Kinh Tân Ước năm 2023
Ngày 30 tháng Một–Ngày 5 tháng Hai. Ma Thi Ơ 4; Lu Ca 4–5: “Thần của Chúa Giê Hô Va Ngự Trên Ta”


“Ngày 30 tháng Một–Ngày 5 tháng Hai. Ma Thi Ơ 4; Lu Ca 4–5: ‘Thần của Chúa Giê Hô Va Ngự Trên Ta,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: Kinh Tân Ước năm 2023 (năm 2022)

“Ngày 30 tháng Một–Ngày 5 tháng Hai. Ma Thi Ơ 4; Lu Ca 4–5,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: năm 2023

Chúa Giê Su đứng trong vùng hoang dã

Into the Wilderness (Đi vào Vùng Hoang Dã), tranh do Eva Koleva Timothy vẽ

Ngày 30 tháng Một–Ngày 5 tháng Hai

Ma Thi Ơ 4; Lu Ca 4–5

“Thần của Chúa Giê Hô Va Ngự Trên Ta”

Đấng Cứu Rỗi sử dụng thánh thư vừa để chống lại sự cám dỗ của Sa Tan và vừa để làm chứng về sứ mệnh thiêng liêng của chính Ngài (xin xem Lu Ca 4:1–21). Hãy suy ngẫm cách thánh thư có thể xây dựng đức tin và quyết tâm chống lại cám dỗ của anh chị em.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Từ thời niên thiếu, Chúa Giê Su dường như nhận biết rằng Ngài có một sứ mệnh độc nhất vô nhị và thiêng liêng. Nhưng khi Chúa Giê Su chuẩn bị để bắt đầu giáo vụ trần thế của Ngài, kẻ nghịch thù đã tìm cách gieo mối nghi ngờ vào tâm trí của Đấng Cứu Rỗi. Sa Tan nói: “Nếu ngươi là Con Đức Chúa Trời” (Lu Ca 4:3, chữ nghiêng được thêm vào). Nhưng Đấng Cứu Rỗi đã giao tiếp với Cha của Ngài trên Thiên Thượng. Ngài biết thánh thư, và Ngài biết Ngài là ai. Đối với Ngài, lời mời chào của Sa Tan—“Ta sẽ cho ngươi hết thảy quyền phép” (Lu Ca 4:6)—là vô nghĩa, vì sự chuẩn bị suốt đời của Đấng Cứu Rỗi cho phép Ngài nhận được “quyền phép Đức Thánh Linh” (Lu Ca 4:14). Vì thế bất chấp cám dỗ, những thử thách, và sự bác bỏ, Chúa Giê Su Ky Tô không bao giờ do dự về công việc được chỉ định cho Ngài: “Ta cũng phải rao Tin Lành của nước Đức Chúa Trời … vì cốt tại việc đó mà ta được sai đến” (Lu Ca 4:43).

hình biểu tượng học tập cá nhân

Những Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Cá Nhân

Ma Thi Ơ 4:1–2

Việc giao tiếp với Thượng Đế chuẩn bị cho tôi phục vụ Ngài.

Để chuẩn bị cho giáo vụ của Ngài, Chúa Giê Su đi vào đồng vắng “để được ở cùng với Thượng Đế” (Bản Dịch Joseph Smith, Ma Thi Ơ 4:1 [trong Bản Dịch Joseph Smith Phụ Lục]). Hãy nghĩ về điều anh chị em làm để cảm thấy gần gũi với Thượng Đế. Việc này chuẩn bị anh chị em như thế nào cho công việc Ngài muốn anh chị em làm?

Ma Thi Ơ 4:1–11; Lu Ca 4:1–13

Chúa Giê Su Ky Tô nêu gương cho tôi bằng cách chống lại cám dỗ.

Đôi khi người ta cảm thấy có tội khi họ bị cám dỗ để phạm tội. Nhưng ngay cả Đấng Cứu Rỗi, là Đấng đã sống “chẳng phạm tội” (Hê Bơ Rơ 4:15), cũng bị cám dỗ. Chúa Giê Su Ky Tô biết chúng ta đương đầu với những cám dỗ nào và cách thức để giúp đỡ chúng ta chiến thắng chúng (xin xem Hê Bơ Rơ 2:18; An Ma 7:11–12).

Khi đọc Ma Thi Ơ 4:1–11Lu Ca 4:1–13, anh chị em học được điều gì mà có thể giúp đỡ anh chị em khi gặp cám dỗ? Anh chị em có thể sắp xếp những ý nghĩ của mình trong một cái bản giống như sau:

Chúa Giê Su Ky Tô

Tôi

Chúa Giê Su Ky Tô

Sa Tan đã cám dỗ Đấng Ky Tô làm gì?

Tôi

Sa Tan cám dỗ tôi làm gì?

Chúa Giê Su Ky Tô

Đấng Ky Tô đã chuẩn bị như thế nào để chống lại cám dỗ?

Tôi

Làm thế nào tôi có thể chuẩn bị để chống lại cám dỗ?

Chúa Giê Su Ky Tô

Tôi

Anh chị em có được thêm những hiểu biết sâu sắc nào từ Bản Dịch Joseph Smith Ma Thi Ơ 4? (xin xem Bản Dịch Joseph Smith Phụ Lục, Ma Thi Ơ 4).

Xin xem thêm 1 Cô Rinh Tô 10:13; An Ma 13:28; Môi Se 1:10–22.

Lu Ca 4:16–32

Chúa Giê Su Ky Tô là Đấng Mê Si đã được tiên tri.

Nếu anh chị em được yêu cầu mô tả điều Chúa Giê Su Ky Tô được gửi đến thế gian để làm, thì anh chị em sẽ nói gì? Bằng cách trích dẫn một trong những lời tiên tri của Ê Sai về Đấng Mê Si, Đấng Cứu Rỗi đã mô tả các khía cạnh trong sứ mệnh của chính Ngài (xin xem Lu Ca 4:18–19; Ê Sai 61:1–2). Anh chị em học được điều gì về sứ mệnh của Ngài khi anh chị em đọc các câu này?

Một số những cách thức nào mà Đấng Cứu Rỗi mời gọi anh chị em tham gia vào công việc của Ngài?

Chúa Giê Su đang đứng trong một nhà hội

Mặc dù người Do Thái đã chờ đợi lời tiên tri của Ê Sai được ứng nghiệm trong hàng thế kỷ, nhiều người đã không chấp nhận rằng Chúa Giê Su là Đấng Mê Si khi Ngài tuyên phán: “Hôm nay đã được ứng nghiệm lời Kinh Thánh mà các ngươi mới vừa nghe đó.” (Lu Ca 4:21). Khi anh chị em đọc Lu Ca 4:20–30 (xin xem thêm Mác 6:1–6), hãy thử đặt mình vào hoàn cảnh của dân Na Xa Rét. Có điều gì có thể ngăn cản anh chị em không hoàn toàn chấp nhận Đấng Ky Tô là Đấng Cứu Rỗi cho cá nhân mình không?

Xin xem thêm Mô Si A 3:5–12.

3:24

Ma Thi Ơ 4:18–22; Lu Ca 5:1–11

Khi tôi tin cậy Chúa, Ngài có thể giúp tôi đạt được tiềm năng thiêng liêng của mình.

Chủ Tịch Ezra Taft Benson dạy: “Những người nam và người nữ dâng hiến cuộc đời của mình lên Thượng Đế đều sẽ khám phá rằng Ngài có thể làm cho họ thành công nhiều hơn những gì họ có thể tự làm” (Teachings of Presidents of the Church: Ezra Taft Benson [năm 2014],trang 42). Hãy lưu ý điều này đã xảy ra như thế nào cho Si Môn Phi E Rơ và những người cùng là ngư dân với ông. Chúa Giê Su đã nhìn thấy điều gì đó vĩ đại hơn bên trong họ so với những gì họ tự thấy về bản thân mình. Ngài muốn biến họ thành “tay đánh lưới người” (Ma Thi Ơ 4:19; xin xem thêm Lu Ca 5:10).

Khi đọc Ma Thi Ơ 4:18–22Lu ca 5:1–11, hãy suy ngẫm Chúa Giê Su Ky Tô đang giúp anh chị em trở thành người như thế nào. Anh chị em cảm thấy Ngài đang mời gọi anh chị em noi theo Ngài như thế nào? Bằng cách nào anh chị em có thể cho Chúa thấy rằng anh chị em sẵn sàng bỏ hết thảy mà theo Ngài? (Xin xem Lu Ca 5:11).

hình biểu tượng gia đình học tập

Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Với Gia Đình và Buổi Họp Tối Gia Đình

Ma Thi Ơ 4:1–2; Lu Ca 4:1–2.Chúng ta có thể đạt được những sự hiểu biết sâu sắc nào từ câu chuyện này về quyền năng của việc nhịn ăn? Mọi người trong gia đình có thể chia sẻ những kinh nghiệm họ đã có với việc nhịn ăn. Có lẽ anh chị em có thể thành tâm hoạch định để cùng nhau nhịn ăn vì một mục đích cụ thể.

Ma Thi Ơ 4:3–4; Lu Ca 4:3–4.Khi Sa Tan cám dỗ Đấng Ky Tô để Ngài khiến đá trở thành bánh, nó đã thách thức thiên tính của Đấng Ky Tô bằng cách nói: “Nếu ngươi phải là Con Đức Chúa Trời” (Ma Thi Ơ 4:3, chữ nghiêng được thêm vào). Tại sao Sa Tan cố gắng làm cho chúng ta nghi ngờ thiên tính của mình—và của Đấng Cứu Rỗi? Nó cố gắng làm việc này như thế nào? (Xin xem thêm Môi Se 1:10–23.)

Bản Dịch Joseph Smith, Ma Thi Ơ 4:11.Sau khi Chúa Giê Su đã bị thử về mặt thể chất lẫn thuộc linh, Ngài bắt đầu nghĩ tới những nhu cầu của Giăng Báp Tít, người đang ở trong tù: “Và bấy giờ Chúa Giê Su biết Giăng bị cầm tù, và Ngài gởi các thiên sứ đến, và này, họ đến và phục sự ông [Giăng]” (Bản Dịch Joseph Smith, Ma Thi Ơ 4:11 [trong Bản Dịch Joseph Smith Phụ Lục, Ma Thi Ơ 4:11]). Chúng ta được ban phước như thế nào khi chúng ta noi theo tấm gương của Đấng Cứu Rỗi để nghĩ đến người khác?

Lu Ca 4:16–21.Chúng ta có biết ai đang đau khổ hoặc ai cần “được tự do” không? (Lu Ca 4:18). Làm thế nào chúng ta có thể giúp những ngươi khác nhận được sự chữa lành và giải cứu của Đấng Cứu Rỗi? Anh chị em cũng có thể thảo luận làm thế nào việc thực hiện các giáo lễ trong đền thờ giúp “kẻ bị cầm được tha” (Lu Ca 4:18).

Để có thêm ý kiến giảng dạy cho trẻ em, xin xem đại cương tuần này trong sách Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Hãy sống theo phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô. “Có lẽ điều quan trọng nhất anh chị em có thể làm [với tư cách là cha mẹ hoặc giảng viên] là … sống theo phúc âm với tất cả tấm lòng của mình. … Đây là cách thiết yếu để xứng đáng với sự đồng hành của Đức Thánh Linh. Anh chị em không cần phải hoàn hảo, chỉ cần siêng năng cố gắng—và tìm kiếm sự tha thứ nhờ vào Sự Chuộc Tội của Đấng Cứu Rỗi bất cứ khi nào các anh chị em vấp ngã” (Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 13).

Chúa Giê Su đang kêu gọi Các Sứ Đồ hãy nên tay đánh lưới người

Christ Calling the Apostles James and John (Đấng Ky Tô Đang Kêu Gọi Các Vị Sứ Đồ Gia Cơ và Giăng), Edward Armitage (1817–1896)/Sheffield Galleries và Museums Trust, UK/© Museums Sheffield/The Bridgeman Art Library International