Kinh Cựu Ước năm 2022
Ngày 24–30 tháng Mười. Ê Xê Chi Ên 1–3; 33–34; 36–37; 47: “Ta Sẽ Đặt Thần Mới trong Các Ngươi”


“Ngày 24–30 tháng Mười. Ê Xê Chi Ên 1–3; 33–34; 36–37; 47: ‘Ta Sẽ Đặt Thần Mới trong Các Ngươi,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: Kinh Cựu Ước năm 2022 (năm 2021)

“Ngày 24–30 tháng Mười. Ê Xê Chi Ên 1–3; 33–34; 36–37; 47,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: năm 2022

Hình Ảnh
Chúa Giê Su dẫn dắt đàn cừu

Hãy Đến Mà Theo Ta, tranh do Scott Sumner họa

Ngày 24–30 tháng Mười

Ê Xê Chi Ên 1–3; 33–34; 36–37; 47

“Ta Sẽ Đặt Thần Mới trong Các Ngươi”

Ê Xê Chi Ên được mời “ăn” lời của Thượng Đế một cách tượng trưng—để làm bản thân ông tràn đầy lời ấy (xin xem Ê Xê Chi Ên 2:9–3:3, 10). Tuần này, anh chị em làm bản thân mình tràn ngập lời của Thượng Đế như thế nào?

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Ê Xê Chi Ên là một vị tiên tri bị lưu đày. Cùng với những người Y Sơ Ra Ên khác, ông bị bắt và đưa đến Ba By Lôn một vài năm trước khi Giê Ru Sa Lem cuối cùng bị hủy diệt. Tại Giê Ru Sa Lem, Ê Xê Chi Ên là một thầy tế lễ phục vụ trong đền thờ. Tại Ba By Lôn, ông ở “cùng những kẻ bị đày,” và “dừng lại nơi họ đương ở” (Ê Xê Chi Ên 3:15), cách xa đền thờ hàng trăm dặm với hy vọng mỏng manh được trở lại ngôi nhà mến yêu của Thượng Đế. Rồi, một ngày nọ, Ê Xê Chi Ên có một khải tượng. Ông thấy “sự vinh quang của Đức Giê Hô Va” (Ê Xê Chi Ên 1:28)—không phải trong đền thờ ở Giê Ru Sa Lem mà là ngay giữa những người lưu vong tại Ba By Lôn. Ông biết rằng, sự tà ác tại Giê Ru Sa Lem đã trở nên quá nghiêm trọng đến nỗi sự hiện diện của Thượng Đế không còn ở đó nữa (xin xem Ê Xê Chi Ên 8–11; 33:21).

Một trong những bổn phận của Ê Xê Chi Ên là cảnh cáo dân Y Sơ Ra Ên về những hậu quả của sự phản nghịch của họ—một lời cảnh cáo mà phần lớn không được nghe theo. Nhưng sứ điệp của Ê Xê Chi Ên còn nhiều hơn thế: ông tiên tri rằng, mặc cho mọi việc trở nên tồi tệ ra sao, thì vẫn có một cách thức để quay trở về. Nếu dân của Thượng Đế chấp nhận lời mời để “nghe lời Đức Giê Hô Va” (Ê Xê Chi Ên 37:4), thì những gì đã chết có thể được hồi sinh. Một tấm lòng “bằng đá” có thể được thay thế bằng một tấm lòng “mới” (Ê Xê Chi Ên 36:26). “[Ta sẽ] đặt Thần ta trong các ngươi,” Chúa phán với họ, “và các ngươi sẽ sống” (Ê Xê Chi Ên 37:14). Và trong những ngày sau cùng này, Chúa sẽ lập một đền thờ mới và một tân Giê Ru Sa Lem, “và rày về sau tên thành sẽ là: Đức Giê Hô Va ở đó!” (Ê Xê Chi Ên 48:35).

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập cá nhân

Những Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Cá Nhân

Ê Xê Chi Ên 1–3

“Ngươi khá đem lời Ta nói cùng chúng nó.”

Việc đọc về sự kêu gọi vào giáo vụ của Ê Xê Chi Ên trong Ê Xê Chi Ên 1–3 có thể thúc giục anh chị em nghĩ về các cơ hội mà Thượng Đế đã ban cho anh chị em để “đem lời [Ngài], thuật lại cho” người khác (Ê Xê Chi Ên 3:4). Trong Ê Xê Chi Ên 2–3, hãy lưu ý những lời của Ngài khích lệ và chỉ dẫn cho Ê Xê Chi Ên. Mặc dù những người mà anh chị em phục vụ có lẽ không chống đối giống như dân của Ê Xê Chi Ên, nhưng hãy suy ngẫm xem những lời của Thượng Đế phán cùng Ê Xê Chi Ên ảnh hưởng như thế nào đến cách anh chị em nhìn nhận sự phục vụ của mình trong Giáo Hội, ở nhà, và ở bất kỳ nơi nào khác.

Xin xem thêm Ê Xê Chi Ên 33:1–9; D. Todd Christofferson, “Tiếng Nói Cảnh Cáo,” Liahona, tháng Năm năm 2017, trang 108–111.

Ê Xê Chi Ên 33:10–19

Chúa muốn tha thứ.

“Vì … tội lỗi chúng tôi chất nặng trên chúng tôi,” những người Y Sơ Ra Ên bị tù đày đã tự hỏi, “thì thế nào chúng tôi còn sống được?” (Ê Xê Chi Ên 33:10). Để trả lời, Chúa đã dạy họ những lẽ thật quan trọng về sự hối cải và tha thứ. Những câu hỏi này có thể giúp anh chị em suy ngẫm những lẽ thật đó:

Ê Xê Chi Ên 34

Chúa mời tôi chăn chiên Ngài.

Trong Ê Xê Chi Ên 34, Chúa nói đến những người lãnh đạo dân Ngài bằng cụm từ “những kẻ chăn.” Trong khi đọc, hãy suy ngẫm xem tên gọi này gợi ý cho anh chị em điều gì về ý nghĩa của việc là một người lãnh đạo. Ai là “đàn chiên” mà Chúa muốn anh chị em chăn? Anh chị em có thể noi theo tấm gương của Đấng Cứu Rỗi đã nêu với tư cách là Đấng chăn chiên của chúng ta như thế nào? (xin xem các câu 11–31).

Xin xem thêm Giăng 21:15–17.

Hình Ảnh
hoang mạc và Biển Chết

Ê Xê Chi Ên đã thấy trong một khải tượng một dòng sông chảy ra từ đền thờ và hồi sinh Biển Chết.

Ê Xê Chi Ên 37

Chúa đang quy tụ dân Ngài và ban cho họ cuộc sống mới.

Sự quy tụ Y Sơ Ra Ên được khắc họa trong Ê Xê Chi Ên 37 thông qua hai biểu tượng. Trong khi anh chị em đọc về biểu tượng thứ nhất—hài cốt người chết được phục hồi lại với sự sống (xin xem các câu 1–14)—hãy suy ngẫm điều anh chị em học được về việc quy tụ Y Sơ Ra Ên ở hai bên bức màn che (xin xem thêm Ê Xê Chi Ên 36:24–30).

Biểu tượng thứ hai (xin xem các câu 15–28) bao gồm hai cây gậy, mà nhiều học giả giải nghĩa là những tấm bảng viết bằng gỗ được nối với nhau bằng bản lề. Cây gậy của Giu Đa có thể tượng trưng cho Kinh Thánh (bởi vì phần lớn Kinh Thánh được viết bởi các hậu duệ của Giu Đa), và cây gậy của Giô Sép có thể tượng trưng cho Sách Mặc Môn (bởi vì gia đình của Lê Hi là các hậu duệ của Giô Sép ở Ai Cập). Với ý nghĩ đó, những câu này dạy anh chị em điều gì về vai trò của thánh thư trong sự quy tụ Y Sơ Ra Ên? 2 Nê Phi 3:11–13 (một lời tiên tri về Joseph Smith và Sách Mặc Môn) bổ sung điều gì cho sự hiểu biết của anh chị em?

Xin xem thêm 2 Nê Phi 29:14.

Hình Ảnh
hình biểu tượng gia đình học tập

Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Với Gia Đình và Buổi Họp Tối Gia Đình

Ê Xê Chi Ên 33:1–5.Để minh họa những câu thánh thư này, một người trong gia đình có thể giả bộ làm “người canh giữ” bằng cách nhìn ra ngoài cửa sổ và báo cho những người còn lại biết điều đang xảy ra bên ngoài. Vị tiên tri hằng sống của chúng ta giống như một người canh giữ cho chúng ta như thế nào?

Ê Xê Chi Ên 33:15–16.Những câu này dạy cho chúng ta điều gì về sự tha thứ mà chúng ta có thể nhận được qua Chúa Giê Su Ky Tô?

Ê Xê Chi Ên 36:26–27.Hãy cho gia đình mình thấy một vài viên đá trong khi anh chị em thảo luận ý nghĩa của việc có một tấm lòng “bằng đá.” Cho phép họ gợi ý những từ mô tả tấm lòng “mới” và “thần mới” do Đấng Cứu Rỗi ban cho chúng ta (xin xem Mô Si A 3:19; 5:2).

Ê Xê Chi Ên 37:15–28.Mọi người trong gia đình có thể tìm hai cây gậy và viết lên một cây gậy là Cho Giu Đa (Kinh Thánh) và lên cây gậy kia là Cho Giô Sép (Sách Mặc Môn) (xin xem các câu 16–19). Rồi họ có thể chia sẻ những câu chuyện hoặc thánh thư từ Kinh Thánh và Sách Mặc Môn mà giúp họ cảm thấy gần hơn với Đấng Cứu Rỗi và trở thành “dân [Ngài]” (câu 23).

Ê Xê Chi Ên 47:1–12.Những câu này mô tả khải tượng của Ê Xê Chi Ên về dòng nước chảy ra từ đền thờ và hồi sinh Biển Chết—một vùng biển mặn đến nỗi cá và thực vật không thể sống trong đó. Trẻ em có thể thích vẽ tranh về khải tượng này. Dòng sông chảy ra từ đền thờ có thể tượng trưng cho điều gì? Đền thờ giúp chữa lành chúng ta như thế nào? (xin xem Ê Xê Chi Ên 47:8–9,11).

Để có thêm ý kiến giảng dạy cho trẻ em, xin xem đại cương tuần này trong sách Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi.

Bài hát gợi ý: “Đấng Chăn Chiên,” Bạn Hữu, tháng Một năm 2021.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Đừng cố gắng dạy hết tất cả mọi thứ. Anh chị em có lẽ không thể tìm hiểu hết mọi lẽ thật trong Ê Xê Chi Ên cùng gia đình mình. Hãy tìm kiếm sự hướng dẫn thuộc linh để quyết định điều gì cần chú trọng. (Xin xem Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 7.)

Hình Ảnh
tranh minh họa dòng sông chảy ra từ đền thờ

“Này, có những nước văng ra từ dưới ngạch cửa.… Và khắp nơi nào sông ấy chảy đến thì mọi vật sống ở đó” (Ê Xê Chi Ên 47:1,9). Hình ảnh được sử dụng với bản quyền từ shutterstock.com.

In