Kinh Tân Ước năm 2023
Ngày 23–29 tháng Một. Ma Thi Ơ 3; Mác 1; Lu Ca 3: “Các Người Hãy Sửa Soạn Con Đường của Chúa”


“Ngày 23–29 tháng Một. Ma Thi Ơ 3; Mác 1; Lu Ca 3: ‘Các Người Hãy Sửa Soạn Con Đường của Chúa,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: Kinh Tân Ước năm 2023 (năm 2022)

“Ngày 23–29 tháng Một. Ma Thi Ơ 3; Mác 1; Lu Ca 3,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: năm 2023

Giăng Báp Tít Làm Phép Báp Têm cho Chúa Giê Su

Cửa sổ kính màu ở đền thờ Nauvoo Illinois, thực hiện bởi Tom Holdman

Ngày 23–29 tháng Một

Ma Thi Ơ 3; Mác 1; Lu Ca 3

“Các Người Hãy Sửa Soạn Con Đường của Chúa”

Bắt đầu bằng cách đọc Ma Thi Ơ 3; Mác 1; và Lu Ca 3. Khi anh chị em cầu nguyện để Đức Thánh Linh giúp anh chị em hiểu các chương này, Ngài sẽ ban cho anh chị em những sự hiểu biết sâu sắc đặc biệt dành cho anh chị em. Hãy ghi lại những ấn tượng này, và hoạch định để hành động theo những ấn tượng đó.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Chúa Giê Su Ky Tô và phúc âm của Ngài có thể thay đổi anh chị em. Lu Ca trích dẫn một lời tiên tri thời xưa của Ê Sai mô tả ảnh hưởng đến từ sự ra đời của Đấng Cứu Rỗi: “Mọi nơi sũng thấp sẽ lấp cho đầy, Các núi các gò thì bị hạ xuống; Đường quanh quẹo thì làm cho ngay, Đường gập ghềnh thì làm cho bằng” (Lu Ca 3:5; xin xem thêm Ê Sai 40:4). Đây là sứ điệp dành cho tất cả chúng ta, kể cả những người cho rằng họ không thể thay đổi. Nếu một vật gì đó bền vững như một ngọn núi mà có thể bị san bằng, thì chắc chắn Chúa có thể giúp chúng ta làm cho con đường quanh co của mình trở thành thẳng (xin xem Lu Ca 3:4–5). Khi chúng ta chấp nhận lời mời của Giăng Báp Tít để hối cải và thay đổi, chúng ta chuẩn bị tâm trí và tấm lòng của mình để tiếp nhận Chúa Giê Su Ky Tô để chúng ta cũng có thể “thấy sự cứu của Đức Chúa Trời” (Lu Ca 3:6).

hình biểu tượng học tập cá nhân

Những Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Cá Nhân

Mác là ai?

Trong số các tác giả của các Sách Phúc Âm, chúng ta biết về Mác ít nhất. Chúng ta biết ông là một người truyền giáo đồng hành với Phao Lô, Phi E Rơ, và một vài người truyền giáo khác. Nhiều học giả chuyên về Kinh Thánh tin rằng Phi E Rơ đã chỉ dẫn Mác ghi lại các sự kiện về cuộc đời của Đấng Cứu Rỗi. Sách Phúc Âm của Mác dường như đã được viết trước ba sách phúc âm kia.

Xin xem thêm Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “Mác.”

Ma Thi Ơ 3:1–12; Mác 1:1–8; Lu Ca 3:2–18

Sự hối cải là sự thay đổi lớn lao trong ý nghĩ và tấm lòng.

Sứ mệnh của Giăng Báp Tít là nhằm chuẩn bị tấm lòng của dân chúng để tiếp nhận Đấng Cứu Rỗi và trở nên giống như Ngài hơn. Ông đã làm điều đó bằng cách nào? Ông tuyên bố: “Các ngươi phải ăn năn” (Ma Thi Ơ 3:2). Và ông sử dụng những hình ảnh như trái cây và lúa mì để giảng dạy về sự hối cải (xin xem Lu Ca 3:9, 17).

Anh chị em còn tìm thấy những hình ảnh nào trong các câu chuyện về giáo vụ của Giăng Báp Tít? (Xin xem Ma Thi Ơ 3:1–12; Mác 1:1–8; Lu Ca 3:2–18). Hãy cân nhắc việc đánh dấu các hình ảnh đó trong thánh thư hoặc vẽ chúng ra. Những hình ảnh này dạy cho chúng ta điều gì về giáo lý và sự cần thiết phải hối cải?

Sự hối cải thực sự là “thay đổi cách suy nghĩ nhằm mang đến cho chúng ta một cái nhìn mới mẻ về Thượng Đế, về bản thân mình và về thế gian. … [Hối cải] là hướng tấm lòng và ý muốn vào Thượng Đế″ (Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “Hối Cải”). Trong Lu Ca 3:7–14, Giăng đã mời gọi dân chúng thay đổi những điều gì để chuẩn bị tiếp nhận Đấng Ky Tô? Lời khuyên dạy này có thể áp dụng cho anh chị em như thế nào? Làm thế nào anh chị em có thể cho thấy rằng mình đã thực sự hối cải? (xin xem Lu Ca 3:8).

Xin xem thêm Russell M. Nelson, “Chúng Ta Có Thể Làm Tốt Hơn và Trở Thành Người Tốt Hơn,” Liahona, tháng Năm năm 2019, trang 67–69; Dallin H. Oaks, “Được Thanh Tẩy nhờ vào Sự Hối Cải,” Liahona, tháng Năm năm 2019, trang 91–94.

Ma Thi Ơ 3:7; Lu Ca 3:7

Những người Pha Ri Si và Sa Đu Sê là ai?

Người Pha Ri Si là thành viên của một nhóm tôn giáo trong dân Do Thái mà tự hào về bản thân họ hết sức nghiêm khắc tuân theo luật pháp Môi Se và các lễ nghi của luật pháp đó. Người Sa Đu Sê là một tầng lớp giàu có trong dân Do Thái với ảnh hưởng lớn về tôn giáo và chính trị; họ không tin vào giáo lý về sự phục sinh. Cả hai nhóm người đều đã xa rời ý định ban đầu của luật pháp của Thượng Đế.

Xin xem thêm Ma Thi Ơ 23:23–28; Sách Hướng Dẫn Thánh Thư “Pha Ri Si, Người,” “Sa Đu Sê.”

Ma Thi Ơ 3:11, 13–17; Mác 1:9–11; Lu Ca 3:15–16, 21–22

Chúa Giê Su Ky Tô đã chịu phép báp têm để làm “trọn mọi sự ngay chính.”

Khi anh chị em chịu phép báp têm, anh chị em noi theo tấm gương của Đấng Cứu Rỗi. Hãy so sánh điều anh chị em học được từ những lời tường thuật về phép báp têm của Đấng Cứu Rỗi với điều xảy ra trong phép báp têm của anh chị em.

Phép Báp Têm của Đấng Cứu Rỗi

Lễ Báp Têm của Tôi

Phép Báp Têm của Đấng Cứu Rỗi

Ai làm phép báp têm cho Chúa Giê Su, và người ấy có thẩm quyền gì?

Lễ Báp Têm của Tôi

Ai làm phép báp têm cho anh chị em, và người ấy có thẩm quyền gì?

Phép Báp Têm của Đấng Cứu Rỗi

Chúa Giê Su chịu phép báp têm ở đâu?

Lễ Báp Têm của Tôi

Anh chị em chịu phép báp têm ở đâu?

Phép Báp Têm của Đấng Cứu Rỗi

Chúa Giê Su được làm phép báp têm bằng cách nào?

Lễ Báp Têm của Tôi

Anh chị em được làm phép báp têm bằng cách nào?

Phép Báp Têm của Đấng Cứu Rỗi

Tại sao Chúa Giê Su chịu phép báp têm?

Lễ Báp Têm của Tôi

Tại sao anh chị em chịu phép báp têm?

Phép Báp Têm của Đấng Cứu Rỗi

Bằng cách nào Cha Thiên Thượng cho thấy rằng Ngài hài lòng với Chúa Giê Su?

Lễ Báp Têm của Tôi

Bằng cách nào Cha Thiên Thượng cho thấy rằng Ngài hài lòng khi anh chị em chịu phép báp têm? Ngài đã cho thấy sự chấp thuận của Ngài kể từ khi đó như thế nào?

Xin xem thêm 2 Nê Phi 31; Mô Si A 18:8–11; Giáo Lý và Giao Ước 20:37, 68–74.

2:54

Ma Thi Ơ 3:16–17; Mác 1:9–11; Lu Ca 3:21–22

Các thành viên trong Thiên Chủ Đoàn là ba Đấng riêng biệt.

Kinh Thánh chứa đựng nhiều bằng chứng rằng các thành viên trong Thiên Chủ Đoàn là ba Đấng riêng biệt. Những lời tường thuật về phép báp têm của Đấng Cứu Rỗi là một ví dụ. Khi anh chị em đọc những lời tường thuật này, hãy suy ngẫm điều anh chị em học được về Thiên Chủ Đoàn. Tại sao những giáo lý này lại quan trọng đối với anh chị em?

Xin xem thêm Sáng Thế Ký 1:26; Ma Thi Ơ 17:1–5; Giăng 17:1–3; Công Vụ Các Sứ Đồ 7:55–56; Giáo Lý và Giao Ước 130:22.

hình biểu tượng gia đình học tập

Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Với Gia Đình và Buổi Họp Tối Gia Đình

Ma Thi Ơ 3.Giăng Báp Tít nắm giữ Chức Tư Tế A Rôn. Chúng ta có thể học được điều gì từ tấm gương của Giăng về các mục đích của Chức Tư Tế A Rôn? Chúng ta nhận được các phước lành nào nhờ Chức Tư Tế A Rôn? Nếu trong gia đình có một em thiếu niên, thì anh chị em có thể dành thời gian để giúp em ấy hiểu cách mình có thể sử dụng Chức Tư Tế A Rôn để ban phước cho người khác. (Xin xem thêm Giáo Lý và Giao Ước 13:1; 20:46–60.)

người thanh niên đang làm phép báp têm cho người khác

Khi chúng ta chịu phép báp têm, tội lỗi của chúng ta được rửa sạch.

Ma Thi Ơ 3:11–17; Mác 1:9–11; Lu Ca 3:21–22.Những thành viên trong gia đình của anh chị em đã từng thấy ai đó được báp têm hay làm lễ xác nhận là tín hữu của Giáo Hội chưa? Họ cảm thấy như thế nào? Anh chị em có thể dạy họ về tính biểu tượng của phép báp têm và lễ xác nhận. Được báp têm và làm lễ xác nhận giống như được sinh lại như thế nào? Tại sao chúng ta được dìm hoàn toàn xuống nước khi chịu phép báp têm? Tại sao chúng ta mặc đồ trắng khi chịu phép báp têm? Tại sao ân tứ Đức Thánh Linh được mô tả là “phép báp têm bằng lửa”? (Giáo Lý và Giao Ước 20:41; xin xem thêm Sách Hướng Dẫn Phúc Âm, “Báp Têm,” “Đức Thánh Linh”).

Ma Thi Ơ 3:17; Mác 1:11; Lu Ca 3:22.Những khi nào chúng ta cảm thấy Thượng Đế hài lòng với chúng ta? Chúng ta có thể làm gì với tư cách là một gia đình để làm Thượng Đế hài lòng?

Để có thêm ý kiến giảng dạy cho trẻ em, xin xem đại cương tuần này trong sách Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi.

Cải Thiện Việc Học Tập Cá Nhân

Hãy cầu xin Chúa giúp đỡ. Thánh thư được ban cho bằng sự mặc khải, và để thực sự thấu hiểu thánh thư, chúng ta cần có sự mặc khải cá nhân. Chúa đã hứa: “Hãy xin, sẽ được; hãy tìm, sẽ gặp; hãy gõ cửa, sẽ mở cho” (Ma Thi Ơ 7:7).

Giăng Báp Tít làm phép báp têm cho Chúa Giê Su

John the Baptist Baptizing Jesus (Giăng Báp Tít Làm Phép Báp Têm cho Chúa Giê Su), tranh do Greg K. Olsen họa