Kinh Tân Ước năm 2023
Ngày 9–15 tháng Một. Ma Thi Ơ 2; Lu Ca 2: Chúng Tôi Đến để Thờ Phượng Ngài


“Ngày 9–15 tháng Một. Ma Thi Ơ 2; Lu Ca 2: Chúng Tôi Đến để Thờ Phượng Ngài,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: Kinh Tân Ước năm 2023 (năm 2022)

“Ngày 9–15 tháng Một. Ma Thi Ơ 2; Lu Ca 2,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: năm 2023

Hình Ảnh
Các thầy thông thái hành trình trên những con lạc đà

Let Us Adore Him (Chúng Ta Hãy Tôn Thờ Ngài), tranh do Dana Mario Wood họa

Ngày 9–15 tháng Một

Ma Thi Ơ 2; Lu Ca 2

Chúng Tôi Đến để Thờ Phượng Ngài

Khi anh chị em đọc Ma Thi Ơ 2Lu Ca 2, hãy chú ý đến bất cứ sự hiểu biết thuộc linh sâu sắc nào anh chị em nhận được. Những ý kiến học tập trong đại cương này có thể giúp anh chị em nhận ra các nguyên tắc quan trọng và phù hợp trong các chương này.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Từ ngày Ngài giáng sinh, thật là rõ ràng rằng Chúa Giê Su không phải là một đứa trẻ bình thường. Không chỉ là ngôi sao mới trên bầu trời hay lời tuyên bố đầy hân hoan của thiên sứ đã làm cho tuổi thơ của Chúa Giê Su trở nên đáng chú ý. Cũng còn bởi sự thật là nhiều người trung tín như thế—từ các quốc gia khác nhau, với những nghề nghiệp, và lai lịch khác nhau—đều ngay lập tức cảm thấy bị thu hút bởi Ngài. Họ đã đến, thậm chí trước khi Ngài đưa ra lời mời gọi của Ngài để “hãy đến mà theo ta,” (Lu Ca 18:22). Tất nhiên là không phải ai cũng đến cùng Ngài. Có nhiều người lờ Ngài đi, và một tên cai trị ghen tức thậm chí còn tìm cách giết Ngài. Nhưng những người khiêm nhường, trong sạch, và tận tụy tìm kiếm sự ngay chính nhìn nhận Ngài thực sự là ai—Đấng Mê Si được hứa của họ. Lòng tận tụy của họ soi dẫn chính chúng ta, vì “Tin Lành, [mà] sẽ làm một sự vui mừng” được mang đến cho những người chăn chiên cũng là “cho muôn dân,” và “Đấng Cứu Thế, là Đấng Ky Tô, là Chúa” được sinh ra vào ngày hôm đó cho tất cả chúng ta (xin xem Lu Ca 2:10–11).

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập cá nhân

Những Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Cá Nhân

Lu Ca 2:1–7

Chúa Giê Su Ky Tô sinh ra trong hoàn cảnh khiêm tốn.

Mặc dù Chúa Giê Su Ky Tô có vinh quang với Thượng Đế Đức Chúa Cha “trước khi chưa có thế gian” (Giăng 17:5), Ngài đã sẵn lòng được sinh ra trong hoàn cảnh vô cùng khiêm tốn và sống giữa chúng ta trên thế gian. Khi đọc Lu Ca 2:1–7, hãy suy ngẫm câu chuyện này về sự giáng sinh của Ngài dạy anh chị em điều gì về Ngài. Cố gắng nhận ra các chi tiết hoặc sự hiểu biết sâu sắc trong câu chuyện này mà anh chị em chưa hề nhận ra trước đây. Việc nhận thấy những điều này ảnh hưởng đến cảm nghĩ của anh chị em về Ngài như thế nào?

Ma Thi Ơ 2:1–12; Lu Ca 2:8–38

Có nhiều người làm chứng về sự giáng sinh của Đấng Ky Tô.

Sự giáng sinh và tuổi thơ của Chúa Giê Su Ky Tô được ghi dấu với nhiều nhân chứng và người đến thờ phượng thuộc mọi tầng lớp xã hội. Khi anh chị em khám phá các câu chuyện của họ, anh chị em học được điều gì về những cách thức để thờ phượng và làm chứng về Đấng Ky Tô?

Nhân chứng về Đấng Ky Tô

Tôi học được điều gì về việc thờ phượng và làm chứng về Đấng Ky Tô?

Nhân chứng về Đấng Ky Tô

Những người chăn chiên (Lu Ca 2:8–20)

Tôi học được điều gì về việc thờ phượng và làm chứng về Đấng Ky Tô?

Nhân chứng về Đấng Ky Tô

Si Mê Ôn (Lu Ca 2:25–35)

Tôi học được điều gì về việc thờ phượng và làm chứng về Đấng Ky Tô?

Nhân chứng về Đấng Ky Tô

An Ne (Lu Ca 2:36–38)

Tôi học được điều gì về việc thờ phượng và làm chứng về Đấng Ky Tô?

Nhân chứng về Đấng Ky Tô

Các Thầy Thông Thái (Ma Thi Ơ 2:1–12)

Tôi học được điều gì về việc thờ phượng và làm chứng về Đấng Ky Tô?

Xin xem thêm 1 Nê Phi 11:13–23; 3 Nê Phi 1:5–21.

Ma Thi Ơ 2:13–23

Các bậc cha mẹ có thể nhận được sự mặc khải để bảo vệ gia đình của họ.

Giô Sép không bao giờ có thể làm điều ông được yêu cầu phải làm—bảo vệ Chúa Giê Su trong thời thơ ấu của Ngài—mà không được thiên thượng giúp đỡ. Giống như Các Thầy Thông Thái, ông nhận được một điều mặc khải mà đã cảnh báo ông về mối hiểm nguy. Khi anh chị em đọc về kinh nghiệm của Giô Sép trong Ma Thi Ơ 2:13–23, hãy nghĩ về những mối hiểm nguy về thể chất lẫn thuộc linh mà chúng ta gặp phải ngày nay. Suy ngẫm những kinh nghiệm khi anh chị em cảm thấy sự hướng dẫn của Thượng Đế trong việc bảo vệ anh chị em và những người thân yêu của mình. Cân nhắc việc chia sẻ những kinh nghiệm này với những người khác. Anh chị em có thể làm gì để nhận được sự hướng dẫn như vậy trong tương lai?

Lu Ca 2:40–52

Thậm chí khi còn là thiếu niên, Chúa Giê Su đã tập trung vào việc làm theo ý muốn của Cha Ngài.

Là một thiếu niên, Đấng Cứu Rỗi đã giảng dạy phúc âm đầy mạnh mẽ đến mức ngay cả các thầy giảng trong đền thờ đều lạ khen về “sự khôn ngoan và lời đối đáp” của Ngài (Lu Ca 2:47). Anh chị em học được điều gì từ các câu thánh thư này về Đấng Cứu Rỗi khi còn là một thiếu niên? Những người trẻ tuổi mà anh chị em biết đang cố gắng để “lo việc Cha [của họ]” như thế nào? (Lu Ca 2:49). Giới trẻ và trẻ em đã giúp anh chị em đạt được một sự hiểu biết sâu sắc hơn về phúc âm như thế nào? Anh chị em học được điều gì nữa từ tấm gương của Chúa Giê Su thuở ấu thơ trong Lu Ca 2:40–52 và trong Bản Dịch Joseph Smith, Ma Thi Ơ 3:24–26 (trong Bản Dịch Joseph Smith Phụ Lục)?

Hình Ảnh
Cậu bé Giê Su cùng các thầy giảng trong đền thờ

“Há chẳng biết tôi phải lo việc Cha tôi sao?” (Lu Ca 2:49).

Bản Dịch của Joseph Smith là gì?

Bởi vì nhiều lẽ thật “minh bạch và quý báu” bị mất đi khỏi Kinh Thánh trong nhiều thế kỷ (1 Nephi 13:28; xin xem thêm Môi Se 1:41), Chúa đã truyền lệnh cho Joseph Smith làm một bản sửa đổi Kinh Thánh, được gọi là Bản Dịch của Joseph Smith. Nhiều bản sửa đổi mà Vị Tiên Tri đã thực hiện đưa vào trong phần phụ lục của ấn bản thánh thư Thánh Hữu Ngày Sau. Bản dịch Ma Thi Ơ 24 của Joseph Smith, được gọi là Joseph Smith—Ma Thi Ơ, có thể được tìm thấy trong Sách Trân Châu Vô Giá. Để có thêm thông tin, xin xem “Bản Dịch Joseph Smith (BDST)” trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư.

Hình Ảnh
hình biểu tượng gia đình học tập

Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Với Gia Đình và Buổi Họp Tối Gia Đình

Lu Ca 2.Mời những thành viên trong gia đình chọn ra một người được mô tả trong Lu Ca 2, đọc một vài câu về những sự tương tác của người đó với Đấng Cứu Rỗi, và chia sẻ một điều gì đó họ học được mà làm gia tăng đức tin của họ nơi Chúa Giê Su Ky Tô.

Hãy xem xét cách mà tranh ảnh có thể giúp cải thiện cuộc thảo luận về sự giáng sinh của Đấng Ky Tô. (Để có các ví dụ, xin xem Sách Họa Phẩm Phúc Âm hoặc history.ChurchofJesusChrist.org/exhibit/birth-of-Christ.)

Ma Thi Ơ 2:1–12.Chúng ta học được điều gì về việc tìm kiếm Đấng Cứu Rỗi từ tấm gương của Các Thầy Thông Thái?

Lu Ca 2:41–49.“Việc của Cha” là gì? (Lu Ca 2:49; xin xem Môi Se 1:39; Sách Hướng Dẫn Tổng Quát: Phục Vụ trong Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô, mục 1.2, ChurchofJesusChrist.org). Chúng ta học được điều gì về việc đó từ câu chuyện trong Lu Ca 2:41–49? Hãy cân nhắc viết xuống một số cách thức gia đình anh chị em có thể tham gia vào việc của Đức Chúa Cha và cho chúng vào một cái lọ. Trong tuần tới, khi gia đình anh chị em tìm kiếm cách thức để giúp đỡ công việc của Cha Thiên Thượng, họ có thể chọn ra những ý kiến từ cái lọ. Hoạch định một thời gian mà anh chị em sẽ chia sẻ những kinh nghiệm của mình.

Lu Ca 2:52.Chúng ta có thể học được điều gì từ Lu Ca 2:52 về cách Chúa Giê Su phát triển trong cuộc đời Ngài? Chúng ta có thể đặt ra những mục tiêu cá nhân hoặc gia đình nào để “khôn ngoan càng thêm, thân hình càng lớn, càng được đẹp lòng Đức Chúa Trời và người ta”?

Để có thêm ý kiến giảng dạy cho trẻ em, xin xem đại cương tuần này trong sách Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi.

Bài thánh ca gợi ý: “Đêm Thanh Bình,” Thánh Ca Và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 53.

Cải Thiện Việc Học Tập Cá Nhân

Hãy sử dụng những sự giúp đỡ học tập thánh thư. Để có thêm sự hiểu biết sâu sắc trong khi học tập thánh thư, hãy sử dụng các nguồn tài liệu như phần cước chú, Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, và các công cụ giúp đỡ học tập khác được tìm thấy tại ChurchofJesusChrist.org.

Hình Ảnh
Ma Ri, Giô Sép, cùng hài đồng Giê Su

Đấng Cứu Rỗi của Thế Gian giáng thế trong hoàn cảnh khiêm tốn.

In