Kinh Tân Ước năm 2023
Ngày 26 tháng Mười Hai–Ngày 1 tháng Một. Chúng Ta Chịu Trách Nhiệm về Việc Học Hỏi Của Chính Mình


“Ngày 26 tháng Mười Hai–Ngày 1 tháng Một. Chúng Ta Chịu Trách Nhiệm cho Việc Học Hỏi của Chính Mình,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: Kinh Tân Ước năm 2023 (năm 2022)

“Ngày 26 tháng Mười Hai–Ngày 1 tháng Một. Chúng Ta Chịu Trách Nhiệm cho Việc Học Hỏi của Chính Mình,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: năm 2023

gia đình đang nhìn vào album ảnh

Ngày 26 tháng Mười Hai–Ngày 1 tháng Một

Chúng Ta Chịu Trách Nhiệm về Việc Học Hỏi Của Chính Mình

Mục đích của thánh thư là nhằm giúp anh chị em đến với Đấng Ky Tô và trở nên cải đạo theo phúc âm của Ngài một cách sâu sắc hơn. Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình có thể giúp anh chị em hiểu thánh thư và tìm thấy trong đó sức mạnh thuộc linh mà anh chị em và gia đình mình cần. Sau đó, trong các lớp học Giáo Hội của mình, anh chị em sẽ có cơ hội để chia sẻ những hiểu biết sâu sắc và khuyến khích những người đồng Thánh Hữu với mình trong nỗ lực của họ để noi theo Đấng Ky Tô.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

“Các ngươi tìm chi?” Chúa Giê Su đã hỏi các môn đồ của Giăng Báp Tít (Giăng 1:38). Anh chị em có thể tự hỏi bản thân cùng câu hỏi đó—vì những gì anh chị em tìm thấy trong Kinh Tân Ước năm nay sẽ phụ thuộc phần lớn vào những gì anh chị em tìm kiếm. “Hãy tìm, sẽ gặp” là lời hứa của Đấng Cứu Rỗi (Ma Thi Ơ 7:7). Vì vậy hãy đặt ra những câu hỏi đến với tâm trí mình khi anh chị em học, rồi sau đó siêng năng tìm kiếm những câu trả lời. Trong Kinh Tân Ước, anh chị em sẽ đọc về các kinh nghiệm thuộc linh mạnh mẽ của các môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô. Với tư cách là một môn đồ trung tín của Đấng Cứu Rỗi, anh chị em có thể có những kinh nghiệm thuộc linh mạnh mẽ của riêng mình khi anh chị em chấp nhận lời mời gọi của Đấng Cứu Rỗi, được tìm thấy trong tài liệu thiêng liêng này, “Hãy đến mà theo ta” (Lu Ca 18:22).

hình biểu tượng học tập cá nhân

Những Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Cá Nhân

Để thực sự học hỏi từ Đấng Cứu Rỗi, tôi cần phải chấp nhận lời mời gọi của Ngài: “Hãy đến mà theo ta.”

Lời mời gọi của Đấng Cứu Rỗi: “Hãy đến mà theo ta,” áp dụng cho tất cả chúng ta—bất kể chúng ta còn mới mẻ trên con đường làm môn đồ hay là đã bước đi trên con đường đó suốt cuộc sống của mình. Đây là lời mời gọi của Ngài cho một chàng trai trẻ giàu có là người đang cố gắng tuân giữ các giáo lệnh (xin xem Ma Thi Ơ 19:16–22; Lu Ca 18:18–23). Điều mà chàng trai trẻ này học được—và điều mà tất cả chúng ta đều cần phải học—là trở thành một môn đồ có nghĩa là hiến dâng trọn vẹn tâm hồn của mình lên Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô. Chúng ta tiến triển trong vai trò làm môn đồ của mình khi chúng ta nhận ra những gì chúng ta thiếu sót, thực hiện thay đổi, và tìm cách để noi theo hai Ngài một cách trọn vẹn hơn.

Việc học hỏi từ Đấng Cứu Rỗi bắt đầu khi chúng ta cố gắng để hiểu điều Ngài giảng dạy. Chẳng hạn, sự hiểu biết của anh chị em về sự khiêm nhường trở nên sâu sắc hơn như thế nào khi anh chị em khám phá những điều sau đây?

Nếu anh chị em muốn học hỏi thêm, thì hãy thử sinh hoạt này với một nguyên tắc phúc âm khác, chẳng hạn như tình yêu thương hoặc sự tha thứ.

Tôi chịu trách nhiệm cho việc học hỏi của chính mình.

Anh Cả David A. Bednar đã dạy: “Chúng ta không nên kỳ vọng Giáo Hội là một tổ chức giảng dạy hoặc nói cho chúng ta mọi điều chúng ta cần phải biết và làm để trở thành những môn đồ tận tụy và kiên trì một cách dũng cảm cho đến cùng. Thay vì thế, trách nhiệm cá nhân của chúng ta là học điều chúng ta nên học, và sống theo điều chúng ta biết là nên sống, và trở thành người mà Đấng Thầy muốn chúng ta trở thành. Và mái nhà của chúng ta là nơi tốt nhất để học hỏi, sống theo, và trở thành” (“Được Chuẩn Bị để Thu Nhận Mọi Điều Cần Thiết,” Liahona, tháng Năm năm 2019, trang 102).

Chịu trách nhiệm cho việc học hỏi của chính mình có nghĩa là gì? Hãy tìm kiếm những câu trả lời có thể có trong lời phát biểu của Anh Cả Bednar và trong các câu thánh thư sau đây: Giăng 7:17; 1 Tê Sa Lô Ni Ca 5:21; Gia Cơ 1:5–6, 22; 2:17; 1 Nê Phi 10:17–19; 2 Nê Phi 4:15; An Ma 32:27; và Giáo Lý và Giao Ước 18:18; 58:26–28; 88:118. Anh chị em được soi dẫn làm điều gì để trở nên tích cực hơn trong việc học hỏi phúc âm?

Tôi cần phải biết lẽ thật cho bản thân mình.

Có lẽ anh chị em biết những người dường như không bao giờ đánh mất đức tin của họ, bất chấp điều gì xảy ra trong cuộc sống của họ. Họ có thể nhắc anh chị em nhớ tới năm người nữ đồng trinh khôn ngoan trong câu chuyện ngụ ngôn của Đấng Cứu Rỗi (xin xem Ma Thi Ơ 25:1–13). Điều mà anh chị em có thể không thấy được là những nỗ lực kiên định của họ để củng cố chứng ngôn của họ về lẽ thật.

Làm thế nào chúng ta đạt được và nuôi dưỡng chứng ngôn của riêng mình? Hãy viết xuống những ý nghĩ của anh chị em khi anh chị em suy ngẫm các câu thánh thư sau đây: Lu Ca 11:9–13; Giăng 5:39; 7:14–17; Công Vụ Các Sứ Đồ 17:10–12; 1 Cô Rinh Tô 2:9–11; và An Ma 5:45–46. (Xin xem thêm Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “Chứng Ngôn,” scriptures.ChurchofJesusChrist.org.)

em thiếu nữ bên cạnh một con đường

Mỗi người chúng ta cần phải đạt được một chứng ngôn cho bản thân mình.

Tôi nên làm gì khi tôi có câu hỏi?

Khi tìm kiếm sự hiểu biết thuộc linh, anh chị em sẽ có những câu hỏi. Các nguyên tắc sau đây có thể giúp anh chị em đặt câu hỏi theo những cách thức nhằm xây đắp đức tin và chứng ngôn:

  • Tìm kiếm sự hiểu biết từ Thượng Đế. Thượng Đế là nguồn gốc của mọi lẽ thật, và Ngài mặc khải lẽ thật qua Đức Thánh Linh, thánh thư, và các vị tiên tri và sứ đồ của Ngài.

  • Hành động với đức tin. Nếu câu trả lời không đến ngay lập tức, thì hãy tin cậy rằng Chúa sẽ mặc khải câu trả lời vào đúng thời điểm. Trong khi chờ đợi, hãy tiếp tục sống theo lẽ thật mà anh chị em đã biết.

  • Giữ một quan điểm vĩnh cửu. Hãy cố gắng nhìn mọi sự việc như Chúa nhìn những sự việc đó, chứ không như cách nhìn của thế gian. Xem xét câu trả lời của anh chị em trong bối cảnh của kế hoạch cứu rỗi của Cha Thiên Thượng.

hình biểu tượng gia đình học tập

Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Với Gia Đình và Buổi Họp Tối Gia Đình

Ma Thi Ơ 13:1–23.Để giúp gia đình anh chị em chuẩn bị học hỏi từ Kinh Tân Ước trong năm nay, anh chị em có thể đọc câu chuyện ngụ ngôn về người gieo giống. Gia đình anh chị em có thể thích đi ra ngoài và tìm kiếm các loại đất khác nhau được mô tả trong câu chuyện ngụ ngôn này. Làm thế nào chúng ta có thể làm cho tấm lòng mình giống như “đất tốt” mà Chúa Giê Su đã mô tả? (Ma Thi Ơ 13:8).

Ga La Ti 5:22–23; Phi Líp 4:8.Chủ Tịch Russell M. Nelson đã mời gọi anh chị em để “biến ngôi nhà của [anh chị em] thành nơi trú ẩn của đức tin” và “tổ chức lại nhà cửa của mình thành một trung tâm học tập phúc âm.” Với những người thực hiện những điều này, ông hứa: “Con cái của anh chị em sẽ phấn khởi được học tập và sống theo những lời giảng dạy của Đấng Cứu Rỗi, và ảnh hưởng của kẻ nghịch thù trong cuộc sống của anh chị em và trong mái gia đình của anh chị em sẽ giảm bớt. Những thay đổi trong gia đình anh chị em sẽ rất đáng kể và bền bỉ” (“Trở Thành Các Thánh Hữu Ngày Sau Gương Mẫu,” Liahona, tháng Mười Một năm 2018, trang 113).

Đầu năm mới là một dịp tốt để tổ chức buổi họp hội đồng gia đình về việc làm cho nhà của mình thành “nơi trú ẩn của đức tin” và “một trung tâm học tập phúc âm.” Chúng ta có ý kiến gì về cách thức thực hiện những điều này khi đọc Ga La Ti 5:22–23Phi Líp 4:8? Gia đình của anh chị em có thể đặt mục tiêu cá nhân và gia đình để học tập Kinh Tân Ước trong năm tới này. Chúng ta có thể làm gì để nhắc nhở bản thân về những mục tiêu của chúng ta?

Để có thêm ý kiến giảng dạy cho trẻ em, xin xem đại cương tuần này trong sách Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi.

Bài thánh ca gợi ý: “Dạy Con Bước Đi Vào Lẽ Thật,” Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 66.

Cải Thiện Việc Học Tập Cá Nhân

Tìm kiếm giáo lý. Giáo lý là một lẽ thật vĩnh cửu, bất biến. Chủ Tịch Boyd K. Packer tuyên bố rằng “giáo lý chân chính, nếu hiểu được, sẽ thay đổi thái độ và hành vi” (“Little Children,” Ensign, tháng Mười Một năm 1986, trang 17). Khi anh chị em và gia đình của mình học thánh thư, hãy tìm kiếm các lẽ thật mà có thể giúp anh chị em sống giống như Đấng Cứu Rỗi hơn.

Chúa Giê Su Ky Tô

Light of the World (Sự Sáng của Thế Gian), tranh do Brent Borup họa