“Ngày 11–17 tháng Mười Một. Hê Bơ Rơ 7–13: ‘Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm của Những Sự Tốt Lành Sau Này’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: Kinh Tân Ước năm 2019 (năm 2019)
“Ngày 11–17 tháng Mười Một. Hê Bơ Rơ 7–13,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: năm 2019
Ngày 11–17 tháng Mười Một
Hê Bơ Rơ 7–13
“Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm của Những Sự Tốt Lành Sau Này”
Khi anh chị em đọc Hê Bơ Rơ 7–13, anh chị em có thể nhận được những ấn tượng qua Đức Thánh Linh. Cân nhắc những cách anh chị em có thể ghi lại những ấn tượng đó; ví dụ, anh chị em có thể ghi lại chúng trong đại cương này, vào bên lề thánh thư của mình, hoặc trong ứng dụng Thư Viện Phúc Âm.
Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em
Thậm chí Các Thánh Hữu trung tín có lúc cũng phải “chịu sỉ nhục, gặp gian nan” mà có thể làm lung lay sự tự tin của họ (xin xem Hê Bơ Rơ 10:32–38). Phao Lô biết rằng những người Do Thái cải đạo theo Ky Tô giáo đang gặp phải sự ngược đãi khủng khiếp vì tín ngưỡng mới của họ. Để khuyến khích họ luôn trung tín với chứng ngôn của mình, ông nhắc nhở họ về truyền thống lâu đời của các tín đồ trung tín từ lịch sử riêng của họ: A Bên, Hê Nóc, Nô Ê, Áp Ra Ham, Sa Ra, Giô Sép, Môi Se—“đám mây rất lớn” rằng những lời hứa của Thượng Đế là có thật và đáng chờ đợi (Hê Bơ Rơ 12:1). Những tấm gương về đức tin này có ở tất cả những người nhìn xem “Đức Chúa [Giê Su] là cội rễ và cuối củng của đức tin” (Hê Bơ Rơ 12:2). Bởi vì Ngài, nên bất cứ lúc nào kẻ nghịch thù khiến chúng ta muốn “lui đi,” thì thay vì thế chúng ta có thể “lấy lòng thật thà với đức tin đầy dẫy trọn vẹn … mà đến gần Chúa” (Hê Bơ Rơ 10:22, 38). Đối với chúng ta, như đối với Các Thánh Hữu thời xưa, Chúa Giê Su Ky Tô là “thầy tế lễ thượng phẩm của những sự tốt lành sau này” (Hê Bơ Rơ 9:11).
Những Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Riêng Cá Nhân
Chức Tư Tế Mên Chi Xê Đéc là chức tư tế cao hơn.
Trong hàng thế kỷ, dân Do Thái đã thực hành Chức Tư Tế Lê Vi, còn được biết đến là Chức Tư Tế A Rôn. Nhưng với phúc âm trọn vẹn của Chúa Giê Su Ky Tô đã có Chức Tư Tế Mên Chi Xê Đéc cao hơn, mà mang đến các phước lành còn lớn lao hơn. Anh chị em học được điều gì về Chức Tư Tế Mên Chi Xê Đéc từ Hê Bơ Rơ 7? Đây là một số ví dụ về các lẽ thật anh chị em có thể tìm thấy:
-
Bản Dịch Joseph Smith, Hê Bơ Rơ 7:3, 21:Những người được sắc phong Chức Tư Tế Mên Chi Xê Đéc “được sắc phong làm thầy tư tế theo ban của Vị Nam Tử của Thượng Đế” và là “thầy tư tế mãi mãi.”
-
Hê Bơ Rơ 7:11:Chức Tư Tế Lê Vi không có được “sự trọn vẹn” và vì thế được thay thế bằng Chức Tư Tế Mên Chi Xê Đéc (xin xem GLG 84:18–22).
-
Hê Bơ Rơ 7:20–21:Chức Tư Tế Mên Chi Xê Đéc được tiếp nhận bằng một lời thề (xin xem GLGƯ 84:19–44).
Những phước lành nào anh chị em đã nhận được từ Chức Tư Tế Mên Chi Xê Đéc và các giáo lễ liên quan của chức đó?
Xin xem thêm An Ma 13:1–13; Giáo Lý và Giao Ước 121:36–46; Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “Mên Chi Xê Đéc,” scriptures.lds.org; Henry B. Eyring, “Đức Tin, Lời Thề, và Giao Ước của Chức Tư Tế,” Ensign hoặc Liahona, tháng Năm năm 2008, trang 61–64; Dallin H. Oaks, “Các Chìa Khóa và Thẩm Quyền của Chức Tư Tế,” Ensign hoặc Liahona, tháng Năm năm 2014, trang 49–52.
Các giáo lễ cổ xưa và hiện đại đều hướng mọi ý nghĩ của chúng ta tới Chúa Giê Su Ky Tô.
Những độc giả Hê Bơ Rơ ban đầu của bức thư này đã rất quen thuộc với đền tạm cổ xưa và các giáo lễ mà Phao Lô mô tả. Nhưng một số người đã không hoàn toàn nhận ra mục đích của các giáo lễ này là nhằm hướng ý nghĩ của chúng ta đến sự hy sinh chuộc tội của Chúa Giê Su Ky Tô.
Trong thời kỳ kinh thánh, vào ngày lễ hàng năm gọi là Ngày Chuộc Tội, một thầy tư tế thượng phẩm bước vào nơi thánh thiện nhất (hoặc nơi Chí Thánh) trong đền thờ Giê Ru Sa Lem và hy sinh một con dê hoặc một con chiên để chuộc tội lỗi của Y Sơ Ra Ên. Phao Lô giải thích rằng Chúa Giê Su Ky Tô là thầy tư tế thượng phẩm là Đấng hiến dâng một của lễ hy sinh—cuộc đời của chính Ngài—để chuộc tội lỗi của thế gian (xin xem Hê Bơ Rơ 9:24–10:14).
Hãy nghĩ về các giáo lễ anh chị em tham dự ngày nay. Làm thế nào các giáo lễ này hướng ý nghĩ của anh chị em tới Chúa Giê Su Ky Tô?
Đức tin đòi hỏi phải tin cậy vào những lời hứa của Thượng Đế.
Nếu có ai đó yêu cầu anh chị em định nghĩa đức tin, anh chị em sẽ nói sao? Chị Anne C. Pingree, cựu thành viên trong Chủ Tịch Đoàn Trung Ương Hội Phụ Nữ, sử dụng những từ ngữ từ Hê Bơ Rơ 11 để đưa ra định nghĩa sau đây: “Đức tin, khả năng thuộc linh để được thuyết phục tin vào những lời hứa được coi là ‘xa vời’ nhưng có thể không đạt được trong cuộc đời này, là một thước đo chắc chắn của người thật sự tin” (“Seeing the Promises Afar Off,” Ensign hoặc Liahona, Nov. 2003, 14).
Hãy cân nhắc việc đưa ra một định nghĩa của riêng anh chị em về đức tin trong khi anh chị em suy ngẫm những ý kiến trong Hê Bơ Rơ 11. Tấm gương của những người được đề cập trong chương này dạy anh chị em điều gì về đức tin? (Xin xem thêm Ê The 12:6–22.)
Xin xem thêm An Ma 32:21, 26–43; Jeffrey R. Holland, “An High Priest of Good Things to Come,” Ensign, Nov. 1999, 36–38 .
Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Chung Với Gia Đình và Buổi Họp Tối Gia Đình
Khi anh chị em đọc thánh thư chung với gia đình mình, Thánh Linh có thể giúp anh chị em biết phải tập trung và thảo luận về những nguyên tắc nào để đáp ứng nhu cầu của gia đình mình. Đây là một số đề nghị:
Anh chị em có thể mời những người trong gia đình chia sẻ những kinh nghiệm thuộc linh khi họ cảm thấy “soi sáng” với lẽ thật. Làm thế nào những kinh nghiệm này giúp chúng ta “chớ bỏ lòng dạn dĩ mình” trong những lúc thử thách hoặc nghi ngờ?
Làm thế nào anh chị em có thể giúp mọi người trong gia đình mình học hỏi từ những tấm gương trung tín được đề cập đến trong Hê Bơ Rơ 11? Có thể rất vui để đóng diễn những câu chuyện về một số những tấm gương này. Hoặc có lẽ gia đình anh chị em có thể thảo luận về tấm gương của những người trung tín khác mà anh chị em biết—kể cả các tổ tiên, các vị lãnh đạo Giáo Hội, và thành viên trong cộng đồng của mình.
Theo như câu này, tại sao Chúa Giê Su sẵn lòng chịu đựng nỗi đau đớn và thống khổ mà Ngài đã phải chịu đựng trên cây thập tự? Điều này dạy anh chị em điều gì về cách chúng ta có thể chịu đựng những thử thách của mình? Chủ Tịch Russell M. Nelson đưa ra một số sự hiểu biết sâu sắc rất hữu ích về câu này trong sứ điệp của ông “Niềm Vui và Sự Sống Còn Phần Thuộc Linh” (Ensign hoặc Liahona, tháng Mười Một năm 2016, trang 81–84).
Tại sao Chúa sửa phạt và chỉnh sửa chúng ta? Mọi người trong gia đình nhận thấy điều gì về cách nhìn của Chúa về sự sửa phạt khi anh chị em cùng nhau học các câu này? Các câu này ảnh hưởng như thế nào đến cách anh chị em đưa ra hay nhận được sự sửa phạt?
Để có thêm ý kiến giảng dạy cho trẻ em, xin xem đại cương tuần này trong sách Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi.