“Ngày 11–17 tháng Tư. Lễ Phục Sinh: ‘Ngài Đã Nuốt Sự Chết Đến Đời Đời,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: Kinh Cựu Ước năm 2022 (năm 2021)
“Ngày 11–17 tháng Tư. Lễ Phục Sinh,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: năm 2022
Ngày 11–17 tháng Tư
Lễ Phục Sinh
“Ngài Đã Nuốt Sự Chết Đến Đời Đời”
Trong khi đọc và suy ngẫm về Sự Chuộc Tội của Đấng Cứu Rỗi tuần này, hãy nghĩ về việc ghi lại những ý nghĩ và cảm nghĩ của anh chị em về sự hy sinh của Ngài trong nhật ký hoặc những dòng trống có trong đại cương này.
Ghi Lại Những Ấn Tượng Của Anh Chị Em
Cuộc sống của Chúa Giê Su Ky Tô “là trọng tâm của tất cả lịch sử nhân loại” (“Đấng Ky Tô Hằng Sống: Chứng Ngôn của Các Sứ Đồ,” ChurchofJesusChrist.org). Điều đó có nghĩa là gì? Một phần, nó chắc chắn có nghĩa là cuộc đời của Đấng Cứu Rỗi ảnh hưởng đến vận mệnh vĩnh cửu của mỗi con người đã từng sống hoặc sẽ sống. Anh chị em cũng có thể nói rằng cuộc đời và sứ mệnh của Chúa Giê Su Ky Tô, mà đỉnh điểm là Sự Phục Sinh của Ngài vào ngày Chủ Nhật lễ Phục Sinh đầu tiên đó, đã kết nối mọi dân tộc của Thượng Đế trong suốt lịch sử: Những người sinh ra trước Đấng Ky Tô đã hướng đến Ngài với đức tin (xin xem Gia Cốp 4:4), và những người sinh ra sau cũng hướng về Ngài với đức tin. Khi đọc các câu chuyện và những lời tiên tri trong Kinh Cựu Ước, chúng ta không bao giờ thấy danh Giê Su Ky Tô, nhưng quả thật chúng ta thấy bằng chứng đức tin của những tín đồ thời xưa và sự trông mong Đấng Mê Si và Đấng Cứu Chuộc của họ. Vì vậy chúng ta, những người được mời để tưởng nhớ Ngài, có thể cảm thấy sự kết nối với những người mà đã trông đợi Ngài. Thật sự Chúa Giê Su Ky Tô đã mang lấy “tội lỗi của hết thảy chúng ta” (Ê Sai 53:6; kiểu chữ nghiêng được thêm vào), và “trong Đấng Ky Tô mọi người đều sẽ sống lại” (1 Cô Rinh Tô 15:22; kiểu chữ nghiêng được thêm vào).
Những Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Cá Nhân
Kinh Cựu Ước làm chứng về sự hy sinh chuộc tội của Đấng Cứu Rỗi.
Nhiều đoạn thánh thư trong Kinh Cựu Ước chỉ đến giáo vụ và sự hy sinh chuộc tội của Đấng Cứu Rỗi. Bảng bên dưới liệt kê một vài đoạn thánh thư này. Trong khi anh chị em đọc những câu này, những ấn tượng nào về Đấng Cứu Rỗi đến với anh chị em?
Kinh Cựu Ước |
Kinh Tân Ước |
---|---|
Kinh Cựu Ước | Kinh Tân Ước |
Kinh Cựu Ước | Kinh Tân Ước |
Kinh Cựu Ước | Kinh Tân Ước |
Kinh Cựu Ước | Kinh Tân Ước |
Kinh Cựu Ước | Kinh Tân Ước |
Kinh Cựu Ước | Kinh Tân Ước |
Kinh Cựu Ước | Kinh Tân Ước |
Kinh Cựu Ước | Kinh Tân Ước |
Kinh Cựu Ước | Kinh Tân Ước |
Kinh Cựu Ước | Kinh Tân Ước |
Kinh Cựu Ước | Kinh Tân Ước |
Những lời tiên tri và những lời giảng dạy về Đấng Cứu Rỗi thậm chí còn nhiều và rõ ràng hơn trong Sách Mặc Môn. Hãy nghĩ về cách mà đức tin của anh chị em được củng cố bởi những đoạn thánh thư như sau: 1 Nê Phi 11:31–33; 2 Nê Phi 25:13; Mô Si A 3:2–11.
Tôi có thể tìm sự bình an và niềm vui qua Sự Chuộc Tội của Đấng Cứu Rỗi.
Qua thời gian, Chúa Giê Su Ky Tô, nhờ sự hy sinh chuộc tội của Ngài, đã ban sự bình an và niềm vui cho tất cả những ai đến cùng Ngài (xin xem Môi Se 5:9–12). Hãy nghĩ đến việc học các thánh thư sau mà làm chứng về sự bình an và niềm vui mà Ngài ban cho, và trong khi làm vậy, hãy nghĩ về cách anh chị em có thể nhận được sự bình an và niềm vui mà Ngài mang đến: Thi Thiên 16:8–11; 30:2–5; Ê Sai 12; 25:8–9; 40:28–31; Giăng 14:27; 16:33; An Ma 26:11–22.
Xin xem thêm bài của Dallin H. Oaks, “Được Củng Cố bởi Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô,” Liahona, tháng Mười Một năm 2015, trang 61–64; Sharon Eubank, “Đấng Ky Tô: Sự Sáng Soi trong Tối Tăm,” Liahona, tháng Năm năm 2019, trang 73–76; “Lòng Cảm Kích Vô Cùng,” Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 22.
Qua Sự Chuộc Tội của Ngài, Chúa Giê Su Ky Tô có quyền năng để giúp tôi vượt qua tội lỗi, cái chết, thử thách, và yếu kém.
Trong khắp các thánh thư, các vị tiên tri đã làm chứng về quyền năng của Chúa Giê Su Ky Tô để giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi và cái chết, và giúp chúng ta vượt qua những thử thách và yếu kém của mình. Đấng Ky Tô đã tạo ra một sự khác biệt trong cuộc sống của anh chị em như thế nào? Tại sao Ngài quan trọng với anh chị em? Hãy suy ngẫm những câu hỏi này trong khi anh chị em đọc những câu thánh thư sau, và ghi lại những ý nghĩ cùng cảm nghĩ của mình về Đấng Cứu Rỗi:
Xin xem thêm bài của Walter F. González, “Cái Chạm Tay của Đấng Cứu Rỗi,” Liahona, tháng Mười Một năm 2019, trang 90–92.
Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Với Gia Đình và Buổi Họp Tối Gia Đình
-
Xuất Ê Díp Tô Ký 12:1–28.Trong khi kỷ niệm lễ Phục Sinh, gia đình anh chị em có thể ôn lại điều mình đã học về lễ Vượt Qua vào đầu tháng này. Tại sao đáng phải kể đến rằng sự hy sinh của Đấng Cứu Rỗi xảy ra vào cùng thời gian với lễ Vượt Qua?
Để có một bản tóm lược những gì đã xảy ra trong tuần cuối cùng của cuộc đời Đấng Cứu Rỗi, xin xem “Holy Week” trên trang mạng ComeuntoChrist.org/2016/easter/easter-week.
-
Ê Sai 53.Việc đọc những lời tiên tri về Chúa Giê Su Ky Tô trong Ê Sai 53 có thể giúp mọi người trong gia đình hiểu về sự hy sinh chuộc tội của Đấng Cứu Rỗi. Gia đình anh chị em tìm thấy những câu hoặc cụm từ nào đặc biệt mạnh mẽ? Hãy nghĩ về việc tổ chức một buổi họp chia sẻ chứng ngôn gia đình trong đó anh chị em chia sẻ những chứng ngôn cá nhân về Sự Chuộc Tội của Đấng Cứu Rỗi.
-
“Những Nhân Chứng Đặc Biệt của Đấng Ky Tô.” Cả gia đình anh chị em hãy nói về những cách mà mình có thể chia sẻ lời chứng về Đấng Ky Tô. Ví dụ như, anh chị em có thể mời một ai đó đến thờ phượng cùng mình tại nhà thờ vào ngày Chủ Nhật lễ Phục Sinh.
-
Thánh Ca và các bài hát.Âm nhạc là một cách đầy quyền năng để tưởng nhớ Đấng Cứu Rỗi và mời Thánh Linh vào trong nhà của chúng ta. Mọi người trong gia đình có thể chia sẻ và cùng hát những bài thánh ca hoặc bài hát về lễ Phục Sinh hoặc về Chúa Giê Su Ky Tô, như là “Ngày Nay Chúa Phục Sinh” (Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 54).
Để có thêm ý kiến giảng dạy cho trẻ em, xin xem đại cương tuần này trong sách Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi.