“Ngày 22–28 tháng Tư. Ma Thi Ơ 18; Lu Ca 10: ‘Tôi Phải Làm Gì để Được Hưởng Sự Sống Đời Đời?’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: Kinh Tân Ước năm 2019 (2019)
“Ngày 22–28 tháng Tư. Ma Thi Ơ 18; Lu Ca 10,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: năm 2019
Ngày 22–28 tháng Tư
Ma Thi Ơ 18; Lu Ca 10
“Tôi Phải Làm Gì để Được Hưởng Sự Sống Đời Đời?”
Khi anh chị em thành tâm đọc và suy ngẫm Ma Thi Ơ 18 và Lu Ca 10, hãy chú ý đến những lời mách bảo nhỏ nhẹ của Đức Thánh Linh. Ngài sẽ cho anh chị em biết những lời giảng dạy và những câu chuyện này áp dụng cho anh chị em như thế nào. Hãy ghi xuống những ấn tượng anh chị em nhận được.
Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em
Khi anh chị em dâng lên một câu hỏi lên Chúa, anh chị em có thể nhận được câu trả lời mà mình không trông mong. Ai là người lân cận của tôi? Bất cứ ai cần sự giúp đỡ và tình yêu thương của anh chị em. Ai là lớn hơn hết trong nước thiên đàng? Một đứa trẻ. Tha thứ cho người có tội bảy lần thì có đủ không? Không, ta phải tha thứ bảy mươi lần bảy. (Xin xem Lu Ca 10:29–37; Ma Thi Ơ 10:29–37.) Nếu anh chị em đang tìm kiếm ý muốn của Chúa, không “xưng [mình] là công bình” (Lu Ca 10:29), mà bởi vì anh chị em thực sự muốn học hỏi từ Ngài, thì Chúa sẽ dạy anh chị em cách sống theo cách mà dẫn đến cuộc sống vĩnh cửu với Ngài.
Những Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Riêng Cá Nhân
Tôi cần phải tha thứ người khác nếu tôi muốn được Chúa tha thứ.
Lời khuyên bảo của Phi E Rơ rằng ông có thể tha thứ cho một người nào đó bảy lần có thể dường như rất rộng rãi, nhưng Chúa Giê Su đã dạy một luật pháp cao hơn. Lời Ngài đáp: “Ta không nói cùng ngươi rằng: đến bảy lần đâu, nhưng đến bảy mươi lần bảy,” không phải là dạy về con số mà đúng hơn là về một thuộc tính giống như Đấng Ky Tô về sự tha thứ. Khi anh chị em đọc truyện ngụ ngôn về người tôi tớ nhẫn tâm, hãy suy ngẫm những lần anh chị em cảm nhận được lòng thương xót và trắc ẩn của Thượng Đế. Có ai cần cảm thấy lòng thương xót và trắc ẩn từ anh chị em không?
Anh Cả David E. Sorensen thuộc Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi dạy: “Tôi muốn nói rõ rằng chớ nên nhầm lẫn sự tha thứ các tội lỗi với dung thứ cho điều tà ác. … Mặc dù chúng ta phải tha thứ cho người láng giềng làm tổn thương chúng ta, nhưng chúng ta vẫn phải cố gắng với tính cách xây dựng, ngăn ngừa việc lặp lại sự tổn thương đó” (“Sự Tha Thứ Sẽ Biến Đổi Sự Cay Đắng thành Tình Thương,” Ensign hoặc Liahona, tháng Năm năm 2003, trang 12).
Thầy Bảy Mươi là ai?
Tuân theo một khuôn mẫu đã được thiết lập trong thời Kinh Cựu Ước (xin xem Xuất Ê Díp Tô Ký 24:1; Dân Số Ký 11:16), Chúa Giê Su Ky Tô đã “chọn bảy mươi môn đồ khác,” ngoài Mười Hai Vị Sứ Đồ của Ngài, để làm chứng về Ngài, thuyết giảng phúc âm Ngài, và phụ giúp Ngài trong công việc của Ngài. Khuôn mẫu này tiếp tục trong Giáo Hội phục hồi. Các Thầy Bảy Mươi được kêu gọi để phụ giúp Nhóm Túc Số Mười Hai với tư cách là các nhân chứng đặc biệt của Chúa Giê Su Ky Tô cho toàn thể thế gian. Các Thầy Bảy Mươi được tổ chức thành các nhóm túc số. Các thành viên của hai nhóm túc số đầu tiên được phong nhiệm với tư cách là Các Thầy Bảy Mươi có Thẩm Quyền Trung Ương, trong khi các thành viên thuộc các nhóm túc số khác được phong nhiệm với tư cách là Các Thầy Bảy Mươi có Thẩm Quyền Giáo Vùng. (Xin xem thêm GLGƯ 107:25–26, 33–34, 97.)
Để đạt được cuộc sống vĩnh cửu, tôi cần phải yêu mến Thượng Đế và người lân cận như bản thân mình.
Thật là hữu ích để nhớ rằng truyện ngụ ngôn về người Sa Ma Ri nhân lành là cách Chúa Giê Su trả lời cho câu hỏi: “Ai là người lân cận tôi?” Trong khi anh chị em đọc truyện ngụ ngôn này, hãy nghĩ đến câu hỏi đó. Anh chị em tìm thấy những câu trả lời nào?
Đến thời Chúa Giê Su, sự thù hận giữa người Giu Đa và người Sa Ma Ri đã kéo dài hàng thế kỷ. Người Sa Ma Ri là con cháu của dân Do Thái sinh sống ở Sa Ma Ri mà kết hôn lẫn nhau với người Dân Ngoại. Dân Do Thái cảm thấy rằng người Sa Ma Ri đã trở nên hư hỏng vì liên kết với người Dân Ngoại và trở nên bội giáo. Dân Do Thái đã hành trình xa hàng dặm để tránh phải đi qua người Sa Ma Ri. (Xin xem thêm Lu Ca 9:52–54; 17:11–18; Giăng 4:9; 8:48.)
Anh chị em nghĩ tại sao Đấng Cứu Rỗi chọn một người Sa Ma Ri, một người đã bị dân Do Thái ghét, làm một ví dụ về lòng trắc ẩn và tình yêu thương đối với người lân cận của mình? Truyện ngụ ngôn này soi dẫn anh chị em làm điều gì để cho thấy lòng thương xót nhiều hơn đối với những người khác?
Xin xem thêm Mô Si A 2:17; “Parable of the Good Samaritan (Truyện Ngụ Ngôn về Người Sa Ma Ri Nhân Lành)” (video, LDS.org) .
Chúng ta lựa “phần tốt đó” bằng cách đưa ra những sự lựa chọn mà dẫn đến cuộc sống vĩnh cửu.
Chị Bonnie D. Parkin, Cựu Chủ Tịch Hội Phụ Nữ Trung Ương, dạy: “Ma Ri và Ma Thê là các chị em và tôi. … Hai chị em này yêu mến Chúa và muốn cho thấy tình yêu thương đó. Vào dịp này, đối với tôi dường như Ma Ri cho thấy tình yêu thương của bà bằng cách lắng nghe lời Ngài, trong khi Ma Thê bày tỏ tình yêu thương của bà bằng cách phục vụ Ngài. … Chúa Giê Su đã không gạt bỏ mối quan tâm của Ma Thê, nhưng thay vì thế thay đổi hướng tập trung của bà bằng cách nói ‘lựa phần tốt đó.’ Và đó là gì? … Một việc cần là chọn cuộc sống vĩnh cửu [xin xem 2 Nê Phi 2:28]. Chúng ta lựa chọn hàng ngày” (“Chọn Lòng Bác Ái: Phần Tốt Đó,” Ensign hoặc Liahona, tháng Mười Một năm 2003, trang 104). Anh chị em sẽ tóm lược lời khuyên bảo của Chúa dành cho Ma Thê bằng lời riêng của mình như thế nào? Xem xét lịch trình của mình—có việc gì “cần” mà cần đến nhiều sự chú ý của anh chị em hơn không?
Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Chung Gia Đình và Buổi Họp Tối Gia Đình
Khi anh chị em đọc thánh thư với gia đình mình, Thánh Linh có thể giúp anh chị em biết phải tập trung và thảo luận về những nguyên tắc nào để đáp ứng nhu cầu của gia đình mình. Đây là một số đề nghị:
Có bài thánh ca nào gia đình anh chị em có thể hát mà liên quan đến các lẽ thật giảng dạy trong các chương này không? Làm thế nào những từ ngữ trong các bài thánh ca này giúp gia đình của anh chị em hiểu những lời giảng dạy của Đấng Cứu Rỗi nhiều hơn?
Tại sao Chúa Giê Su muốn chúng ta trở thành giống như một đứa trẻ? Một số đặc tính của trẻ em nào mà sẽ làm chúng ta trở nên giống như Đấng Ky Tô hơn nếu chúng ta áp dụng các đặc tính đó vào cuộc sống của chúng ta? (xin xem Mô Si A 3:19).
Điều gì sẽ làm cho truyện ngụ ngôn về người Sa Ma Ri nhân lành trở nên sống động đối với gia đình anh chị em? Họ sẽ thích cải trang và đóng diễn câu chuyện đó không? Hãy chắc chắn giúp đỡ những người trong gia đình thấy cách họ có thể trở nên giống như người Sa Ma Ri nhân lành. Có ai cần giúp đỡ ở trường học hay ở nhà thờ mà chúng ta không biết tới không? Chúng ta có thể làm gì cho người này?
Có bao giờ là khó để sắp xếp những sự việc thuộc linh vào lịch trình của gia đình anh chị em không? Câu chuyện về Ma Ri và Ma Thê có thể soi dẫn một buổi họp hội đồng gia đình hoặc buổi họp tối gia đình về cách làm điều này. Với tư cách là gia đình, anh chị em có thể lập một bản liệt kê về những cách để lựa chọn “phần tốt đó” (xin xem Lu Ca 10:42).
Để có thêm ý kiến giảng dạy cho trẻ em, xin xem đại cương tuần này trong sách Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi.