Kinh Tân Ước năm 2023
Ngày 26 tháng Mười Hai–Ngày 1 tháng Một. Chúng Ta Chịu Trách Nhiệm về Việc Học Hỏi Của Chính Mình


“Ngày 26 tháng Mười Hai–ngày 1 tháng Một. Chúng Ta Chịu Trách Nhiệm về Việc Học Hỏi Của Chính Mình,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Kinh Tân Ước năm 2023 (năm 2022)

“Ngày 26 tháng Mười Hai–ngày 1 tháng Một. Chúng Ta Chịu Trách Nhiệm về Việc Học Hỏi Của Chính Mình,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: năm 2023

Hình Ảnh
gia đình đang nhìn vào album ảnh

Ngày 26 tháng Mười Hai–Ngày 1 tháng Một

Chúng Ta Chịu Trách Nhiệm về Việc Học Hỏi Của Chính Mình

Khi anh chị em đọc những câu thánh thư trong đề cương này, hãy ghi lại tất cả những ấn tượng thuộc linh mà anh chị em nhận được. Anh chị em sẽ nhận thấy rằng mỗi đại cương trong tài liệu này có những sinh hoạt cho trẻ em ở những độ tuổi khác nhau, anh chị em có thể thích ứng bất kỳ sinh hoạt nào cho phù hợp với lớp của mình.

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Ngay khi bắt đầu mỗi lớp học, hãy cho các em cơ hội chia sẻ điều chúng đang học được về phúc âm. Ví dụ, tuần này anh chị em có thể mời các em chia sẻ về những câu chuyện yêu thích của chúng về Chúa Giê Su Ky Tô.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Nhỏ Tuổi

Chúa Giê Su Ky Tô muốn tôi noi theo Ngài.

Anh chị em và các em sẽ đọc nhiều câu chuyện về cuộc đời của Chúa Giê Su Ky Tô trong năm này. Hãy giúp các em hiểu rằng lý do chúng ta học hỏi những câu chuyện này là để chúng ta có thể noi theo tấm gương hoàn hảo của Chúa Giê Su Ky Tô tốt hơn.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Kể cho các em nghe về lời mời của Đấng Cứu Rỗi, “Hãy đến mà theo ta,” trong Ma Thi Ơ 4:18–22. Hãy thực hiện một sinh hoạt mà một em làm một hành động và nói với những em khác: “Hãy làm theo tôi.” Mời các em khác lặp lại hành động đó.

  • Hãy cho xem các bức tranh về những người dân noi theo Đấng Cứu Rỗi trong những cách khác nhau, cả trong giáo vụ trần thế của Ngài lẫn trong thời đại của chúng ta. Anh chị em có thể tìm các bức tranh trong Sách Họa Phẩm Phúc Âm hay các tạp chí Giáo Hội. Hãy để cho các em nhận biết cách mà những người dân này đang noi theo Đấng Cứu Rỗi.

  • Hãy giúp các em nghĩ về những điều chúng đang làm để noi theo Đấng Cứu Rỗi. Việc hát bài “Dạy Con Bước Đi Vào Lẽ Thật” (Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 66) có thể cho các em thêm ý tưởng. Bảo các em vẽ hình của chúng đang làm những việc này.

Hình Ảnh
cậu bé đang đọc thánh thư

Trẻ em có thể nhận được chứng ngôn riêng của mình về các lẽ thật trong thánh thư.

Thánh thư là chân chính.

Trẻ em có thể nhận được chứng ngôn rằng thánh thư là chân chính ngay cả trước khi chúng đọc thánh thư. Khi anh chị em học thánh thư với trẻ em trong năm này, anh chị em có thể giúp chúng tự biết rằng thánh thư là chân chính.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Mời các em nói về những món quà yêu thích mà chúng nhận được trong ngày sinh nhật hay những dịp khác. Hãy mang theo một quyển thánh thư được gói như một món quà, cho một em mở nó ra, và làm chứng rằng thánh thư là một món quà từ Cha Thiên Thượng dành cho chúng ta.

  • Hãy cho các em thấy một số quyển sách có những câu chuyện hư cấu, và hỏi các em về những câu chuyện mà chúng yêu thích. Hãy cho các em thấy quyển thánh thư, và làm chứng rằng thánh thư chứa đựng lời của Thượng Đế dành cho chúng ta. Thánh thư viết về những người đã từng sống và những điều đã thực sự xảy ra.

  • Hãy chia sẻ những sứ điệp được tìm thấy trong 2 Ti Mô Thê 3:15Mô Rô Ni 10:3–5, và giúp các em đọc lại một vài đoạn nhỏ. Hãy giúp các em hiểu rằng chúng có thể tự mình biết thánh thư là chân chính.

  • Hãy giấu một bức tranh về Đấng Cứu Rỗi, và cho các em manh mối để giúp chúng tìm kiếm bức tranh. Hãy giúp các em hiểu cách mà việc tra cứu thánh thư có thể giúp chúng ta biết về Chúa Giê Su Ky Tô. Hãy để các em thay phiên giấu bức tranh và cho các em khác manh mối.

  • Chia sẻ với các em một hay hai câu thánh thư yêu thích của anh chị em, và kể cho chúng nghe cách mà anh chị em biết được thánh thư là chân chính. Nếu các em có các câu thánh thư hay câu chuyện trong thánh thư yêu thích, hãy mời chúng chia sẻ.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Lớn Tuổi

Chúa Giê Su Ky Tô muốn chúng ta học hỏi về Ngài và noi theo Ngài.

Hãy nghĩ về cách mà anh chị em đã tiến đến việc biết Chúa Giê Su Ky Tô. Anh chị em có thể làm gì để giúp các em học hỏi và noi theo Ngài?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Mời các em nói về một người bạn thân mà chúng biết và mô tả cách mà em đó trở thành một người bạn. Đọc và thảo luận Giăng 5:39Giăng 14:15 để tìm kiếm các cách thức mà chúng ta có thể cảm thấy gần gũi với Chúa Giê Su. Hãy bảo các em chia sẻ về những lúc mà chúng cảm thấy gần gũi với Ngài.

  • Hãy dẫn lớp học của anh chị em đi dạo quanh nhà hội. Mời các em giơ tay khi chúng nhìn thấy điều gì đó trên đường đi mà nhắc nhở chúng về một cách thức mà chúng có thể noi theo Đấng Cứu Rỗi (như hồ báp têm hay một bức tranh).

  • Cùng hát với các em một bài hát về việc noi theo Chúa Giê Su Ky Tô, chẳng hạn như “Tôi Biết Rằng Đấng Cứu Chuộc Của Tôi Hằng Sống” (Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 38). Mời các em chia sẻ về những lúc mà chúng đã noi theo tấm gương của Đấng Cứu Rỗi.

Tôi có thể tự học hỏi thánh thư.

Khi anh chị em đọc thánh thư với các em và đặt câu hỏi cho chúng, anh chị em có thể xây đắp lòng tin của chúng rằng chúng có thể học hỏi từ thành thư và tìm thấy những kho tàng tri thức quý giá.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Hãy cùng nhau đọc Giăng 5:39Công Vụ Các Sứ Đồ 17:10–11, và hỏi các em điều mà chúng biết được về cách học hỏi thánh thư.

  • Hãy chọn một vài câu thánh thư đơn giản, mạnh mẽ từ Kinh Tân Ước, viết mỗi câu thánh thư lên một mảnh giấy, và giấu những mảnh giấy đó đi. Tạo ra các manh mối mà sẽ dẫn các em đến một cuộc “săn tìm kho báu” bên trong phòng học hay tòa nhà của Giáo Hội để tìm kiếm những câu thánh thư này. Sau khi các em tìm được mỗi câu thánh thư, hãy thảo luận câu thánh thư đó có ý nghĩa gì và tại sao nó giống như một kho báu.

  • Hãy chia sẻ một vài câu thánh thư mà anh chị em trân quý và giải thích tại sao chúng có ý nghĩa đối với anh chị em. Với cả lớp, hãy giữ một bản liệt kê những câu thánh thư trân quý mà các em tìm thấy trong Kinh Tân Ước trong năm này—ở nhà hay trong lớp thiếu nhi.

  • Hãy có một cuộc thảo luận với các em về lý do tại sao đôi khi khó để đọc thánh thư. Hãy bảo các em chia sẻ lời khuyên về việc học hỏi thánh thư với nhau. Hãy bảo các em chia sẻ bất kỳ kinh nghiệm tích cực nào mà chúng đã có với thánh thư.

  • Hãy giúp các em tạo những tờ lịch đơn giản để chúng có thể dùng để đánh dấu tần suất mà chúng đọc thánh thư. Những tờ lịch này có thể nhắc nhở chúng đọc thánh thư mỗi ngày.

Tôi cần chứng ngôn của chính mình.

Các em mà anh chị em giảng dạy sẽ cần có chứng ngôn của riêng chúng về Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô. Anh chị em có thể làm gì để truyền cảm hứng cho chúng tự tìm hiểu về lẽ thật?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Chia sẻ câu chuyện về mười người nữ đồng trinh (xin xem Ma Thi Ơ 25:1–13; xin xem thêm “chương 47: Mười Người Nữ Đồng Trinh,” trong sách Các Câu Chuyện trong Kinh Tân Ước, trang 118–120, hoặc đoạn video tương ứng trên ChurchofJesusChrist.org). Hỏi các em những câu hỏi như sau: Các chứng ngôn của chúng ta giống như những ngọn đèn như thế nào? Tại sao là điều quan trọng để có được chứng ngôn của chính mình?

  • Hãy thảo luận về những điều mà chúng ta có thể làm để củng cố chứng ngôn của mình. Để có thêm các ý kiến, hãy mời các em tra cứu trong Giăng 7:17Mô Rô Ni 10:3–5. Hãy mời các em chia sẻ những điều mà chúng biết là chân chính.

  • Bảo các em giúp anh chị em viết lên những khối xây dựng các lẽ thật giúp hình thành chứng ngôn của chúng ta. Hãy để các em dùng các khối này để xây một cấu trúc tượng trưng cho một chứng ngôn.

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học Tập ở Nhà

Làm thế nào anh chị em có thể khuyến khích các em và cha mẹ của chúng học hỏi từ Kinh Tân Ước ở nhà? Ví dụ, anh chị em có thể mời các em ghi nhớ một trong những câu thánh thư đã được thảo luận trong lớp (việc chia câu thánh thư thành các đoạn ngắn có thể giúp ghi nhớ dễ dàng hơn) và chia sẻ câu đó với gia đình của chúng.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Sửa đổi các sinh hoạt để phù hợp với độ tuổi và khả năng của các em mà anh chị em giảng dạy. Trẻ em nhỏ tuổi cần được giải thích chi tiết và học hỏi từ nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau. Khi trẻ em trưởng thành, chúng có thể đóng góp nhiều hơn và có thể chia sẻ những suy nghĩ của chúng tốt hơn. Hãy cho các em cơ hội để chia sẻ, làm chứng, và tham gia. Cung cấp sự giúp đỡ khi cần thiết. (Xin xem Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 25–26.)

In