Kinh Tân Ước năm 2023
Ngày 2–8 tháng Một. Ma Thi Ơ 1; Lu Ca 1: “Xin Sự Ấy Xảy Ra Cho Tôi Như Lời Người Truyền”


“Ngày 2–8 tháng Một. Ma Thi Ơ 1; Lu Ca 1: ‘Xin Sự Ấy Xảy Ra Cho Tôi Như Lời Người Truyền,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Kinh Tân Ước năm 2023 (năm 2022)

“Ngày 2–8 tháng Một. Ma Thi Ơ 1; Lu Ca 1,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: năm2023

Ma Ri và Ê Li Sa Bét

Ngày 2–8 tháng Một

Ma Thi Ơ 1; Lu Ca 1

“Xin Sự Ấy Xảy Ra Cho Tôi Như Lời Người Truyền”

Bắt đầu bằng việc đọc Ma Thi Ơ 1Lu Ca 1. Tài Liệu Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình có thể giúp anh chị em hiểu các chương này, và đại cương này có thể cho anh chị em những ý kiến để giảng dạy. Nếu anh chị em cần giúp đỡ thêm trong việc giảng dạy các em nhỏ tuổi, xin xem mục “Đáp Ứng Những Nhu Cầu của Các Trẻ Em Nhỏ Tuổi” ở phần đầu của tài liệu này.

hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Hãy bảo các em ngồi thành vòng tròn, và rồi bảo một em chia sẻ điều mà em ấy học được gần đây từ thánh thư. Đứa trẻ đó có thể lăn một quả bóng đến một đứa trẻ khác hoặc chỉ tay vào đứa trẻ khác trong vòng tròn, đứa trẻ được lăn bóng hoặc chỉ tay sẽ là đứa trẻ chia sẻ tiếp theo.

hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Nhỏ Tuổi

Ma Thi Ơ 1:18–25; Lu Ca 1:26–38

Các thiên sứ loan báo về sự ra đời của Chúa Giê Su.

Ma Ri và Giô Sép đều đã được một thiên sứ viếng thăm, thiên sứ đó đã loan báo về sự ra đời của Chúa Giê Su Ky Tô. Những kinh nghiệm này có thể giúp các em thấy sự ra đời của Đấng Ky Tô quan trọng như thế nào.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Hãy mời cha mẹ của một đứa trẻ đến lớp học và hóa trang thành Ma Ri và Giô Sép. Bảo họ chia sẻ những kinh nghiệm được ghi lại trong Ma Thi Ơ 1:18–25Lu Ca 1:26–38.

  • Kể những câu chuyện về các thiên sứ hiện đến cùng Ma Ri và Giô Sép, như được viết trong những câu này. (Xin xem thêm “Chương 2: Ma Ri và Vị Thiên Sứ” và “Chương 4: Giô Sép và Vị Thiên Sứ,” trong tài liệu Các Câu Chuyện trong Kinh Tân Ước, trang 8–9, 12, hoặc những đoạn video tương ứng trên ChurchofJesusChrist.org.) Anh chị em có thể cho xem bức hình trong đại cương cho tuần này trong tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Các Cá Nhân và Gia Đình. Hãy mời các em kể lại những câu chuyện này cho anh chị em nghe.

  • Hãy mời các em vẽ các bức tranh về những câu chuyện được tìm thấy trong Ma Thi Ơ 1:18–25Lu Ca 1:26–38.

Gáp Ri Ên hiện đến cùng Ma Ri

The Annunciation (Lời Loan Báo), tranh do John Scott họa

Lu Ca 1:5–25, 57–63

Cha Thiên Thượng đáp ứng những lời cầu nguyện của tôi.

Xa Cha Ri và Ê Li Sa Bét chắc đã cầu nguyện trong nhiều năm để có được một đứa con. Cuối cùng Cha Thiên Thượng đã đáp ứng những lời cầu nguyện của họ bằng cách ban cho họ một người con trai, là Giăng Báp Tít. Bằng cách nào anh chị em có thể sử dụng câu chuyện này để giảng dạy các em rằng Cha Thiên Thượng đáp ứng những lời cầu nguyện?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Bằng lời riêng của anh chị em, hãy chia sẻ câu chuyện trong Lu Ca 1:5–25, 57–63. Anh chị em có thể muốn kể lại câu chuyện này một vài lần. Chỉ định một vài em để đóng vai Xa Cha Ri, Ê Li Sa Bét, và thiên sứ và diễn lại câu chuyện này. Hãy nhấn mạnh những lời của thiên sứ phán cùng Xa Cha Ri: “Lời cầu nguyện ngươi đã được nhậm rồi” (Lu Ca 1:13). Chia sẻ một kinh nghiệm khi mà Cha Thiên Thượng đã đáp ứng lời cầu nguyện của anh chị em.

  • Bảo mỗi đứa trẻ làm những hành động tượng trưng cho điều gì đó mà chúng có thể cầu xin. Mời các em khác đoán hành động đó tượng trưng cho điều gì. Các em có thể tìm kiếm những ý tưởng ở trang sinh hoạt của tuần này.

Lu Ca 1:30–35

Chúa Giê Su Ky Tô là Vị Nam Tử của Thượng Đế.

Chúa Giê Su Ky Tô là Vị Nam Tử của Cha Thiên Thượng và Ma Ri. Anh chị em có thể làm gì để giúp các em học hỏi thêm về Ngài?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Hãy nói với các em rằng thiên sứ đã nói với Ma Ri rằng con của bà sẽ được gọi là Vị Nam Tử của Thượng Đế (xin xem Lu Ca 1:35). Giúp các em lặp lại câu “Chúa Giê Su Ky Tô là Vị Nam Tử của Thượng Đế.” Giúp các em hiểu cha mẹ của Chúa Giê Su là ai bằng cách mời chúng vẽ các bức tranh về cha mẹ chúng. Khi các em làm điều này, hãy nói với chúng rằng Chúa Giê Su cũng có cha mẹ—Ma Ri và Cha Thiên Thượng. Ngoài ra, Giô Sép được truyền lệnh để bảo vệ và chăm sóc Chúa Giê Su khi Ngài sống trên thế gian.

  • Hãy chia sẻ chứng ngôn của anh chị em rằng bởi vì Chúa Giê Su là Vị Nam Tử của Thượng Đế, nên Ngài có thể chết cho tội lỗi của chúng ta và sống lại. Cho xem bức tranh Sự Đóng Đinh và Sự Phục Sinh của Chúa Giê Su (xin xem Sách Họa Phẩm Phúc Âm, các số 57, 59).

hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Lớn Tuổi

Ma Thi Ơ 1:18–25; Lu Ca 1:5–37

Đối với Thượng Đế, mọi việc đều có thể thực hiện được.

Sự ra đời của Chúa Giê Su và Giăng Báp Tít chỉ có thể thực hiện được qua quyền năng của Thượng Đế. Việc học hỏi về những phép lạ này có thể củng cố đức tin của các em rằng Thượng Đế có quyền năng để thực hiện các phép lạ trong cuộc sống của chúng.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Khi anh chị em và các em xem lại Ma Thi Ơ 1:18–25Lu Ca 1:5–37, hãy hỏi các em những câu hỏi như “Em sẽ nói gì nếu em là Ma Ri?” hay “Em sẽ cảm thấy như thế nào nếu em là Xa Cha Ri?”

  • Bằng từ ngữ đơn giản, hãy kể lại những câu chuyện được miêu tả trong Ma Thi Ơ 1:18–25Lu Ca 1:5–37. Bảo các em giơ tay lên khi chúng nghe điều gì đó dường như không thể thực hiện được nếu không có quyền năng của Thượng Đế. Các em có thể chia sẻ những câu chuyện nào khác mà trong đó Chúa đã làm những điều tưởng chừng như không thể?

  • Giúp các em ghi nhớ Lu Ca 1:37. Để làm điều này, anh chị em có thể viết câu thánh thư lên bảng và mời các em đọc lại một vài lần. Sau mỗi lần, hãy xóa đi một từ.

Ma Thi Ơ 1:21–25; Lu Ca 1:30–35, 46–47

Chúa Giê Su Ky Tô là Vị Nam Tử của Thượng Đế.

Chúa Giê Su Ky Tô là Vị Nam Tử của Cha Thiên Thượng và Ma Ri. Làm thế nào anh chị em có thể giúp các em biết lẽ thật này?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Hãy bảo các em đọc Lu Ca 1:30–35, tìm kiếm những câu trả lời cho các câu hỏi: “Ai là mẹ của Chúa Giê Su?” và “Ai là Cha của Chúa Giê Su?” Hãy giúp các em hiểu rằng Chúa Giê Su Ky Tô là Đấng duy nhất có một người mẹ trần thế, Ma Ri, và một Người Cha bất diệt, Cha Thiên Thượng (xin xem thêm 1 Nê Phi 11:18–21).

  • Khi anh chị em đọc những câu này, hãy mời các em tìm kiếm các tên hoặc danh xưng của Chúa Giê Su Ky Tô. Những tên này có ý nghĩa gì, và những tên này dạy chúng ta điều gì về Chúa Giê Su?

  • Chia sẻ chứng ngôn của anh chị em về Chúa Giê Su Ky Tô, và mời các em cũng chia sẻ chứng ngôn của chúng.

Lu Ca 1:5–25, 57–66

Cha Thiên Thượng nghe và đáp ứng những lời cầu nguyện của tôi.

Thượng Đế đáp ứng những lời cầu nguyện nhưng không phải lúc nào cũng theo những cách mà chúng ta có thể kỳ vọng. Anh chị em có thể dùng câu chuyện của Xa Cha Ri và Ê Li Sa Bét để giảng dạy cho các em về lẽ thật này như thế nào?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Hỏi các em xem chúng sẽ nói điều gì với một người nào đó mà đã cầu nguyện xin một phước lành nhưng chưa nhận được. Mời các em suy nghĩ về câu hỏi này khi chúng cùng nhau đọc Lu Ca 1:5–25, 57–66. (Xin xem thêm “Chương 1: Ê Li Sa Bét và Xa Cha Ri” và “Chương 3: Giăng Báp Tít Sinh Ra,” trong sách Các Câu Chuyện trong Kinh Tân Ước, trang 6–7, 10–11, hoặc những đoạn video tương ứng trên ChurchofJesusChrist.org.) Xa Cha Ri và Ê Li Sa Bét có thể nói điều gì với một người nào đó mà đã cảm thấy lời cầu nguyện của họ không được đáp ứng?

  • Hãy mời trước một vài em chia sẻ những kinh nghiệm khi Cha Thiên Thượng đáp ứng lời cầu nguyện của chúng. Hãy chia sẻ một thời điểm khi anh chị em cảm thấy lời cầu nguyện của mình được đáp ứng một cách ngoài mong đợi.

  • Hãy mời các em vẽ một bức tranh khi Cha Thiên Thượng đáp ứng một lời cầu nguyện—đặc biệt là lời cầu nguyện của chính các em. Để cho các em chia sẻ những bức vẽ của chúng với cả lớp.

hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học Tập ở Nhà

Mời các em chia sẻ với gia đình chúng bất kỳ bức tranh nào chúng vẽ trong lớp. Khuyến khích các em hỏi những người thân trong gia đình chúng về những lần mà Thượng Đế đã đáp ứng lời cầu nguyện của họ.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy của Chúng Ta

Giúp trẻ em nhỏ tuổi học hỏi từ thánh thư. Để giúp trẻ em nhỏ tuổi học hỏi từ thánh thư, hãy tập trung vào một câu thánh thư hoặc thậm chí chỉ là một cụm từ then chốt trong câu. Anh chị em có thể mời các em đứng dậy hoặc giơ tay lên khi chúng nghe thấy từ hay cụm từ đó. (Xin xem Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 21.)