Kinh Cựu Ước năm 2022
Ngày 19–25 tháng Chín. Ê Sai 40–49: “Hãy Yên Ủi Dân Ta”


“Ngày 19–25 tháng Chín. Ê Sai 40–49: ‘Hãy Yên Ủi Dân Ta,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: Kinh Cựu Ước năm 2022 (năm 2021)

“Ngày 19–25 tháng Chín. Ê Sai 40–49,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: năm 2022

Chúa Giê Su chữa lành một người mù

Jesus Healing the Blind (Đấng Ky Tô Chữa Lành một Người Mù), tranh do Carl Heinrich Bloch họa

Ngày 19–25 tháng Chín

Ê Sai 40–49

“Hãy Yên Ủi Dân Ta”

Ê Sai thường sử dụng ngôn ngữ mang tính biểu tượng. Hãy chú ý đến những cảm nghĩ và cảm giác mà những biểu tượng này mang đến cho tâm trí và tấm lòng anh chị em. Việc này có thể giúp anh chị em hiểu rõ hơn điều ông giảng dạy.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

“Yên ủi” là từ đầu tiên trong bản gốc của sách Ê Sai chương 40. Từ này đánh dấu sự mở đầu một giọng điệu khác, sự nhấn mạnh khác trong sứ điệp của vị tiên tri này. Trong khi những điều Ê Sai viết trước đó cảnh cáo Y Sơ Ra Ên và Giu Đa về sự hủy diệt và tù đày sẽ đến bởi tội lỗi của họ, những lời tiên tri này ở phần sau là nhằm an ủi dân Do Thái ở tương lai hơn 150 năm sau—sau khi Giê Ru Sa Lem bị hủy diệt, đền thờ bị mạo phạm, và dân chúng bị Ba By Lôn bắt làm phu tù. Nhưng những lời tiên tri này chạm đến xa hơn ở tương lai, chứ không chỉ dừng lại ở dân Y Sơ Ra Ên thua trận và nản lòng. Những lời ấy phán bảo cùng chúng ta, là những người đôi khi cũng cảm thấy thất bại, nản chí, và thậm chí mất phương hướng.

Sứ điệp của Ê Sai dành cho họ và cho chúng ta rất giản dị: “Đừng sợ” (Ê Sai 43:1). Không có ai bị thất lạc cả. Chúa không quên anh chị em, và Ngài có quyền năng hơn cả những hoàn cảnh mà dường như vượt tầm kiểm soát của anh chị em. Chẳng phải Chúa là “Đấng đã dựng nên các từng trời và giương ra, đã trải đất với mọi sự ra bởi nó, đã ban hơi sống cho dân ở trên nó” sao? (Ê Sai 42:5). Chẳng phải Ngài có nhiều quyền năng hơn Ba By Lôn, hơn tội lỗi, hơn bất kỳ điều gì đang cầm tù anh chị em sao? “Hãy trở lại cùng ta,” Ngài khẩn nài, “vì ta đã chuộc ngươi” (Ê Sai 44:22). Ngài có thể chữa lành, phục hồi, củng cố, tha thứ, và an ủi—bất cứ điều gì cần cho anh chị em trong trường hợp của anh chị em, để được cứu chuộc.

Để biết cách Nê Phi và Gia Cốp áp dụng Ê Sai 48–49 cho dân của họ, xin xem 1 Nê Phi 222 Nê Phi 6.

hình biểu tượng học tập cá nhân

Những Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Cá Nhân

Ê Sai 40–49

Chúa Giê Su Ky Tô có thể an ủi và ban cho tôi hy vọng.

Chắc hẳn dân Y Sơ Ra Ên đã chán nản, thậm chí suy sụp, khi bị tù đày tại Ba By Lôn. Nhiều người có lẽ tự hỏi liệu họ có mãi mãi mất đi tư cách là dân giao ước chọn lọc của Thượng Đế không. Trong khi anh chị em đọc Ê Sai 40–49, hãy tìm các đoạn mà có thể mang lại sự an ủi và hy vọng. Với mỗi đoạn anh chị em tìm thấy, hãy suy ngẫm và ghi lại điều Chúa có thể phán cùng anh chị em trong những câu này. Sau đây là một vài câu thánh thư mà anh chị em có thể bắt đầu:

Làm thế nào anh chị em có thể chia sẻ những sứ điệp này với người nào đó cần được khích lệ hoặc hy vọng? (xin xem Ê Sai 40:1–2).

Xin xem thêm Jeffrey R. Holland, “Một Niềm Hy Vọng Hết Sức Xán Lạn,” Liahona, tháng Năm năm 2020, trang 81–84.

con sông trong rừng

Bằng cách vâng lời Chúa, chúng ta có thể có “sự bình an … như sông” (Ê Sai 48:18).

Ê Sai 40:3–8, 15–23; 42:15–16; 47:7–11

Quyền năng của Thượng Đế thì lớn hơn quyền lực trần tục.

Ê Sai nhiều lần nhắc nhở dân ông về quyền năng vô song của Thượng Đế, thậm chí khi được so sánh với quyền lực áp bức của thế gian đang bao quanh họ. Hãy tìm kiếm sứ điệp này trong khi anh chị em đọc Ê Sai 40:3–8, 15–23; 42:15–16; và 47:7–11 (xin lưu ý rằng chương 47 dành cho Ba By Lôn, kẻ cầm tù Y Sơ Ra Ên). Những đoạn thánh thư này dạy anh chị em điều gì về những sự việc của thế gian? Chúng dạy anh chị em điều gì về Thượng Đế? Hãy suy ngẫm lý do tại sao sứ điệp này hẳn đã có giá trị đối với dân Do Thái bị tù đày. Tại sao sứ điệp này có giá trị đối với anh chị em?

Xin xem thêm “Abide with Me! (Xin Ở Cùng Tôi)” Hymns, bài số 166.

Ê Sai 41:8–13; 42:1–7; 43:9–12; 44:21–28; 45:1–4; 48:10; 49:1–9

“Ngươi là tôi tớ của ta.”

Xuyên suốt Ê Sai 40–49, Chúa đã phán về “đầy tớ” Ngài và “kẻ làm chứng” cho Ngài. Trong một số đoạn, những từ này dường như nói đến Chúa Giê Su Ky Tô (xin xem Ê Sai 42:1–7), ở những đoạn khác thì nói đến gia tộc Y Sơ Ra Ên (xin xem Ê Sai 45:4), trong khi những chỗ khác thì nói đến Vua Si Ru, người đã cho phép dân Do Thái quay trở về Giê Ru Sa Lem và xây dựng lại đền thờ (xin xem 44:26–45:4). Mặc dù vậy, trong mỗi trường hợp, anh chị em cũng có thể xem xét cách mà các đoạn này áp dụng cho mình với tư cách là một tôi tớ và là nhân chứng cho Chúa. Ví dụ, hãy suy ngẫm những câu hỏi như sau:

Ê Sai 41:8–13; 42:6; 44:21. Chúa đã kêu gọi anh chị em làm việc gì? Hãy xem xét những sự kêu gọi chính thức của Giáo Hội cũng như những trách nhiệm khác trong giao ước để phục vụ Ngài. Ngài hỗ trợ và “nắm tay” anh chị em (Ê Sai 42:6) như thế nào trong khi anh chị em phục vụ? Ngài đã “gây nên” anh chị em để trở thành tôi tớ Ngài như thế nào? (xin xem thêm Ê Sai 48:10).

Ê Sai 43:9–12. Anh chị em là một nhân chứng cho Chúa Giê Su Ky Tô bằng cách nào? Anh chị em có những kinh nghiệm nào trong cuộc sống mà cho anh chị em thấy rằng Ngài là Đấng Cứu Rỗi?

Ê Sai 49:1–9. Anh chị em tìm thấy những sứ điệp nào trong những câu này mà có thể giúp ích khi các nỗ lực và sự phục vụ của anh chị em dường như “vô ích và không kết quả”? (câu 4).

Xin xem thêm Mô Si A 18:9.

hình biểu tượng gia đình học tập

Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Với Gia Đình và Buổi Họp Tối Gia Đình

Ê Sai 40:3–4.Để khám phá ra ý nghĩa của việc “mở đường … cho Đức Giê Hô Va,” gia đình anh chị em có thể làm cho thẳng một vật gì đó bị cong, dọn dẹp sàn nhà bừa bộn, hoặc tạo ra một lối đi trống trải trên nền đất đá. Anh chị em cũng có thể cho thấy các bức tranh về Giăng Báp Tít và Joseph Smith (xin xem Sách Họa Phẩm Phúc Âm, bức tranh số 35, 87). Họ đã mở đường cho Chúa đến như thế nào? (xin xem Lu Ca 3:2–18; Giáo Lý và Giao Ước 135:3). Làm thế nào để chúng ta giúp mở đường cho Ngài? (để có ví dụ, xin xem Giáo Lý và Giao Ước 33:10).

Ê Sai 40:28; 43:14–15; 44:6.Chúng ta tìm thấy những danh xưng hay danh hiệu nào của Chúa Giê Su Ky Tô trong những câu này? Từng danh xưng này dạy cho chúng ta điều gì về Ngài?

Ê Sai 41:10; 43:2–5; 46:4.Những câu này được thể hiện trong bài thánh ca “Tìm Đâu Cho Thấy Một Nền Vững Vàng” (Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang số 6). Gia đình anh chị em có thể thích cùng nhau hát bài thánh ca này và tìm những cụm từ trong đó giống với các cụm từ trong những câu này. Những cụm từ này dạy chúng ta điều gì về Chúa Giê Su Ky Tô?

Ê Sai 44:3–4; 45:8.Sau khi đọc những câu này, gia đình anh chị em có thể tưới một cái cây trong khi trò chuyện về các phước lành mà Chúa đã trút xuống cho họ. Điều gì xảy ra với cái cây khi chúng ta tưới nước cho nó? Chúa kỳ vọng điều gì từ chúng ta khi Ngài ban phước cho chúng ta?

Ê Sai 48:17–18.Hãy cân nhắc cho thấy hình ảnh hoặc video về sông suối hoặc sóng biển. Làm thế nào sự bình an có thể giống như một dòng sông? Sự ngay chính có thể giống như những con sóng như thế nào?

Để có thêm ý kiến giảng dạy cho trẻ em, xin xem đại cương tuần này trong sách Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi.

Bài hát gợi ý: “Tìm Đâu Cho Thấy một Nền Vững Vàng,” Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 6.

Cải Thiện Việc Học Tập Cá Nhân

Hãy định nghĩa từ. Hãy cố gắng tìm định nghĩa các từ trong thánh thư mà anh chị em không hiểu—và kể cả những từ mà anh chị em cho rằng mình đã hiểu. Đôi khi, những định nghĩa có thể giúp anh chị em đọc một câu thánh thư theo một cách khác và có được những sự hiểu biết thuộc linh mới và sâu sắc.

Chúa Giê Su với bé gái và người đàn ông

“Đức Giê Hô Va đã an ủi dân Ngài, và sẽ thương xót những kẻ khốn khổ của Ngài” (Ê Sai 49:13).Nhũ Hương của Ga La Át, tranh do Ann Adele Henrie họa