Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 20–26 tháng Một. 1 Nê Phi 11–15: “Được Trang Bị Bằng Sự Ngay Chính và Bằng Quyền Năng của Thượng Đế”


“Ngày 20–26 tháng Một. 1 Nê Phi 11–15: ‘Được Trang Bị Bằng Sự Ngay Chính và Bằng Quyền Năng của Thượng Đế,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Sách Mặc Môn năm 2020 (năm 2020)

“Ngày 20–26 tháng Một. 1 Nê Phi 11–15,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: năm 2020

những người ăn trái của cây sự sống

Sweeter Than All Sweetness (Ngon Ngọt Hơn Tất Cả Mọi Sự Ngon Ngọt), tranh do Miguel Angel González Romero họa

Ngày 20–26 tháng Một

1 Nê Phi 11–15

“Được Trang Bị Bằng Sự Ngay Chính và Bằng Quyền Năng của Thượng Đế”

Hãy đọc 1 Nê Phi 11–15 với ý nghĩ hướng về trẻ em mà anh chị em giảng dạy và ghi lại mọi ấn tượng anh chị em nhận được.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Cho thấy hình ảnh về khải tượng của Lê Hi về cây sự sống và mời trẻ em chia sẻ những điều chúng nhớ đã được học về khải tượng này vào tuần trước. Hãy hỏi xem chúng đã học được điều gì kể từ tuần trước.

hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Nhỏ Tuổi

1 Nê Phi 11:16–33

Cha Thiên Thượng gửi Chúa Giê Su Ky Tô đến thế gian bởi vì Ngài yêu thương tôi.

Nê Phi đã nhìn thấy cuộc đời và giáo vụ của Chúa Giê Su Ky Tô trong một khải tượng. Hãy suy ngẫm xem trẻ em trong lớp của anh chị em có thể học được điều gì về Đấng Cứu Rỗi từ 1 Nê Phi 11.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Đưa cho mỗi em một bức hình minh họa một trong các sự kiện trong cuộc đời của Đấng Cứu Rỗi như được báo trước trong 1 Nê Phi 11:20, 24, 27, 31, và 33 (xin xem Sách Họa Phẩm Phúc Âm, số 30, 35, 39, 4257). Khi anh chị em đọc các câu này, hãy yêu cầu trẻ em giơ cao bức hình của chúng khi chúng nghe thấy câu phù hợp với bức hình đó.

  • Nói với các em về một số điều Nê Phi đã biết được rằng Chúa Giê Su Ky Tô sẽ làm trong cuộc đời của Ngài (xin xem 1 Nê Phi 11:16–33), và cho chúng thấy hình ảnh của một số sự kiện này (xin xem, ví dụ, Sách Họa Phẩm Phúc Âm, số 41, 46, 47, 49, 56, 57, 58, 59). Chia sẻ những điều Đấng Cứu Rỗi đã làm cho anh chị em. Hãy trưng bày hình ảnh để giúp trẻ em suy nghĩ về những cách chúng ta có thể chia sẻ tình yêu thương của Thượng Đế (xin xem Sách Họa Phẩm Phúc Âm, số 109, 110, 115).

1 Nê Phi 13:26–29, 35–36, 40

Sách Mặc Môn giảng dạy các lẽ thật quý báu.

Tại sao anh chị em biết ơn về Sách Mặc Môn? Hãy cân nhắc cách anh chị em có thể chia sẻ chứng ngôn của mình về Sách Mặc Môn với trẻ em.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Vẽ một bức tranh lên trên bảng và mời trẻ em thay đổi hoặc xóa bỏ một số phần của bức tranh để làm cho nó trông khác đi. Hãy giúp các em hiểu rằng như bức tranh này, theo thời gian, một số điều trong Kinh Thánh đã bị thay đổi và lấy mất đi. Đọc những phần của 1 Nê Phi 13:40 mà giảng dạy cách Sách Mặc Môn (Nê Phi gọi là “những biên sử cuối cùng này”) giúp chúng ta hiểu “những điều minh bạch và quý giá” đã bị lấy mất đi từ Kinh Thánh.

  • Giấu xung quanh phòng những hình ảnh tượng trưng cho các lẽ thật phúc âm đã được làm sáng tỏ trong Sách Mặc Môn, như phép báp têm, Tiệc Thánh, và sự phục sinh. Mời trẻ em tìm kiếm những hình ảnh này. Giải thích rằng Sách Mặc Môn đã phục hồi các lẽ thật đã bị lấy mất đi.

1 Nê Phi 15:23–25

Lời của Thượng Đế ban cho tôi sức mạnh.

Anh chị em có thể sử dụng hình ảnh thanh sắt như thế nào để giảng dạy trẻ em về sức mạnh, sự an toàn, và quyền năng của lời Thượng Đế?

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Cho thấy hình ảnh về giấc mơ của Lê Hi như trong đề cương của tuần trước trong tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình. Mời trẻ em tìm kiếm thanh sắt ở trong bức tranh và giúp chúng hiểu làm thế nào việc giữ vững lời của Thượng Đế có thể bảo vệ chúng ta (xin xem 1 Nê Phi 15:23–24). Đưa cho trẻ em cầm một vật gì đó tương tự như một thanh sắt, chẳng hạn như một cái ống hoặc một cây que, trong khi anh chị em đọc câu 24. Chúng ta tìm thấy lời của Thượng Đế ở đâu? Chúng ta có thể làm gì để lời của Thượng Đế trở thành một phần của cuộc sống hằng ngày của chúng ta?

  • Giúp trẻ em tô màu và hoàn thành trang sinh hoạt của tuần này. Làm thế nào chúng ta có thể “giữ vững” lời của Thượng Đế? (1 Nê Phi 15:24).

hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Lớn Tuổi

1 Nê Phi 11:16–33

Cha Thiên Thượng gửi Chúa Giê Su Ky Tô đến thế gian bởi vì Ngài yêu thương tôi.

Nê Phi đã có một khải tượng, trong đó ông đã chứng kiến kế hoạch của Cha Thiên Thượng dành cho chúng ta và Chúa Giê Su Ky Tô là một phần chính yếu của khải tượng đó.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Mời trẻ em ghép các câu từ 1 Nê Phi 11:16–33 với những hình ảnh về những điều các câu đó mô tả (chẳng hạn như 1 Nê Phi 11:20, 24, 27, 29, 31, 33; xin xem Sách Họa Phẩm Phúc Âm, số 30, 35, 38, 39, 4257). Trẻ em học được điều gì về Đấng Ky Tô từ các câu thánh thư và những hình ảnh này?

  • Hãy hỏi trẻ em xem tại sao Chúa Giê Su Ky Tô lại quan trọng đối với chúng. Hát một bài hát về Đấng Cứu Rỗi rồi hỏi trẻ em xem bài hát này giảng dạy điều gì về Chúa Giê Su. Mời các em dành thời gian trong tuần để suy nghĩ về Chúa Giê Su Ky Tô và chia sẻ kinh nghiệm của mình trong lớp vào tuần sau.

các cuốn Sách Mặc Môn bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau

Sách Mặc Môn chứa đựng phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô.

1 Nê Phi 13:26–29, 35–36, 40

Sách Mặc Môn giảng dạy các lẽ thật quý báu.

Trẻ em biết những điều gì về Sự Bội Giáo? Làm thế nào anh chị em có thể giúp chúng hiểu tầm quan trọng của Sách Mặc Môn trong việc phục hồi các lẽ thật phúc âm đã bị lấy mất đi trong thời kỳ Bội Giáo?

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Cùng nhau đọc 1 Nê Phi 13:26–29 và mời trẻ em tìm kiếm điều gì xảy ra khi người ta không có các lẽ thật “minh bạch và quý giá” của phúc âm. Chúa đã phục hồi các lẽ thật đã bị mất đi như thế nào? (xin xem các câu 35-36, 40). Mời trẻ em chia sẻ chứng ngôn của mình về các lẽ thật chúng đã học được từ Sách Mặc Môn hoặc chia sẻ chứng ngôn của anh chị em.

  •   Tại sao việc có nhiều hơn một nhân chứng lại là hữu ích? Vẽ một điểm lên trên bảng và đặt tên là Kinh Thánh, và mời mỗi em vẽ một đường thẳng khác nhau đi qua điểm đó để minh họa rằng những lời giảng dạy trong Kinh Thánh có thể được diễn giải theo nhiều cách khác nhau khi chỉ có một Kinh Thánh. Xóa các đường thẳng đi, và vẽ một điểm thứ hai và đặt tên là Sách Mặc Môn. Mời một em vẽ một đường thẳng đi qua cả hai điểm để cho thấy rằng chỉ có một cách để diễn giải phúc âm khi Kinh Thánh và Sách Mặc Môn được sử dụng cùng với nhau.

  • Giúp trẻ em ghi nhớ tín điều thứ tám.

1 Nê Phi 15:23–25

Lời của Thượng Đế ban cho tôi sức mạnh để chống lại sự cám dỗ.

Làm thế nào anh chị em có thể giúp trẻ em mà mình giảng dạy củng cố chứng ngôn của chúng về thánh thư? Hãy suy ngẫm câu hỏi này trong khi đọc 1 Nê Phi 15:23–25 và sử dụng các sinh hoạt ở dưới đây để hỗ trợ cho các ý tưởng riêng của anh chị em.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Yêu cầu trẻ em tóm lược khải tượng về cây sự sống (xin xem 1 Nê Phi 811). Điều gì đã ngăn chặn người ta đến được cái cây ấy? Điều gì đã giúp họ đến được chỗ đó? Mời trẻ em đọc 1 Nê Phi 15:23–25. Làm thế nào thanh sắt giúp người ta đi qua đám sương mù tối đen? Làm thế nào việc đọc lời của Thượng Đế có thể giúp chúng ta chống lại sự cám dỗ và bóng tối ngày nay?

  • Hoàn thành trang sinh hoạt với trẻ em. Trong khi các em đang hoàn thành trang sinh hoạt, hãy yêu cầu chúng nói về một số cám dỗ trẻ em đang phải đối mặt. Làm thế nào chúng có thể nhớ bám lấy thanh sắt mỗi ngày?  

hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học Tập ở Nhà

Khuyến khích trẻ em cho gia đình mình thấy “thanh sắt” chúng đã làm thành từ trang sinh hoạt và chia sẻ cách thức chúng có thể nắm lấy thanh sắt bằng cách đọc thánh thư.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Sử dụng nghệ thuật để thu hút học viên tham gia. Khi anh chị em giảng dạy cho trẻ em một câu chuyện thánh thư, hãy tìm cách giúp chúng hình dung ra câu chuyện. Anh chị em có thể sử dụng hình ảnh, đoạn video, con rối, đồ hóa trang, và vân vân.