“Ngày 13–19 tháng Một. 1 Nê Phi 8–10: ‘Hãy Lại Đây và Ăn Trái Cây Ấy’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: Sách Mặc Môn năm 2020 (2020)
“Ngày 13–19 tháng Một. 1 Nê Phi 8–10,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: năm 2020
Ngày 13–19 tháng Một
1 Nê Phi 8–10
“Hãy Lại Đây và Ăn Trái Cây Ấy”
Trong khi đọc 1 Nê Phi 8–10, hãy cân nhắc chọn những sứ điệp nào từ khải tượng của Lê Hi áp dụng cho anh chị em. Hãy ghi lại những ấn tượng thuộc linh mà anh chị em nhận được vào trong thánh thư, vở ghi, hoặc tài liệu này.
Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em
Giấc mơ của Lê Hi—với thanh sắt, đám sương mù tối đen, tòa nhà rộng lớn, và cái cây với trái có “hương vị ngọt ngào hơn hết”—là lời mời đầy soi dẫn cho chúng ta nhận các phước lành từ tình yêu thương và sự hy sinh chuộc tội của Đấng Cứu Rỗi. Tuy nhiên, đối với Lê Hi, khải tượng này cũng nói về gia đình ông: “Nhờ những điều cha đã thấy khiến cha có lý do để hân hoan trong Chúa vì Nê Phi và Sam. … Nhưng này, La Man và Lê Mu Ên, cha rất làm lo ngại cho hai con” (1 Nê Phi 8:3–4). Khi Lê Hi kết thúc mô tả khải tượng của mình, ông năn nỉ La Man và Lê Mu Ên “biết nghe theo lời ông ngõ hầu Chúa sẽ thương xót họ mà không khai trừ họ” (1 Nê Phi 8:37). Thậm chí nếu anh chị em đã học về khải tượng của Lê Hi nhiều lần, thì lần này hãy nghĩ về khải tượng theo cách của Lê Hi—hãy nghĩ về một ai đó anh chị em yêu thương. Khi làm vậy, sự an toàn từ thanh sắt, những hiểm nguy từ tòa nhà rộng lớn, và vị ngon ngọt của trái cây đó sẽ mang một ý nghĩa mới. Và anh chị em sẽ hiểu sâu sắc hơn về “tất cả tình cảm của người cha dịu hiền [đó]” là người đã nhận được khải tượng đáng kinh ngạc này.
Những Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Cá Nhân
Lời của Thượng Đế dẫn tôi đến Đấng Cứu Rỗi và giúp tôi cảm thấy được tình yêu thương của Ngài.
Khải tượng của Lê Hi đưa ra một lời mời suy ngẫm về anh chị em đang ở đâu—và anh chị em đang đi đến đâu—trong hành trình cá nhân để biết Đấng Cứu Rỗi và cảm thấy được tình yêu thương của Ngài. Chủ Tịch Boyd K. Packer đã dạy: “Anh chị em có thể nghĩ rằng giấc mơ hay khải tượng của Lê Hi không có ý nghĩa đặc biệt nào đối với anh chị em, nhưng thật ra thì có đấy. Anh chị em đang ở trong giấc mơ đó; tất cả chúng ta đều đang ở trong giấc mơ đó (xin xem 1 Nê Phi 19:23). Giấc mơ hoặc khải tượng của Lê Hi về thanh sắt đều có tất cả mọi điều mà một … Thánh Hữu Ngày Sau cần phải hiểu về thử thách của cuộc sống” (“Lehi’s Dream and You,” New Era, tháng Một năm 2015, trang 2).
Một cách để học 1 Nê Phi 8 có thể là điền một biểu đồ giống với biểu đồ được cho thấy ở đây. Để hiểu ý nghĩa của các biểu tượng này, sẽ hữu ích để đề cập đến khải tượng Nê Phi đã có khi ông cầu nguyện nhằm hiểu được khải tượng của cha ông—xin đặc biệt đọc 1 Nê Phi 11:4–25, 32–36; 12:16–18; và 15:21–33, 36. Khi anh chị em học tập khải tượng của Lê Hi, hãy xem xét điều Chúa muốn anh chị em phải học.
Biểu tượng từ khải tượng của Lê Hi |
Ý nghĩa |
Câu hỏi để suy ngẫm |
---|---|---|
Biểu tượng từ khải tượng của Lê Hi Cái cây và trái của nó (1 Nê Phi 8:10–12) | Ý nghĩa | Câu hỏi để suy ngẫm Tôi đang làm gì để mời người khác nhận được tình yêu thương của Thượng Đế? |
Biểu tượng từ khải tượng của Lê Hi Dòng sông (1 Nê Phi 8:13) | Ý nghĩa | Câu hỏi để suy ngẫm |
Biểu tượng từ khải tượng của Lê Hi Thanh sắt (1 Nê Phi 8:19–20, 30) | Ý nghĩa | Câu hỏi để suy ngẫm |
Biểu tượng từ khải tượng của Lê Hi Đám sương mù tối đen (1 Nê Phi 8:23) | Ý nghĩa | Câu hỏi để suy ngẫm |
Biểu tượng từ khải tượng của Lê Hi Tòa nhà rộng lớn vĩ đại (1 Nê Phi 8:26–27, 33) | Ý nghĩa | Câu hỏi để suy ngẫm |
Biểu tượng từ khải tượng của Lê Hi | Ý nghĩa | Câu hỏi để suy ngẫm |
Xin xem thêm David A. Bednar, “Giấc Mơ của Lê Hi: Bám Chặt vào Thanh Sắt,” Liahona, tháng Mười năm 2011, trang 33–37.
Tại sao Nê Phi làm hai bộ bảng khắc?
“Mục đích thông sáng” của Chúa khi muốn Nê Phi làm ra hai biên sử trở nên rõ ràng vào nhiều thế kỷ sau. Sau khi Joseph Smith phiên dịch xong 116 trang bản thảo đầu tiên của Sách Mặc Môn, ông đã đưa chúng cho Martin Harris, người làm mất các trang này (xin xem GLGƯ 10:1–23). Nhưng bộ các bảng khắc thứ hai của Nê Phi bao gồm cùng khoảng thời gian đó, và Chúa đã truyền lệnh cho Joseph Smith phiên dịch các bảng khắc này thay vì phiên dịch lại các trang đã bị mất (xin xem GLGƯ 10:38–45).
Để có thêm thông tin về các bảng khắc được nhắc đến trong 1 Nê Phi 9, xin xem “Giải Thích Tóm Lược về Sách Mặc Môn”; 1 Nê Phi 19:1–5; 2 Nê Phi 5:29–32; và Lời Mặc Môn 1:3–9.
Các vị tiên tri thời xưa đã biết đến sứ mệnh của Chúa Giê Su Ky Tô và làm chứng về Ngài.
Câu chuyện về khải tượng của Lê Hi chắc chắn đã gây ấn tượng với gia đình ông, nhưng ông vẫn có các lẽ thật vĩnh cửu khác để dạy cho họ về sứ mệnh của Đấng Cứu Rỗi. Khi đọc 1 Nê Phi 10:2–16, anh chị em hãy nghĩ về lý do tại sao Chúa muốn gia đình của Lê Hi—và tất cả chúng ta—biết những lẽ thật này. Cân nhắc điều anh chị em sẽ nói với những người thân yêu của mình để mời họ hướng đến Đấng Cứu Rỗi. Sau khi học khải tượng và những lời giảng dạy của Lê Hi, anh chị em, giống như Nê Phi, được soi dẫn để học điều gì “nhờ quyền năng của Đức Thánh Linh”? (1 Nê Phi 10:17).
Thượng Đế sẽ mặc khải lẽ thật cho tôi nếu tôi chuyên tâm tìm kiếm điều đó.
Anh chị em phản ứng như thế nào khi gặp phải một nguyên tắc phúc âm mà anh chị em không hiểu được? Hãy ghi lại những điểm khác biệt giữa cách Nê Phi phản ứng lại khải tượng của Lê Hi (xin xem 1 Nê Phi 10:17–19; 11:1) và cách phản ứng của La Man cùng Lê Mu Ên (xin xem 1 Nê Phi 15:1–10). Tại sao họ đã phản ứng theo những cách này, và kết quả của những phản ứng của họ là gì?
Hãy cân nhắc viết về lúc mà anh chị em đã muốn biết một điều giảng dạy trong phúc âm có đúng thật hay không. Anh chị em đã làm theo tiến trình như thế nào so với điều Nê Phi đã làm?
Xin xem thêm 1 Nê Phi 2:11–19; Giáo Lý và Giao Ước 8:1–3.
Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Chung Với Gia Đình và Buổi Họp Tối Gia Đình
Khi anh chị em đọc thánh thư chung với gia đình, Thánh Linh có thể giúp anh chị em biết phải tập trung và thảo luận về những nguyên tắc nào để đáp ứng nhu cầu của gia đình. Sau đây là một số ý kiến.
1 Nê Phi 8
Các thành viên gia đình anh chị em có thể thích diễn lại khải tượng của Lê Hi hoặc vẽ tranh và sử dụng các bức tranh đó để kể lại khải tượng này. Hoặc anh chị em có thể cho thấy bức tranh do họa sĩ vẽ về khải tượng của Lê Hi có sẵn trong bài học này và mời các thành viên gia đình chỉ ra các chi tiết và tìm những câu thánh thư mô tả những thứ này tượng trưng cho điều gì. Bài thánh ca “The Iron Rod” (Hymns, số 274) rất phù hợp với chương này. Anh chị em cũng có thể xem một video miêu tả khải tượng của Lê Hi (xin xem bộ Các Video Book of Mormon trên ChurchofJesusChrist.org hoặc ứng dụng Thư Viện Phúc Âm).
1 Nê Phi 8:10–16
Chúng ta có thể mời ai đến gần Chúa Giê Su Ky Tô hơn và cảm nhận sự ngọt ngào của tình yêu thương từ Ngài? Chúng ta có thể làm gì để “ra dấu cho họ”?
1 Nê Phi 9:5–6
Có khi nào chúng ta tuân theo một lệnh truyền mà không hoàn toàn hiểu lý do của lệnh truyền đó không? Chúng ta đã được ban phước ra sao?
1 Nê Phi 10:20–22
Việc không trong sạch về mặt thể chất tương tự ra sao với việc không trong sạch về mặt thuộc linh? Chúng ta có thể làm gì để đảm bảo rằng chúng ta vẫn tiếp tục trong sạch về mặt thuộc linh?
Để có thêm ý kiến giảng dạy cho trẻ em, xin xem đại cương tuần này trong tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi.