“Ngày 25 tháng Hai–Ngày 3 tháng Ba. Ma Thi Ơ 6–7: ‘Ngài Dạy như là Có Quyền’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: Kinh Tân Ước năm 2019 (năm 2019)
“Ngày 25 tháng Hai–Ngày 3 tháng Ba. Ma Thi Ơ 6–7,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: năm 2019
Ngày 25 tháng Hai–Ngày 3 tháng Ba
Ma Thi Ơ 6–7
“Ngài Dạy như là Có Quyền”
Khi chúng ta đọc thánh thư với một câu hỏi trong tâm trí và một ước muốn chân thành để hiểu điều gì Cha Thiên Thượng muốn chúng ta biết, thì chúng ta mời Đức Thánh Linh soi dẫn chúng ta. Khi anh chị em đọc Ma Thi Ơ 6–7, hãy chú ý đến những ấn tượng này.
Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em
Bài Giảng trên Núi là một trong những bài giảng đạo được biết đến nhiều nhất trong Ky Tô giáo. Đấng Cứu Rỗi giảng dạy với những hình ảnh sinh động, ví dụ như thành phố nằm trên một ngọn đồi, hoa huệ trên đồng cỏ, và chó sói giả làm cừu. Nhưng Bài Giảng trên Núi còn hơn cả một bài diễn thuyết hùng hồn. Quyền năng của những lời giảng dạy của Đấng Cứu Rỗi dành cho các môn đồ của Ngài có thể thay đổi cuộc sống của chúng ta, đặc biệt khi chúng ta sống theo những lời đó. Rồi những lời của Ngài trở thành hơn cả lời nói; chúng trở thành một nền tảng chắc chắn cho cuộc sống, mà giống như nhà của người khôn ngoan, có thể chống trọi được những cơn gió và lụt lội trên thế gian (xin xem Ma Thi Ơ 7:24–25).
Những Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Riêng Cá Nhân
Tôi cần phải chú tâm vào những sự việc thượng thiên.
Không phải lúc nào cũng dễ dàng để ưu tiên những sự việc của Thượng Đế thay vì những sự việc của thế gian. Những lời giảng dạy nào của Đấng Cứu Rỗi trong Ma Thi Ơ 6–7 giúp anh chị em tập trung vào những sự việc thượng thiên? Anh chị em có những ý nghĩ hay ấn tượng nào khi học những lời của Ngài? Anh chị em được soi dẫn để làm điều gì? Cân nhắc việc thu lại ấn tượng của anh chị em. Ví dụ:
Tôi nên quan tâm nhiều hơn đến điều Thượng Đế nghĩ hơn là điều người ta nghĩ về tôi. | |
Tôi có thể đến gần với Thượng Đế hơn qua lời cầu nguyện khiêm nhường, chân thành.
Bài Giảng trên Núi chứa đựng nhiều chủ đề, và những chủ đề anh chị em nhận thấy sẽ phụ thuộc, tới một mức độ, vào hoàn cảnh hiện tại của cuộc sống anh chị em và điều Chúa muốn truyền đạt cho anh chị em.
Một trong những chủ đề của Ma Thi Ơ 6–7 là sự cầu nguyện. Hãy dành ra một chốc lát để đánh giá lời cầu nguyện của anh chị em. Anh chị em cảm thấy mình đang tiến triển thế nào trong nỗ lực để đến gần với Thượng Đế hơn qua lời cầu nguyện? Những lời giảng dạy trong Ma Thi Ơ 6–7 soi dẫn anh chị em cải thiện cách anh chị em cầu nguyện như thế nào? Ghi xuống những ấn tượng anh chị em nhận được qua Thánh Linh. Ví dụ:
Khi tôi cầu nguyện, tôi cần phải coi danh của Cha Thiên Thượng với lòng tôn kính. | |
Khi tôi cầu nguyện, tôi cần phải bày tỏ ước muốn của mình rằng ý muốn của Chúa sẽ được thực hiện. | |
Anh chị em có thể cân nhắc việc đọc Bài Giảng trên Núi một lần nữa, lần này hãy tìm kiếm một chủ đề hoặc sứ điệp được lặp đi lặp lại mà đặc biệt thích hợp đối với anh chị em. Ghi vào nhật ký điều anh chị em tìm thấy, cùng với những ý nghĩ và ấn tượng.
Sử dụng “những lời lặp vô ích” trong lời cầu nguyện có nghĩa là gì?
Người ta thường hiểu “những lời lặp vô ích” có nghĩa là lặp đi lặp lại cùng một cụm từ. Tuy nhiên, từ vô ích có thể miêu tả một điều gì đó không có giá trị. Sử dụng “những lời lặp vô ích” trong lời cầu nguyện có thể có nghĩa là cầu nguyện không chân thành, cảm giác không thành tâm (xin xem An Ma 31:12–23).
Tại sao chúng ta không đọc thuộc lòng Lời Cầu Nguyện của Chúa?
Chỉ Tịch Russell M. Nelson dạy: “Chúa mở đầu lời cầu nguyện của Ngài bằng cách phán bảo các tín đồ của Ngài phải tránh ‘những lời lặp vô ích’ [Ma Thi Ơ 6:7] và cầu nguyện ‘như vầy’ [Ma Thi Ơ 6:9]. Như vậy, Lời Cầu Nguyện của Chúa là một mẫu mực để tuân theo chứ không phải là một bài để học thuộc lòng và nhai đi nhai lại. Đấng Chủ Tể chỉ muốn chúng ta cầu nguyện để có được sự giúp đỡ của Thượng Đế trong khi chúng ta cố gắng liên tục chống lại điều xấu xa và sống ngay chính” (“Bài Học từ Lời Cầu Nguyện của Chúa” Ensign hoặc Liahona, tháng Năm năm 2009, trang 46–47).
Tôi cần xét đoán một cách ngay chính.
Trong Ma Thi Ơ 7:1, Đấng Cứu Rỗi dường như đang phán rằng chúng ta đừng nên đoán xét ai, nhưng trong các thánh thư khác (kể cả các câu trong chương này), Ngài chỉ dẫn chúng ta về cách để đoán xét. Nếu điều đó có vẻ khó hiểu, Bản Dịch Joseph Smith của câu này có thể giúp ích: “Chớ xét đoán một cách bất chính, để mình khỏi bị xét đoán; nhưng hãy xét đoán bằng sự xét đoán ngay chính” (trong Bản Dịch Joseph Smith Ma Thi Ơ 7:1–2 ). Anh chị em tìm thấy điều gì trong Ma Thi Ơ 7:1–5, cùng với phần còn lại của chương, mà giúp anh chị em biết cách “xét đoán bằng sự xét đoán ngay chính”?
Xin xem thêm “Xét Đoán Người Khác,” Trung Thành cùng Đức Tin, trang 90–91; Lynn G. Robbins, “Vị Quan Án Công Bình,” Ensign hoặc Liahona, tháng Mười Một năm 2016, trang 96–98.
Tôi tiến đến việc biết Chúa Giê Su Ky Tô bằng cách làm theo ý Ngài.
Cụm từ “Ta chẳng biết các ngươi bao giờ” trong Ma Thi Ơ 7:23 đã được đổi thành “Các ngươi chẳng biết ta bao giờ” (Bản Dịch Joseph Smith ). Làm thế nào sự thay đổi này giúp anh chị em hiểu rõ hơn điều Chúa giảng dạy trong các câu 21–22 về ý muốn của Ngài? Anh chị em cảm thấy mình biết Chúa rõ thế nào? Anh chị em có thể làm gì để biết Ngài rõ hơn?
Xin xem thêm David A. Bednar, “Ví Bằng Các Ngươi Biết Ta,” Ensign hoặc Liahona, tháng Mười Một năm 2016, trang 102–105.
Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Chung Gia Đình và Buổi Họp Tối Gia Đình
Khi anh chị em học Bài Giảng trên Núi với gia đình mình, Thánh Linh có thể giúp anh chị em biết phải tập trung và thảo luận về những nguyên tắc nào để đáp ứng nhu cầu của gia đình mình. Đây là một số đề nghị:
Một cách để học từ Ma Thi Ơ 6–7 với tư cách là một gia đình là xem các video “Sermon on the Mount: The Lord’s Prayer (Bài Giảng trên Núi: Lời Cầu Nguyện của Chúa)” và “Sermon on the Mount: Treasures in Heaven (Bài Giảng trên Núi: Của Cải trên Trời)” (LDS.org). Những người trong gia đình có thể dò theo trong thánh thư của họ và dừng video bất cứ khi nào họ nghe thấy điều gì họ muốn thảo luận. Sinh hoạt này có thể kéo dài vài ngày, nếu cần.
Chúng ta có thể học được điều gì về sự cầu nguyện từ cách Đấng Cứu Rỗi cầu nguyện? Làm thế nào chúng ta có thể sử dụng lời cầu nguyện của Ngài làm một khuôn mẫu để cải thiện những lời cầu nguyện cá nhân và chung gia đình của chúng ta? (Xin xem thêm Lu Ca 11:1–13.) Nếu anh chị em có con nhỏ hơn, anh chị em có thể tập cầu nguyện cùng nhau.
“Trước hết, hãy tìm kiếm nước Đức Chúa Trời″ có nghĩa là gì? Chúng ta đang làm điều này như thế nào với tư cách là gia đình?
Anh chị em có thể sử dụng một mảnh gỗ vụn nhỏ và một miếng gỗ to để tượng trưng cho rác và cây đà khi anh chị em thảo luận những lời giảng dạy của Đấng Cứu Rỗi về việc xét đoán người khác. Cân nhắc việc đọc mục “Xét Đoán Người Khác” trong Trung Thành với Đức Tin, trang 214–215, là một phần của sự thảo luận này.
Để giúp gia đình anh chị em hiểu rõ hơn truyện ngụ ngôn của Đấng Cứu Rỗi về người khôn ngoan và người dại, anh chị em có thể bảo họ đổ nước vào cát rồi sau đó đổ nước lên đá. Làm thế nào chúng ta có thể xây đắp nền tảng thuộc linh trên đá?
Để có thêm ý kiến giảng dạy cho trẻ em, xin xem đại cương tuần này trong sách Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi.