Kinh Cựu Ước năm 2022
Ngày 10–16 tháng Mười. Giê Rê Mi 1–3; 7; 16–18; 20: “Trước Khi Ngươi Sanh Ra, Ta Đã Biệt Riêng Ngươi”


“Ngày 10–16 tháng Mười. Giê Rê Mi 1–3; 7; 16–18; 20: ‘Trước Khi Ngươi Sanh Ra, Ta Đã Biệt Riêng Ngươi,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: Kinh Cựu Ước năm 2022 (năm 2021)

“Ngày 10–16 tháng Mười. Giê Rê Mi 1–3; 7; 16–18; 20” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: năm 2022

vị tiên tri nói chuyện với những người đàn ông

Giê Rê Mi, tranh do Walter Rane họa

Ngày 10–16 tháng Mười

Giê Rê Mi 1–3; 7; 16–18; 20

“Trước Khi Ngươi Sanh Ra, Ta Đã Biệt Riêng Ngươi”

Anh Cả David A. Bednar đã nói: “Một trong những cách thức tôi nghe lời Chúa là qua thánh thư. Thánh thư là tiếng nói của Chúa đã được ghi sẵn” (“‘Hear Him’ in Your Heart and in Your Mind,” ChurchofJesusChrist.org).

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Ban đầu, Giê Rê Mi không nghĩ ông sẽ là một vị tiên tri giỏi. “Này, tôi chẳng biết nói chi,” ông đã phản đối trong lần đầu tiên Chúa kêu gọi ông (Giê Rê Mi 1:6). Chúa đã đoan chắc với ông: “Ta đã đặt những lời ta trong miệng ngươi” (câu 9). Giê Rê Mi cảm thấy rằng ông là một “con trẻ” thiếu kinh nghiệm (câu 6), nhưng Chúa giải thích rằng ông thật sự được chuẩn bị nhiều hơn những gì ông nhận thức được—ông đã được sắc phong cho sự kêu gọi này thậm chí từ trước khi được sinh ra (xin xem câu 5). Vì thế, Giê Rê Mi gạt nỗi sợ hãi sang một bên và chấp nhận sự kêu gọi. Ông cảnh cáo các vua và thầy tế lễ của Giê Ru Sa Lem rằng sự giả vờ thánh thiện của họ sẽ không cứu họ khỏi bị sụp đổ. “Con trẻ” mà đã nghĩ rằng mình không biết nói gì nay cảm thấy lời của Thượng Đế “trong lòng [mình] như lửa đốt cháy” và không thể lặng im (Giê Rê Mi 20:9).

Câu chuyện của Giê Rê Mi cũng là câu chuyện của chúng ta. Thượng Đế cũng biết chúng ta trước khi chúng ta sinh ra và đã chuẩn bị chúng ta để làm công việc của Ngài trên thế gian. Ở giữa những điều khác, công việc đó bao gồm một điều mà Giê Rê Mi đã trông thấy trước: đó là quy tụ dân của Thượng Đế, từng người một, để “đem đến Si Ôn” (Giê Rê Mi 3:14). Và thậm chí nếu chúng ta không biết chính xác phải nói hay làm gì, thì chúng ta “đừng sợ…; vì Ta ở cùng người …, Đức Giê Hô Va phán vậy” (Giê Rê Mi 1:8,19).

Để có được thông tin khái quát về sách Giê Rê Mi, xin xem “Giê Rê Mi” trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư.

hình biểu tượng học tập cá nhân

Những Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Cá Nhân

Ê Sai 1:4–19; 7:1–7; 20:8–10

Các vị tiên tri được kêu gọi để nói lời của Chúa.

Trong khi anh chị em đọc Giê Rê Mi 1:4–19 về sự kêu gọi của Giê Rê Mi làm một vị tiên tri, hãy suy ngẫm vai trò của các vị tiên tri trong cuộc sống mình. Anh chị em học được điều gì về các vị tiên tri từ những lời Chúa phán cùng Giê Rê Mi? (xin xem thêm Giê Rê Mi 7:1–7). Lời thuyết giảng của Giê Rê Mi thường bị chối bỏ (xin xem Giê Rê Mi 20:8, 10). Anh chị em học được gì từ những lời của Giê Rê Mi trong Giê Rê Mi 20:9? Hãy ghi nhớ những ý nghĩ này trong khi anh chị em học tập những lời giảng dạy của Giê Rê Mi. Anh chị em tìm thấy điều gì trong những lời giảng dạy này mà soi dẫn cho anh chị em nghe theo các vị tiên tri ngày sau của chúng ta?

Giê Rê Mi 1:5

Thượng Đế đã biết tôi từ trước khi tôi sinh ra.

Trước khi Giê Rê Mi sinh ra, Thượng Đế đã biết và chọn ông, hay tiền sắc phong cho ông, để thực hiện một sứ mệnh cụ thể trên trần thế (xin xem Giê Rê Mi 1:5). Anh chị em nghĩ tại sao điều này quan trọng cho Giê Rê Mi để biết?

Thượng Đế cũng biết anh chị em từ trước khi anh chị em sinh ra và đã tiền sắc phong anh chị em với những trách nhiệm cụ thể (xin xem An Ma 13:1–4; Giáo Lý và Giao Ước 138:53–56; Áp Ra Ham 3:22–23). Sự hiểu biết này tạo ra khác biệt gì trong cuộc sống của anh chị em? Nếu đã nhận một phước lành tộc trưởng, thì anh chị em có thể thành tâm xem lại phước lành đó và hỏi Thượng Đế cách để thực hiện điều mà Ngài đã tiền sắc phong anh chị em để làm.

một người đang đứng trong hồ chứa nước cổ xưa

Dân chúng ở Y Sơ Ra Ên cổ đại sử dụng các hồ để trữ lượng nước quý báu.

Giê Rê Mi 2; 7

“Chúng nó đã lìa bỏ ta, là nguồn nước sống.”

Trong vùng đất khô cằn nơi dân Y Sơ Ra Ên sống, dân chúng dự trữ lượng nước quý báu trong các bể chứa dưới đất được gọi là hồ. Tại sao việc lấy nước từ nguồn thì tốt hơn là phụ thuộc vào một hồ chứa? Ý nghĩa của việc từ bỏ “nguồn nước sống” là gì? Anh chị em nghĩ “hồ nứt” được nói đến trong Giê Rê Mi 2:13 có thể tượng trưng cho điều gì? Trong khi anh chị em đọc Giê Rê Mi 27, hãy lưu ý cách dân chúng đang lìa bỏ những dòng nước sống của Chúa, và nghĩ về cách anh chị em đang tiếp nhận nước sống trong cuộc sống của mình.

Giê Rê Mi 7 được viết cho những người đang bước vào “cửa nhà Đức Giê Hô Va … đặng thờ lạy Đức Giê Hô Va” (Giê Rê Mi 7:2). Mặc cho vẻ sùng kính bề ngoài này, họ đã phạm vào sự tà ác lớn (xin xem các câu 2–11). Anh chị em cảm thấy Chúa có lẽ có những sứ điệp nào dành cho mình trong các câu 21–23?

Giê Rê Mi 3:14–18; 16:14–21

Chúa sẽ quy tụ dân Ngài.

Khi Giê Rê Mi tiên tri về sự quy tụ của Y Sơ Ra Ên bị phân tán, ông nói rằng việc đó thậm chí sẽ vĩ đại hơn cả việc giải thoát họ ra khỏi Ai Cập (xin xem Giê Rê Mi 16:14–15). Trong tinh thần tương tự, Chủ Tịch Russell M. Nelson đã nói: “[Anh chị] em đã được gửi đến thế gian vào thời điểm chính xác này … để giúp quy tụ Y Sơ Ra Ên. Không có điều gì xảy ra trên thế gian này ngay bây giờ lại quan trọng hơn [sự quy tụ]. … Sự quy tụ này nên là quan trọng bậc nhất đối với [anh chị] em” (Russell M. Nelson và Wendy W. Nelson, “Niềm Hy Vọng của Y Sơ Ra Ên,” [buổi họp đặc biệt devotional toàn cầu dành cho giới trẻ, ngày 3 tháng Sáu năm 2018], phụ trương trong tạp chí New EraEnsign, trang 2018, trang 12, ChurchofJesusChrist.org).

Trong khi anh chị em học Giê Rê Mi 3:14–18; 16:14–21, điều gì gây ấn tượng cho anh chị em về sự quy tụ Y Sơ Ra Ên trong ngày sau? Những câu này gợi ý điều gì về cách sự quy tụ diễn ra? Anh chị em tìm thấy những sự hiểu biết sâu sắc nào nữa trong phần sứ điệp còn lại của Chủ Tịch Nelson được trích dẫn ở trên?

hình biểu tượng gia đình học tập

Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Với Gia Đình và Buổi Họp Tối Gia Đình

Giê Rê Mi 1:5.Anh chị em có thể sử dụng câu này để nói về cuộc sống chúng ta với Cha Thiên Thượng trước khi chúng ta sinh ra. Việc biết về cuộc sống tiền dương thế của chúng ta có thể ảnh hưởng như thế nào đến cách chúng ta sống cuộc đời trần thế của mình?

Giê Rê Mi 2:13; 17:13–14.Để giúp mọi người trong gia đình hình dung được những câu này, anh chị em có thể minh họa điều xảy ra khi đổ nước vào một bình chứa bị nứt hoặc vỡ. “Nguồn nước sống” và “hồ nứt” có thể tượng trưng cho điều gì? (Giê Rê Mi 2:13). Làm thế nào để chúng ta uống nước sống của Chúa?

Giê Rê Mi 16:16.Chủ Tịch Russell M. Nelson đã so sánh người đánh cá và thợ săn trong câu này với những người truyền giáo ngày sau (xin xem “Sự Quy Tụ của Y Sơ Ra Ên Bị Phân Tán,” Liahona, tháng Mười Một, năm 2006, trang 81). Mọi người trong gia đình có thể “săn” các món đồ quanh nhà và nói về cách anh chị em có thể giúp “đánh cá” và “săn bắt” Y Sơ Ra Ên bị phân tán.

Giê Rê Mi 18:1–6.Để tìm hiểu những câu này, anh chị em có thể thảo luận hoặc cho thấy cách làm gốm. Chúa có sứ điệp nào dành cho Y Sơ Ra Ên trong Giê Rê Mi 18:1–6? Việc là đất sét trong tay Chúa có nghĩa là gì? (xin xem Ê Sai 64:8). Để có câu chuyện khác so sánh chúng ta với đất sét của thợ gốm, xin xem sứ điệp của Anh Cả Richard J. Maynes, “Niềm Vui của Việc Sống một Cuộc Sống Tập Trung vào Đấng Ky Tô,” (Liahona, tháng Mười Một năm 2015, trang 27–30).

Để có thêm ý kiến giảng dạy cho trẻ em, xin xem đại cương tuần này trong sách Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi.

Bài hát đề nghị: “Đấng Cứu Chuộc Y Sơ Ra Ên,” Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 5.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Hãy sử dụng các câu chuyện. Đấng Cứu Rỗi thường giảng dạy qua các câu chuyện. Hãy nghĩ về những câu chuyện từ chính cuộc sống của anh chị em mà có thể làm cho một nguyên tắc phúc âm trở nên sống động. (Xin xem Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 22.)

đất sét trên bàn xoay của người thợ gốm

“Hỡi nhà Y Sơ Ra Ên, đất sét ở trong tay thợ gốm thể nào, thì các ngươi cũng ở trong tay ta thể ấy” (Giê Rê Mi 18:6).