dẫn dắt chúng ta đến với Chúa Giê Su Ky Tô như thế nào?

Hê La Man 10:1–4

Việc suy ngẫm lời của Thượng Đế mang lại sự mặc khải.

  • Để giúp các bé hiểu ý nghĩa của việc suy ngẫm, anh chị em có thể cùng nhau đọc “Suy Ngẫm, Suy Tư” trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư (Thư Viện Phúc Âm). Một số từ khác tương tự như suy ngẫm là gì? Có lẽ anh chị em có thể cùng nhau đọc Hê La Man 10:1–3 và thay thế từ suy ngẫm bằng những từ khác đó. Hãy nói chuyện với các bé về những cách để biến suy ngẫm thành một phần trong việc học thánh thư của chúng.

Hê La Man 10:11–12

Tôi sẽ vâng lời Cha Thiên Thượng.

  • Nê Phi đã vâng lời Cha Thiên Thượng ngay cả khi điều đó có nghĩa là làm một việc khó khăn. Để có một ví dụ về điều này, anh chị em và các bé có thể đọc Hê La Man 10:2, 11–12. Các bé có thể diễn lại điều Nê Phi đã làm—đi về một bên của căn phòng (như thể chúng đang đi về nhà), dừng lại, quay người lại, và rồi đi về phía bên kia căn phòng (như thể chúng đang quay lại để giảng dạy dân chúng). Cha Thiên Thượng muốn chúng ta làm một số điều gì?

Để có thêm ý kiến, xin xem ấn phẩm tháng này của tạp chí Bạn Hữu.

Hình Ảnh
Sê An Tum bị phát hiện là kẻ giết người

Qua ân tứ tiên tri, Nê Phi đã giải quyết vụ án vị trưởng phán quan bị giết.

© The Book of Mormon for Young Readers, Sê An Tum—Kẻ Giết Người Bị Vạch Trần, tranh do Briana Shawcroft họa; không được phép sao chép

In