Giáo Lý và Giao Ước năm 2021
Ngày 15–21 tháng Mười Một. Giáo Lý và Giao Ước 133–134: “Các Ngươi Hãy Chuẩn Bị để Đợi Chàng Rể Đến”


“Ngày 15–21 tháng Mười Một. Giáo Lý và Giao Ước 133–134: ‘Các Ngươi Hãy Chuẩn Bị để Đợi Chàng Rể Đến,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: Giáo Lý và Giao Ước năm 2021 (năm 2020)

“Ngày 15–21 tháng Mười Một. Giáo Lý và Giao Ước 133–134,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: năm 2021

năm người nữ đồng trinh khôn ngoan

The Bridegroom Cometh (Chàng Rể Đến), tranh do Elizabeth Gibbons họa

Ngày 15–21 tháng Mười Một

Giáo Lý và Giao Ước 133–134

“Các Ngươi Hãy Chuẩn Bị để Đợi Chàng Rể Đến”

Chủ Tịch Henry B. Eyring đã dạy: “Sự Phục Hồi phúc âm đã bắt đầu với một câu hỏi khiêm nhường được suy ngẫm trong một ngôi nhà khiêm tốn, và điều đó có thể tiếp diễn trong ngôi nhà của mỗi người chúng ta” (“Ngôi Nhà Nơi Thánh Linh của Chúa Ngự,” Liahona, tháng Năm năm 2019, trang 25).

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Khi Giáo Hội mới vừa được 19 tháng, Tiên Tri Joseph Smith và các vị lãnh đạo khác của Giáo Hội đã vạch ra những kế hoạch táo bạo để tổng hợp những điều mặc khải ngày sau của Thượng Đế thành một quyển sách và in thành 10.000 bản—gấp đôi số lượng Sách Mặc Môn được in lần thứ nhất. Thật không may, chi phí đắt đỏ làm trì trệ những kế hoạch này, và đám người xấu đã tấn công xưởng in của Giáo Hội ngay trong giai đoạn in ấn. Chúng xáo tung các quyển chưa được đóng gáy, và mặc dù Các Thánh Hữu dũng cảm đã gìn giữ được một số, nhưng không có bản in hoàn chỉnh nào của Sách Giáo Lệnh còn tồn tại.

Phần mà giờ đây chúng ta gọi tiết 133 của Giáo Lý và Giao Ước vốn là phụ lục của Sách Giáo Lệnh, giống như một lời kết mạnh mẽ vào cuối quyển sách công bố những sự mặc khải của Chúa. Tiết này cảnh báo về ngày phán xét sẽ đến và nhắc lại lời kêu gọi xuyên suốt sự mặc khải hiện đại: ra khỏi thế gian, tượng trưng bởi Ba Bi Lôn; xây dựng Si Ôn; chuẩn bị cho Ngày Tái Lâm; và loan truyền sứ điệp này đến “mọi quốc gia, sắc tộc, sắc ngữ và dân tộc” (câu 37). Trong khi những kế hoạch ban đầu dành cho Sách Giáo Lệnh không thực hiện được, điều mặc khải này là một lời nhắc nhở và một lời chứng rằng công việc của Chúa không thể bị ngăn trở, “vì Ngài sẽ tỏ trần cánh tay thánh của Ngài … , và khắp mọi nơi tận cùng của trái đất sẽ thấy sự cứu rỗi của Thượng Đế” (câu 3).

hình biểu tượng học tập cá nhân

Những Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Cá Nhân

Giáo Lý và Giao Ước 133

Các lẽ thật trong Giáo Lý và Giao Ước có thể chuẩn bị cho tôi làm công việc của Thượng Đế.

Những quyển sách thường kết thúc bằng một phần tóm tắt hoặc nhắc lại những điểm chính trong quyển sách đó. Tiết 133 ban đầu vốn là phần kết luận của Sách Giáo Lệnh, và có thể hữu ích để đọc tiết này từ khía cạnh đó. Chúa nhấn mạnh những điểm nào về công việc của Ngài? Các câu 57–62 dạy anh chị em điều gì về vai trò mà Chúa muốn anh chị em tham gia trong công việc của Ngài?

Giáo Lý và Giao Ước 133:1–19

Chúa muốn tôi chuẩn bị cho Ngày Tái Lâm của Ngài.

Cả tiết 1, lời mở đầu của Chúa cho sách Giáo Lý và Giao Ước, lẫn tiết 133, phần phụ lục ban đầu của quyển sách, đều bắt đầu với cùng một lời khẩn nài từ Chúa: “Hãy nghe đây, hỡi các ngươi là dân của giáo hội ta” (Giáo Lý và Giao Ước 1:1; 133:1). Nghe có nghĩa là gì? (xin xem Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “Nghe, Nghe Theo,” scriptures.ChurchofJesusChrist.org). Chúa muốn anh chị em nghe lời mời hay chỉ thị gì trong Giáo Lý và Giao Ước 133:1–19? Anh chị em được soi dẫn làm điều gì để chuẩn bị tốt hơn cho ngày tái lâm của Ngài? Làm thế nào anh chị em giúp những người xung quanh mình chuẩn bị?

Xin xem thêm Ma Thi Ơ 25:1–13; D. Todd Christofferson, “Chuẩn Bị cho Sự Trở Lại của Chúa,” Liahona, tháng Năm năm 2019, trang 81–84.

Giáo Lý và Giao Ước 133:19–56

Ngày Tái Lâm sẽ đầy vui mừng đối với những người ngay chính.

Trong khi đọc trong Giáo Lý và Giao Ước 133:19–32 về các sự kiện mà đi cùng với Ngày Tái Lâm của Đấng Cứu Rỗi, hãy suy ngẫm điều mà lời mô tả về các sự kiện này gợi ý cho anh chị em về Đấng Cứu Rỗi và công việc của Ngài. Anh chị em có thể tìm thấy được các cách áp dụng khả dĩ nào về mặt thuộc linh từ những lời mô tả này?

Trong khi đọc lời mô tả sự trở lại của Đấng Cứu Rỗi trong các câu 32–56, điều gì khiến cho anh chị em mong đợi ngày vĩ đại đó? Những từ hoặc cụm từ nào mô tả tình yêu thương của Chúa dành cho dân Ngài? Hãy nghĩ về việc ghi lại các kinh nghiệm cá nhân của anh chị em với “tình thương yêu nhân từ của Chúa [anh chị em], và tất cả những gì mà Ngài đã ban cho [anh chị em] theo lòng tốt của Ngài” (câu 52).

Giáo Lý và Giao Ước 134

“Các chính phủ được Thượng Đế lập ra vì lợi ích của loài người.”

Mối quan hệ của Các Thánh Hữu thời kỳ đầu với chính quyền rất phức tạp. Khi Các Thánh Hữu bị đuổi khỏi Hạt Jackson, Missouri, vào năm 1833, họ không nhận được sự hỗ trợ hoặc đền bù nào từ chính quyền địa phương hoặc quốc gia mặc cho họ đã thỉnh cầu sự giúp đỡ. Đồng thời, một số người bên ngoài Giáo Hội đã hiểu những lời giảng dạy về Si Ôn có nghĩa là Các Thánh Hữu chối bỏ thẩm quyền của các chính phủ trên thế gian. Giáo Lý và Giao Ước 134 được viết ra, một phần, là để làm rõ quan điểm của Giáo Hội với chính phủ.

Các tín hữu của Giáo Hội nên cảm thấy gì về các chính phủ? Trong khi anh chị em học tiết 134, hãy nghĩ về việc lập hai bản liệt kê: một bản liệt kê các nguyên tắc anh chị em học được về chính phủ và một bản khác về các trách nhiệm của người dân. Những ý kiến này có thể hữu ích đối với Các Thánh Hữu thời kỳ đầu như thế nào? Chúng áp dụng như thế nào ở nơi anh chị em sống?

Xin xem thêm Những Tín Điều 1:11–12.

hình biểu tượng gia đình học tập

Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Với Gia Đình và Buổi Họp Tối Gia Đình

Giáo Lý và Giao Ước 133:4–14.Sự đối lập thuộc linh của Si Ôn là Ba Bi Lôn—một thành phố cổ xưa mà trong thánh thư tượng trưng cho sự tà ác và nô lệ thuộc linh (xin xem D. Todd Christofferson, “Hãy Đến Với Si Ôn,” Liahona, tháng Mười Một năm 2008, trang 37; Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “Ba Bên, Ba Bi Lôn,” scriptures.ChurchofJesusChrist.org). Có bất kỳ điều gì anh chị em cần phải làm cùng với gia đình mình để “ra khỏi Ba Bi Lôn” theo khía cạnh thuộc linh (câu 5) và “đi đến … Si Ôn”? (câu 9).

Giáo Lý và Giao Ước 133:20–33.Trong khi anh chị em cùng nhau đọc những câu này, cả gia đình có thể vẽ các bức tranh về những gì mà họ nghĩ Ngày Tái Lâm sẽ như thế nào. Hãy thảo luận điều mà gia đình anh chị em có thể làm để chuẩn bị cho Ngày Tái Lâm của Đấng Cứu Rỗi.

Giáo Lý và Giao Ước 133:37–39.Gia đình anh chị em liệu có thích “cất tiếng lớn” đọc những câu này không? (câu 38). Cất tiếng lớn chia sẻ phúc âm có nghĩa là gì? Chúng ta có thể chia sẻ những lẽ thật nào?

Giáo Lý và Giao Ước 134:1–2.Để giúp gia đình của anh chị em hiểu sự quan trọng của chính phủ, anh chị em có thể thảo luận các câu hỏi như sau: Gia đình anh chị em được ban phước như thế nào nhờ các quy tắc trong gia đình? Đất nước của anh chị em được ban phước như thế nào nhờ có luật pháp? Anh chị em cũng có thể làm ra hoặc tô màu một hình quốc kỳ của mình hoặc học thuộc các tín điều thứ mười mộtmười hai.

Để có thêm ý kiến giảng dạy cho trẻ em, xin xem đại cương tuần này trong sách Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi.

Bài hát gợi ý: “Hỡi Các Con Cái của Chúa Trời,” Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 8.

Cải Thiện Việc Học Tập Cá Nhân

Hãy giảng dạy giáo lý rõ ràng và giản dị. Chúa đã mô tả phúc âm của Ngài bằng những từ như “rõ ràng” và “giản dị” (Giáo Lý và Giao Ước 133:57). Những từ này gợi ý điều gì cho anh chị em về cách giảng dạy phúc âm cho gia đình mình?

Đấng Ky Tô mặc áo choàng đỏ

Christ in His Red Robe (Đấng Ky Tô Mặc Áo Choàng Đỏ), tranh do Minerva Teichert họa