“Ngày 18–24 tháng Ba. Ma Thi Ơ 13; Lu Ca 8; 13: ‘Ai Có Tai, Hãy Nghe’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: Kinh Tân Ước năm 2019 (năm 2019)
“Ngày 18–24 tháng Ba. Ma Thi Ơ 13; Lu Ca 8; 13 Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: năm 2019
Ngày 18–24 tháng Ba
Ma Thi Ơ 13; Lu Ca 8; 13
“Ai Có Tai, Hãy Nghe”
Khi anh chị em đọc Ma Thi Ơ 13 và Lu Ca 8; 13, hãy nghĩ về cách anh chị em sẽ tự chuẩn bị mình để “nghe” và biết ơn những lời giảng dạy của Đấng Cứu Rỗi trong các truyện ngụ ngôn này. Anh chị em sẽ làm gì để áp dụng những lời giảng dạy này trong cuộc sống của mình?
Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em
Một trong số những lời giảng dạy đáng nhớ nhất của Đấng Cứu Rỗi là dưới dạng những câu chuyện đơn giản gọi là truyện ngụ ngôn. Các truyện này còn hơn cả chỉ những câu chuyện thú vị về những đồ vật hoặc sự kiện tầm thường. Chúng chứa đựng các lẽ thật uyên thâm về vương quốc của Thượng Đế dành cho những ai đã được chuẩn bị về phần thuộc linh. Một trong các truyện ngụ ngôn đầu tiên được ghi lại trong Kinh Tân Ước—truyện ngụ ngôn về người gieo giống (xin xem Ma Thi Ơ 13:3–23)—mời gọi chúng ta xem xét sự sẵn lòng của mình để tiếp nhận lời của Thượng Đế. Chúa tuyên phán: “Vì sẽ cho thêm kẻ nào nhận, thì họ sẽ được dư dật” (Bản Dịch của Joseph Smith, Ma Thi Ơ 13:10 [trong Ma Thi Ơ 13:12, cước chú a]). Vì vậy khi chúng ta chuẩn bị để học các truyện ngụ ngôn của Đấng Cứu Rỗi—hoặc bất cứ lời giảng dạy nào của Ngài—nơi lý tưởng để bắt đầu là xem xét lòng mình và quyết định xem chúng ta có cho lời của Thượng Đế ở “chỗ đất tốt” để nó lớn lên, ra hoa, nảy nở, và kết trái mà sẽ ban phước dồi dào cho chúng ta và gia đình mình (Ma Thi Ơ 13:8).
Những Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Riêng Cá Nhân
“Nước thiên đàng” mà Đấng Ky Tô nhắc đến trong Ma Thi Ơ 13 là gì?
Trong chương này, “nước thiên đàng” nói về Giáo Hội chân chính của Đấng Ky Tô, tức là vương quốc thượng thiên trên thế gian. Để có thêm thông tin, xin xem Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “Vương quốc của Thượng Đế hay vương quốc thiên thượng.”
Ma Thi Ơ 13:3–23; Lu Ca 8:4–15
Lòng tôi cần phải được chuẩn bị để tiếp nhận lời của Thượng Đế.
Tại sao một số người dễ lĩnh hội lẽ thật trong khi những người khác dường như lại chống cự lẽ thật? Việc đọc truyện ngụ ngôn về người gieo giống có thể mang đến một cơ hội tốt để nghĩ về cách anh chị em tiếp nhận lẽ thật của Chúa. Có thể là hữu ích để trước tiên so các câu 3–8 trong Ma Thi Ơ 13 với phần diễn giải trong các câu 18–23. Anh chị em có thể làm gì để nuôi dưỡng “đất tốt” bên trong mình? Một số “bụi gai” mà có thể ngăn cản anh chị em khỏi việc thực sự lắng nghe và noi theo lời Thượng Đế là gì?
Xin xem thêm Lu Ca 13:34; Mô Si A 2:9; 3:19; An Ma 12:10–11; 32:28–43; Dallin H. Oaks, “The Parable of the Sower,” Ensign hoặc Liahona, May 2015, 32–35.
Truyện ngụ ngôn của Chúa Giê Su giúp tôi hiểu sự tăng trưởng và vận mệnh của Giáo Hội Ngài.
Tiên Tri Joseph Smith dạy rằng các truyện ngụ ngôn trong Ma thi Ơ 13 mô tả sự tăng trưởng và vận mệnh của Giáo Hội trong những ngày sau (xin xem Những Lời Giảng Dạy của Các Vị Lãnh Đạo Giáo Hội: Joseph Smith [2007], trang 315–328). Khi anh chị em đọc các truyện ngụ ngôn này, hãy viết xuống điều chúng giảng dạy anh chị em về Giáo Hội của Chúa (anh chị em có thể muốn tham khảo điều Tiên Tri Joseph dạy về một số truyện ngụ ngôn này):
-
Lúa mì và cỏ lùng (13:24–30, 36–43): Người ngay chính và kẻ tà ác sẽ cùng phát triển cho đến khi tận thế.
-
Hột cải (13:31–32):
-
Men (13:33):
-
Của báu được chôn giấu và hột châu quí giá (13:44–46):
-
Cái lưới (13:47–50):
-
Người chủ nhà (13:52):
Sau khi suy ngẫm về các truyện ngụ ngôn này, anh chị em cảm thấy được soi dẫn phải làm điều gì để tham gia trọn vẹn hơn vào công việc của Giáo Hội ngày sau của Đấng Ky Tô? Anh chị em có câu hỏi gì mà có thể giúp anh chị em áp dụng các truyện ngụ ngôn này? Chẳng hạn, “Tôi sẽ sẵn lòng hy sinh điều gì cho Giáo Hội?”
Xin xem thêm Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “Men,” “Ngụ Ngôn.”
Người ngay chính cần phải phát triển ở giữa người tà ác cho đến tận thế.
Một cách để phân tích truyện ngụ ngôn này là vẽ một bức tranh về thứ đó và viết vào đó lời diễn giải trong Ma Thi Ơ 13:36–43 và Giáo Lý và Giao Ước 86:1–7. Cỏ lùng là “một loại cỏ dại hay cỏ độc có hình dáng giống như lúa mì” (Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “Cỏ lùng”). Các lẽ thật nào trong truyện ngụ ngôn này soi dẫn anh chị em để tiếp tục trung tín bất chấp sự tà ác của thế gian?
Trong những phương diện nào “các phụ nữ biết đích xác” phục sự Đấng Cứu Rỗi?
“Các môn đồ nữ hành trình cùng Chúa Giê Su và Mười Hai Sứ Đồ, học hỏi từ [Chúa Giê Su] về phần thuộc linh và phục vụ Ngài về phần thế tục. … Ngoài việc tiếp nhận sự phục sự của Chúa Giê Su—tin mừng về phúc âm của Ngài và các phước lành của quyền năng chữa lành của Ngài—các phụ nữ này đã phục sự Ngài, cho những gì họ có và lòng tận tụy của họ” (Daughters in My Kingdom [2011], 4). Các phụ nữ noi theo Đấng Cứu Rỗi cũng chia sẻ chứng ngôn hùng hồn về Ngài (xin xem Linda K. Burton, “Các Phụ Nữ Biết Đích Xác,” Ensign hoặc Liahona, tháng Năm năm 2017, trang 12–15).
Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Chung Gia Đình và Buổi Họp Tối Gia Đình
Khi anh chị em học về những lời giảng dạy của Đấng Cứu Rỗi với gia đình mình, Thánh Linh có thể giúp anh chị em biết phải nhấn mạnh và thảo luận về những nguyên tắc nào để đáp ứng nhu cầu của gia đình mình. Đây là một số đề nghị:
Khi những người trong gia đình anh chị em đọc các truyện ngụ ngôn của Đấng Cứu Rỗi, họ có thể thích nghĩ về truyện ngụ ngôn của riêng họ mà giảng dạy cùng các lễ thật về nước thiên đàng (Giáo Hội), sử dụng những đồ vật hoặc tình huống quen thuộc đối với họ.
Chúng ta có thể làm gì với tư cách là gia đình để nuôi dưỡng “đất tốt” trong lòng và trong nhà của mình? (Ma Thi Ơ 13:23). Nếu anh chị em có con nhỏ trong nhà, có lẽ rất vui để mời những người trong gia đình đóng diễn những cách thức khác nhau để chuẩn bị tấm lòng của mình để lắng nghe lời của Thượng Đế trong khi những người khác trong gia đình đoán xem họ đang làm gì.
Làm thế nào anh chị em có thể giúp những người trong gia đình hiểu tầm quan trọng của việc sẵn sàng tiếp nhận lời của Đấng Ky Tô? Chẳng hạn, anh chị em có thể bịt tai một người trong gia đình trong khi anh chị em yên lặng đọc Ma Thi Ơ 13:13–16. Người đó đã hiểu điều gì từ các câu này? Mắt, tai, và lòng chúng ta đóng vai trò gì trong việc nhận lời của Thượng Đế? Một số cách thức mà chúng ta có thể nhắm mắt, bịt tai, và đóng cửa lòng đối với lời của Thượng Đế là gì?
Hai người đàn ông trong các truyện ngụ ngôn này có gì giống nhau? Còn điều gì nữa chúng ta có thể làm với tư cách là cá nhân và là một gia đình để đặt vương quốc của Thượng Đế trước tiên trong gia đình mình?
Làm thế nào chúng ta có thể noi theo tấm gương của Đấng Cứu Rỗi và giải cứu con người khỏi vòng nô lệ?
Để có thêm ý kiến giảng dạy cho trẻ em, xin xem đại cương tuần này trong sách Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi.