Kinh Cựu Ước năm 2022
Ngày 12–18 tháng Chín. Ê Sai 13–14; 24–30; 35: “Sự Lạ Rất Lạ”


“Ngày 12–18 tháng Chín. Ê Sai 13–14; 24–30; 35: ‘Sự Lạ Rất Lạ,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: Kinh Cựu Ước năm 2022 (năm 2021)

“Ngày 12–18 tháng Chín. Ê Sai 13–14; 24–30; 35,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: năm 2022

Hình Ảnh
Joseph Smith thấy Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô trong Khu Rừng Thiêng Liêng

Khu Rừng Thiêng Liêng, tranh do Brent Borup họa

Ngày 12–18 tháng Chín

Ê Sai 13–14; 24–30;35

“Sự Lạ Rất Lạ”

Chủ Tịch Bonnie H. Cordon đã dạy: “Thánh thư soi dẫn tâm trí chúng ta, nuôi dưỡng phần thuộc linh của chúng ta, trả lời cho các câu hỏi của chúng ta, gia tăng sự tin cậy của chúng ta nơi Chúa, và giúp chúng ta tập trung cuộc sống của mình vào Ngài” (“Tin Cậy nơi Chúa và Chớ Nương Cậy nơi Sự Hiểu Biết của Mình,” Liahona, tháng Năm năm 2017, trang 7).

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Một trong những điều Chúa đã yêu cầu các vị tiên tri thực hiện là cảnh cáo về các hậu quả của tội lỗi. Trong trường hợp của các vị tiên tri Kinh Cựu Ước, điều này thường có nghĩa là đi nói với những người cai trị đầy quyền lực của các vương quốc hùng mạnh rằng họ phải hối cải hoặc bị hủy diệt. Đây là một nhiệm vụ nguy hiểm, nhưng Ê Sai không hề sợ hãi, và những lời cảnh cáo của ông dành cho các vương quốc trong thời ông—bao gồm Y Sơ Ra Ên, Giu Đa, và các vương quốc xung quanh—rất bạo dạn (xin xem Ê Sai 13–23).

Tuy nhiên, Ê Sai cũng có một sứ điệp về hy vọng. Mặc dù những lời tiên tri về sự hủy diệt cuối cùng đã xảy đến cho các vương quốc này, nhưng Ê Sai thấy trước một cơ hội cho sự phục hồi và đổi mới. Chúa sẽ mời gọi dân Ngài quay trở về với Ngài. Ngài sẽ làm cho “cát nóng … biến ra hồ, ruộng khô sẽ biến thành suối nước” (Ê Sai 35:7). Ngài sẽ thực hiện một “sự lạ rất lạ” (Ê Sai 29:14) khi phục hồi cho Y Sơ Ra Ên những phước lành mà Ngài đã hứa với họ. Chẳng có bất kỳ ai khác, kể cả Ê Sai, vào thời đó mà còn sống để thấy được công việc kỳ diệu này. Nhưng chúng ta đang chứng kiến sự ứng nghiệm tột bậc đó ngày nay. Thực sự, chúng ta là một phần của điều đó!

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập cá nhân

Những Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Cá Nhân

Ê Sai 13:1–11, 19–22; 14:1–20

Các vương quốc tà ác của thế gian và những kẻ cai trị chúng sẽ sụp đổ.

Ê Sai 13–14 được gọi là “gánh nặng” (một sứ điệp tiên tri) về Ba By Lôn (Ê Sai 13:1). Từng là một vương quốc hùng mạnh với kẻ cai trị đầy quyền lực của nó, Ba By Lôn giờ đây được xem như dĩ vãng xa xưa. Vậy tại sao sứ điệp về Ba By Lôn lại quan trọng với chúng ta ngày nay? Trong thánh thư, Ba By Lôn là biểu tượng cho tính kiêu ngạo, trần tục, và tội lỗi, và ngày nay, chúng ta bị bao quanh bởi tất cả những điều này. Hãy nghĩ về biểu tượng này trong khi anh chị em đọc Ê Sai 13:1–11, 19–22; 14:1–20. Anh chị em cũng có thể suy ngẫm các câu hỏi như sau:

  • Những lời cảnh cáo của Ê Sai đối với Ba By Lôn giống với những lời tiên tri về thế gian trước Sự Tái Lâm của Đấng Cứu Rỗi như thế nào? (xin xem Ê Sai 13:1–11; Giáo Lý và Giao Ước 45:26–42).

  • Anh chị em thấy những điểm tương tự nào giữa tính kiêu ngạo của vua Ba By Lôn với tính kiêu ngạo của Sa Tan? (xin xem Ê Sai 14:4–20; Môi Se 4:1–4). Anh chị em thấy được những lời cảnh cáo nào dành cho chính mình trong những câu này?

  • Đấng Cứu Rỗi mang đến “[sự nghỉ ngơi] khỏi cơn buồn bực bối rối” như thế nào? (Ê Sai 14:3).

Hình Ảnh
Chúa Giê Su mặc áo choàng đỏ

He Comes Again to Rule and Reign (Ngài Tái Lâm để Cai Trị và Trị Vì), tranh do MaryR. Sauer họa

Ê Sai 24:21–23; 25:6–8; 26:19; 28:16

Những điều Ê Sai viết ra hướng tôi đến Chúa Giê Su Ky Tô.

Những lời giảng dạy của Ê Sai thường nói đến giáo vụ của Đấng Ky Tô, kể cả sự hy sinh chuộc tội của Ngài, Sự Phục Sinh, và Sự Tái Lâm. Những khía cạnh nào trong giáo vụ của Ngài đến với tâm trí anh chị em trong khi đọc các câu sau đây: Ê Sai 24:21–23; 25:6–8; 26:19; 28:16? Anh chị em tìm thấy các đoạn nào khác gợi nhắc mình về Đấng Cứu Rỗi?

Xin xem thêm Ê Sai 22:22–25.

Ê Sai 24:1–12; 28:7–8; 29:7–10; 30:8–14

Bội giáo có nghĩa là rời xa Chúa và các vị tiên tri của Ngài.

Để cảnh cáo về các hậu quả của việc xa rời Chúa và chối bỏ các vị tiên tri của Ngài, Ê Sai đã sử dụng nhiều phép ẩn dụ khác nhau. Những hình ảnh này gồm có khoảng đất trống không (Ê Sai 24:1–12), sự say xỉn (Ê Sai 28:7–8), cơn đói khát (Ê Sai 29:7–10), và một cái bình gốm vỡ nát (Ê Sai 30:8–14). Dựa trên điều anh chị em đọc trong những câu này, tại sao là điều quan trọng để tuân giữ các giao ước của chúng ta? Hãy xem xét điều anh chị em đang làm để trung thành với Chúa và các tôi tớ Ngài.

Xin xem thêm M. Russell Ballard, “Hãy Ở trong Thuyền và Bám Chặt!Liahona, tháng Mười Một năm 2014, trang 89–92.

Ê Sai 29; 30:18–26;35

Chúa có thể phục hồi những gì đã bị mất hoặc hư nát.

Khi con người hoặc cả xã hội rời xa Chúa, Sa Tan muốn chúng ta nghĩ rằng các hậu quả là không thể thay đổi được. Tuy nhiên, Ê Sai đã mô tả một số việc kỳ diệu mà Chúa sẽ làm khi dân chúng hối cải và hướng về Ngài. Anh chị em học được điều gì từ Ê Sai 29:13–24; 30:18–26;35 về Chúa, tình yêu thương và quyền năng của Ngài?

Một cách mà Chúa đã biểu lộ quyền năng của Ngài trong thời đại chúng ta là qua Sự Phục Hồi phúc âm của Ngài. Ê Sai 29 có một số đoạn tương ứng với những sự kiện của Sự Phục Hồi. Ví dụ:

Anh chị em có những ý nghĩ hoặc ấn tượng nào về Sự Phục Hồi phúc âm trong khi đọc những đoạn này?

Xin xem thêm “Sự Phục Hồi Phúc Âm Trọn Vẹn của Chúa Giê Su Ky Tô: Bản Tuyên Ngôn Kỷ Niệm Hai Trăm Năm cùng Thế Giới” (ChurchofJesusChrist.org).

Hình Ảnh
hình biểu tượng gia đình học tập

Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Với Gia Đình và Buổi Họp Tối Gia Đình

Ê Sai 25:4–9.Gia đình anh chị em đã bao giờ được phước để có nơi trú ẩn an toàn trong một cơn bão hoặc bóng mát vào một ngày hè nóng nực không? (xin xem câu 4). Hãy nói về điều này trong khi anh chị em đọc những câu này và những lời mô tả khác của Chúa có trong Ê Sai 25:4–9. Chúa giống như những điều này như thế nào?

Ê Sai 25:8–9; 26:19.Việc cho thấy các bức tranh về Đấng Cứu Rỗi trong vườn Ghết Sê Ma Nê, trên cây thập tự, hoặc sau Sự Phục Sinh của Ngài có thể giúp gia đình anh chị em thấy những mối liên hệ giữa các câu này với Chúa Giê Su Ky Tô (xin xem Sách Họa Phẩm Phúc Âm, tranh số 56, 57, 58,59). Hãy mời gia đình anh chị em chia sẻ lý do tại sao họ “nức lòng mừng rỡ về sự cứu rỗi của Ngài” (Ê Sai 25:9).

Ê Sai 29:11–18.Những câu này có thể giúp gia đình anh chị em thảo luận “sự lạ rất lạ” (câu 14) của Sự Phục Hồi phúc âm và sự ra đời của Sách Mặc Môn. Tại sao những việc này là lạ lùng và kỳ diệu đối với chúng ta? Hãy mời mọi người trong gia đình tìm các đồ vật trong nhà mà tượng trưng cho những phước lành tuyệt diệu của Sự Phục Hồi.

Ê Sai 35.Gia đình anh chị em có thể thích vẽ tranh về các hình ảnh trong chương này mà giúp chúng ta hiểu cách Chúa Giê Su Ky Tô đang xây dựng Si Ôn trong thời đại của mình. Chúng ta học được gì từ những hình ảnh này? Chúng ta có thể làm gì để phụ giúp xây dựng Si Ôn?

Để có thêm ý kiến giảng dạy cho trẻ em, xin xem đại cương tuần này trong sách Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi.

Bài hát đề nghị: “Thánh Linh của Thượng Đế,” Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi trang 28.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Hãy để cho trẻ em thể hiện sự sáng tạo của chúng. Khi trẻ em sáng tạo một điều gì đó liên quan đến một nguyên tắc phúc âm, việc đó giúp chúng hiểu rõ hơn nguyên tắc đó. Hãy cho phép chúng lắp ráp, vẽ, tô màu, viết và sáng tạo. (Xin xem Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 25.)

Hình Ảnh
Ma Ri và Giăng ngước nhìn Chúa Giê Su trên cây thập tự

“Kìa, ấy là Đức Chúa Trời chúng ta; chúng ta đã mong đợi Ngài, và Ngài sẽ cứu chúng ta” (Ê Sai 25:9). James Tissot (French, 1836–1902). Woman, Behold Thy Son (Hỡi Đàn Bà Kia, Đó Là Con của Ngươi) (Stabat Mater), 1886–1894. Màu nước đục phủ lên than chì trên giấy dệt xám, kích thước tranh: 11 11/16 x 6 in. (29.7 x 15.2 cm). Brooklyn Museum, được đặt mua rộng rãi, 00.159.300

In