Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 13–19 tháng Bảy. An Ma 32–35: “Gieo Trồng Lời Này vào Tim Mình”


“Ngày 13–19 tháng Bảy. An Ma 32–35: ‘Gieo Trồng Lời Này vào Tim Mình,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: Sách Mặc Môn năm 2020 (năm 2020)

“Ngày 13–19 tháng Bảy. An Ma 32–35,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: năm 2020

hạt giống trong tay đứa bé

Ngày 13–19 tháng Bảy

An Ma 32–35

“Gieo Trồng Lời Này vào Tim Mình”

Hãy ghi lại những ấn tượng thuộc linh mà anh chị em nhận được khi học An Ma 32–35. Anh chị em cảm thấy được soi dẫn để làm gì nhờ vào điều anh chị em học hỏi?

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Đối với dân Giô Ram, lời cầu nguyện là một lối thực hành theo thói quen, tập trung vào bản thân mà chỉ diễn ra một lần trong tuần. Việc đó gồm có đứng ở nơi tất cả mọi người có thể thấy và lặp lại những lời sáo rỗng, tự mãn. Có lẽ tệ hơn là dân Giô Ram không có đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô—thậm chí chối bỏ sự hiện hữu của Ngài—và ngược đãi người nghèo khổ (xin xem An Ma 31:9–25). Ngược lại, An Ma và A Mu Léc mạnh dạn giảng dạy rằng lời cầu nguyện liên quan đến điều diễn ra trong tấm lòng chúng ta nhiều hơn là trên một diễn đàn công cộng. Và nếu việc đó không đưa đến lòng cảm thông cho những người túng thiếu, thì đó là “vô hiệu quả, không đem lại … một lợi ích nào” (An Ma 34:28). Quan trọng nhất, đó là một sự biểu lộ đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô, là Đấng đã đem lại sự cứu chuộc qua “sự hy sinh vô hạn và vĩnh cửu” (An Ma 34:10). An Ma đã giải thích, một đức tin như vậy xuất phát từ sự khiêm nhường và “[lòng] muốn tin” (An Ma 32:27). Đức tin lớn lên dần dần, giống một cái cây, và cần được nuôi dưỡng liên tục. Trong khi đọc An Ma 32–35, anh chị em có thể xem xét đức tin và những lời cầu nguyện của chính mình; anh chị em có từng cảm thấy bất kỳ thái độ nào giống như của dân Giô Ram len lỏi vào tâm trí mình không? Làm thế nào anh chị em nuôi dưỡng đức tin của mình nơi Chúa Giê Su Ky Tô để nó sẽ trở thành “một cây lớn mạnh cho tới cuộc sống vĩnh viễn”? (An Ma 32:41).

hình biểu tượng học tập cá nhân

Những Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Cá Nhân

An Ma 32:1–16

Tôi có thể chọn trở nên khiêm nhường.

An Ma nhận biết được rằng những người Giô Ram nghèo khổ đã khiêm nhường và “sẵn sàng để nghe giảng lời của Thượng Đế” (An Ma 32:6). Khi anh chị em đọc An Ma 32:1–16, hãy nghĩ về cách anh chị em chuẩn bị sẵn sàng để nghe giảng lời của Thượng Đế.

Các kinh nghiệm nào đã làm cho anh chị em khiêm nhường? Anh chị em đã làm gì để trở nên khiêm nhường hơn? Các câu thánh thư này có thể dạy cho anh chị em làm thế nào để chọn khiêm nhường thay vì bị bó buộc phải khiêm nhường. Ví dụ, có sự khác biệt nào giữa việc “nghèo về những vật chất của thế gian” và “nghèo trong lòng”? (câu 3). “Hạ mình vì lời của Thượng Đế” có nghĩa là gì? (câu 14).

Xin xem thêm “Khiêm Nhường, Khiêm Tốn,” Sách Hướng Dẫn Thánh Thư.

An Ma 32:17–43; 33–34

Tôi thực hành đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô bằng cách gieo trồng và nuôi dưỡng lời của Ngài trong tấm lòng mình.

Tại sao anh chị em nghĩ An Ma nói về việc gieo trồng hạt giống để trả lời cho các câu hỏi của những người Giô Ram về cách thờ phượng? Hạt giống mà An Ma nói về là gì? (xin xem An Ma 32:28; 33:22–23). Trong khi anh chị em đọc An Ma 32:17–43, hãy ghi chú lại các từ ngữ giúp anh chị em hiểu cách để thực hành đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô và lời của Ngài. Anh chị em học được đức tin là gì và đức tin không phải là gì? Sau đó, trong khi đọc các chương 33–34, anh chị em hãy tìm câu trả lời cho câu hỏi của những người Giô Ram “[Chúng tôi] phải làm thế nào để trồng hạt giống [đó]?” (An Ma 33:1).

Đây là một cách khác để học An Ma 32–34: Vẽ các bức hình thể hiện những giai đoạn phát triển khác nhau của một hạt giống. Rồi đề tựa mỗi bức hình bằng những từ trong An Ma 32:28–43 mà giúp anh chị em hiểu cách để trồng và nuôi dưỡng lời của Thượng Đế trong tấm lòng mình.

Xin xem thêm Ma Thi Ơ 13:3–8, 18–23; Hê Bơ Rơ 11; Neil L. Andersen, “Đức Tin Không Đến Một Cách Tình Cờ mà là Do Chúng Ta Chọn,” Liahona, tháng Mười Một năm 2015, trang 65–68.

An Ma 33:2–11; 34:17–29

Tôi có thể thờ phượng Thượng Đế trong lời cầu nguyện, vào bất cứ khi nào và bất kỳ nơi đâu.

Lời khuyên nhủ của An Ma và A Mu Léc về cách thờ phượng và lời cầu nguyện có dụng ý để sửa lại những điều mà dân Giô Ram đã hiểu sai (xin xem An Ma 31:13–23). Những lẽ thật mà họ giảng dạy có thể giúp bất kỳ ai trong chúng ta hiểu hơn về cách cầu nguyện và thờ phượng. Anh chị em có thể lập một bảng liệt kê những lẽ thật về lời cầu nguyện mà anh chị em tìm thấy trong An Ma 33:2–1134:17–29. Ở bên cạnh bảng đó, hãy liệt kê ra những quan niệm sai lầm về lời cầu nguyện mà được những lẽ thật này sửa lại cho đúng (xin xem An Ma 31:12–23). Những điều mà anh chị em học được từ các câu này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến cách anh chị em cầu nguyện và thờ phượng?

An Ma 33:3–17

Giê Nốt và Giê Nốc là ai?

Giê Nốt và Giê Nốc là các vị tiên tri đã làm chứng về Chúa Giê Su Ky Tô trong thời Cựu Ước, nhưng những lời giảng dạy của họ không được tìm thấy trong Kinh Cựu Ước. Dân Nê Phi đã có được những lời giảng dạy của các vị tiên tri này, có lẽ bởi vì chúng được gồm vào trong các bảng khắc bằng đồng mà Nê Phi lấy từ La Ban. Những lời này cũng được nói đến trong 1 Nê Phi 19:10–12; Gia Cốp 5:1; và Hê La Man 8:19–20.

An Ma 34:30–41

“Cuộc sống này là thời gian … chuẩn bị để gặp Thượng Đế.”

Khi đọc An Ma 34:30–41, anh chị em hãy suy xét cách anh chị em có thể “dùng thời giờ của mình một cách hữu hiệu hơn khi còn trong cuộc sống này” (câu 33). Làm thế nào sự hối cải và kiên nhẫn có thể giúp anh chị em chuẩn bị để gặp Thượng Đế? Có những thay đổi nào anh chị em cần thực hiện mà lại đang trì hoãn không? Hãy đảm bảo hành động theo bất kỳ ấn tượng thuộc linh nào mà anh chị em nhận được.

Xin xem thêm An Ma 12:24; Larry R. Lawrence, “Còn Thiếu Chi Cho Tôi Nữa?Liahona, tháng Mười Một năm 2015, trang 33–35.

hình biểu tượng gia đình học tập

Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Chung Với Gia Đình và Buổi Họp Tối Gia Đình

Khi anh chị em đọc thánh thư chung với gia đình, Thánh Linh có thể giúp anh chị em biết phải tập trung và thảo luận về những nguyên tắc nào để đáp ứng nhu cầu của gia đình. Sau đây là một số ý kiến.

An Ma 32:9–11; 33:2–11; 34:38–39

Sẽ như thế nào nếu chúng ta chỉ được phép thờ phượng và cầu nguyện vào ngày Chủ Nhật? Trong khi anh chị em cùng nhau đọc các câu thánh thư này, mọi người trong gia đình có thể thảo luận cách họ thờ phượng mỗi ngày và lý do tại sao họ biết ơn rằng họ có thể làm như vậy.

An Ma 32:28–43

Có một bức hình về một cái cây trong đại cương này; anh chị em có thể sử dụng nó để minh họa những lời của An Ma trong những câu này. Hoặc gia đình anh chị em có thể đi dạo để tìm cây cối đang trong các giai đoạn phát triển khác nhau và đọc những câu thánh thư từ An Ma 32. là câu so sánh một cái cây đang lớn với đức tin của chúng ta. Từng người trong gia đình có thể trồng một hạt giống và thảo luận điều chúng ta cần làm để giúp nó phát triển. Qua những tuần sắp tới anh chị em có thể kiểm tra hạt giống của mình và nhắc nhở nhau về sự cần thiết để tiếp tục nuôi dưỡng chứng ngôn của chúng ta về Chúa Giê Su Ky Tô.

An Ma 33:2–11; 34:17–29

Các câu này gợi ý điều gì về cách chúng ta có thể cải thiện lời cầu nguyện cá nhân và gia đình của mình?

An Ma 34:31

Những kinh nghiệm nào đã cho chúng ta thấy rằng khi hối cải, thì “tức thời” chúng ta đang nhận được các phước lành của kế hoạch cứu chuộc?

An Ma 34:33–35

Gia đình của anh chị em có biết trì hoãn có nghĩa là gì không? Một ai đó có thể chia sẻ những ví dụ của sự trì hoãn và các hậu quả tiêu cực của nó. “Trì hoãn ngày hối cải của mình” có nghĩa là gì?

Để có thêm ý kiến giảng dạy cho trẻ em, xin xem đại cương tuần này trong tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Hãy vẽ tranh. Anh chị em có thể để cho mọi người trong nhà vẽ tranh trong khi học hỏi từ thánh thư. Ví dụ, họ có thể thích vẽ một hạt giống lớn lên thành một cái cây trong khi học An Ma 32.

trái trên cây

“Nhờ sự chuyên tâm, đức tin, và lòng kiên nhẫn của các người trong việc nuôi dưỡng lời của Thượng Đế …, nên này, chẳng bao lâu các người sẽ gặt hái được trái của nó là trái quý giá nhất” (An Ma 32:42).