Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 6–12 tháng Một. 1 Nê Phi 1–7: “Con Sẽ Đi và Làm”


“Ngày 6–12 tháng Một. 1 Nê Phi 1–7: ‘Con Sẽ Đi và Làm,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: Sách Mặc Môn năm 2020 (2020)

“Ngày 6–12 tháng Một. 1 Nê Phi 1–7,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: năm 2020

Hình Ảnh
Gia đình của Lê Hi đi trong hoang mạc

Lehi Traveling Near the Red Sea (Lê Hi Đi Gần Biển Đỏ), tranh do Gary Smith họa

Ngày 6–12 tháng Một

1 Nê Phi 1–7

“Con Sẽ Đi và Làm”

Nê Phi đã ghi chép “những sự việc của Thượng Đế” (1 Nê Phi 6:3). Khi học biên sử của Nê Phi, hãy chú ý đến những sự việc của Thượng Đế mà anh chị em tìm thấy, đặc biệt là những ấn tượng từ Thánh Linh.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Sách Mặc Môn bắt đầu với câu chuyện về một gia đình có thật phải trải qua những khó khăn thật sự. Dù đã xảy ra vào 600 năm trước Công Nguyên nhưng câu chuyện này có những điểm tương tự với các gia đình ngày nay. Gia đình này sống trong một thế gian với sự tà ác gia tăng, nhưng Chúa hứa với họ rằng nếu họ theo Ngài, Ngài sẽ dẫn dắt họ đến nơi an toàn. Trên đường đi họ có những lúc tốt và xấu; họ nhận được các phước lành và những phép lạ lớn lao; nhưng họ cũng có không ít những tranh cãi và bất đồng. Hiếm khi trong thánh thư có một câu chuyện dài như vậy về một gia đình cố gắng sống theo phúc âm: một người cha phải gắng sức để gia đình ông có đức tin, các con trai quyết định xem liệu họ sẽ tin ông không, một người mẹ lo sợ cho sự an toàn của con cái bà, và các anh em trai phải đối phó với tính ganh tị và sự bất đồng—và đôi khi phải tha thứ cho nhau. Nói chung, có quyền năng thật sự trong việc noi theo những tấm gương về đức tin mà gia đình này đã cho thấy—mặc dù họ không hoàn hảo.

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập cá nhân

Những Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Cá Nhân

1 Nê Phi 1–6

Thánh thư có một giá trị lớn lao.

Sáu chương đầu tiên trong Sách Mặc Môn có nhiều đoạn tham khảo về những sách thiêng liêng, các biên sử thiêng liêng, và lời của Chúa. Trong khi đọc 1 Nê Phi 1–6, anh chị em học được điều gì về lý do tại sao lời của Thượng Đế “có một giá trị lớn lao”? (1 Nê Phi 5:21). Những đoạn thánh thư này dạy anh chị em điều gì về thánh thư? Anh chị em tìm thấy điều gì soi dẫn mình tìm kiếm thánh thư với cam kết vững vàng hơn?

Xin xem thêm “Scriptures Legacy (Di Sản Thánh Thư)” (video, ChurchofJesusChrist.org).

1 Nê Phi 1:7–15

Sách Mặc Môn Làm Chứng về Chúa Giê Su Ky Tô.

Đúng với mục đích đã nêu ra trong trang tựa—để thuyết phục tất cả rằng Chúa Giê Su là Đấng Ky Tô—Sách Mặc Môn bắt đầu với khải tượng đặc biệt của Lê Hi về Đấng Cứu Rỗi. Anh chị em học được điều gì về Chúa Giê Su Ky Tô từ điều Lê Hi đã thấy? Một số công việc “vĩ đại và kỳ diệu” của Đấng Cứu Rỗi trong cuộc sống của anh chị em là gì? (1 Nê Phi 1:14).

1 Nê Phi 2

Khi tôi tìm kiếm và tin cậy Chúa, Ngài có thể làm xoa dịu lòng tôi.

Mặc dù cả La Man, Lê Mu Ên, và Nê Phi đều lớn lên trong cùng một gia đình và có những kinh nghiệm tương tự nhau, có sự khác biệt khá rõ giữa cách họ phản ứng với sự hướng dẫn thiêng liêng mà cha họ nhận được trong chương này. Khi đọc 1 Nê Phi 2, hãy xem anh chị em có thể nhận ra lý do tại sao Nê Phi được làm cho mềm lòng trong khi các anh ông thì không. Anh chị em cũng có thể nghĩ về phản ứng riêng của mình đối với sự hướng dẫn từ Chúa, dù là qua Đức Thánh Linh hay vị tiên tri của Ngài. Khi nào anh chị em đã cảm thấy Chúa xoa dịu lòng mình để cho anh chị em có thể sẵn lòng chấp nhận sự hướng dẫn và khuyên dạy của Ngài hơn?

1 Nê Phi 3–4

Thượng Đế sẽ chuẩn bị sẵn một đường lối cho tôi thực hiện được ý muốn của Ngài.

Khi Chúa truyền lệnh Lê Hi và gia đình ông đi lấy các bảng khắc bằng đồng từ La Ban, Ngài đã không ban ra những chỉ dẫn cụ thể về cách thực hiện lệnh truyền này. Thường đúng như vậy đối với các lệnh truyền hoặc sự mặc khải cá nhân khác mà chúng ta nhận được từ Thượng Đế, và điều này khiến chúng ta cảm thấy Ngài đòi hỏi “một việc quá khó khăn” (1 Nê Phi 3:5). Điều gì soi dẫn anh chị em về lời đáp của Nê Phi với lệnh truyền của Chúa, trong 1 Nê Phi 3:7, 15–16? Có bất cứ điều gì anh chị em cảm thấy được gây ấn tượng phải “đi và làm”?

Khi anh chị em học 1 Nê Phi 1–7, hãy tìm những đường lối Thượng Đế đã chuẩn bị sẵn cho Lê Hi và gia đình ông. Ngài đã làm điều này cho anh chị em như thế nào?

Xin xem thêm Châm Ngôn 3:5–6; 1 Nê Phi 17:3; “Obedience (Sự Vâng Lời),” Gospel Topics, topics.ChurchofJesusChrist.org; bộ các video Book of Mormon trên ChurchofJesusChrist.org hoặc ứng dụng Thư Viện Phúc Âm.

1 Nê Phi 4:1–3; 5:1–8; 7:6–21

Ghi nhớ những việc làm của Thượng Đế có thể cho tôi đức tin để vâng theo những lệnh truyền của Ngài.

Khi La Man và Lê Mu Ên sắp ta thán, họ thường có Nê Phi và Lê Hi ở gần khích lệ và khuyên răn họ. Khi anh chị em sắp ta thán, đọc những lời của Nê Phi và Lê Hi có thể mang lại lời khuyên và quan điểm hữu ích. Bằng cách nào Nê Phi và Lê Hi đã cố gắng giúp những thành viên trong gia đình họ xây đắp đức tin nơi Thượng Đế? (xin xem 1 Nê Phi 4:1–3; 5:1–8; 7:6–21). Anh chị em học được điều gì từ các tấm gương của họ mà có thể giúp anh chị em vào lần sau khi bị cám dỗ để ta thán hoặc chống đối?

Hình Ảnh
hình biểu tượng gia đình học tập

Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Chung Với Gia Đình và Buổi Họp Tối Gia Đình

Khi anh chị em đọc thánh thư chung với gia đình mình, Thánh Linh có thể giúp anh chị em biết phải tập trung và thảo luận về những nguyên tắc nào để đáp ứng nhu cầu của gia đình mình. Sau đây là một số ý kiến.

1 Nê Phi 1–7

Xuyên suốt 1 Nê Phi 1–7, anh chị em có thể khích lệ các thành viên gia đình chú ý đến sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình của Lê Hi và Sa Ri A. Chúng ta có thể học đuợc gì từ các mối quan hệ này mà có thể giúp gia đình chúng ta?

Hình Ảnh
Nê Phi và gia đình ông học các bảng khắc

Nê Phi và gia đình ông trân quý lời của các vị tiên tri.

1 Nê Phi 2:20

Nguyên tắc trong 1 Nê Phi 2:20 được lặp lại thường xuyên trong Sách Mặc Môn. Làm thế nào các thành viên gia đình anh chị em có thể áp dụng nguyên tắc này vào cuộc sống của họ khi học Sách Mặc Môn cùng nhau trong năm nay? Có lẽ anh chị em có thể cùng nhau làm một tấm bích chương mô tả lời hứa của Chúa trong câu thánh thư này và trưng bày nó trong nhà mình. Nó có thể trở thành một sự nhắc nhở để thảo luận theo định kỳ về việc anh em chị thấy Chúa đã làm gia đình thịnh vượng như thế nào khi anh chị em tuân giữ các lệnh truyền của Ngài. Cân nhắc việc ghi xuống những kinh nghiệm này trên tấm bích chương.

1 Nê Phi 2:11–13; 3:5–7

Có lẽ gia đình anh chị em sẽ được lợi ích khi lưu ý đến sự khác biệt giữa câu trả lời của La Man và Lê Mu Ên cho những lệnh truyền của Chúa với câu trả lời của Nê Phi. Chúng ta có thể học được gì trong 1 Nê Phi 2:11–13; 3:5–7 về việc ta thán? Những phước lành nào đến khi chúng ta thực hành đức tin?

1 Nê Phi 3:19–20; 5:10–226

Các câu thánh thư này có thể soi dẫn cho gia đình anh chị em giữ một biên sử về các sự kiện và kinh nghiệm quan trọng trong cuộc đời. Có lẽ anh chị em có thể bắt đầu viết nhật ký gia đình, tương tự với các biên sử Nê Phi và Lê Hi đã ghi chép về các kinh nghiệm của gia đình họ. Anh chị em sẽ viết gì trong biên sử gia đình mình?

1 Nê Phi 7:19–21

Điều gì gây ấn tượng cho chúng ta về tấm gương của Nê Phi trong những câu thánh thư này? Gia đình chúng ta được phước như thế nào khi chúng ta “chân thành tha thứ” cho nhau?

Để có thêm ý kiến giảng dạy cho trẻ em, xin xem đại cương tuần này trong sách Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Hãy học thánh thư một cách kiên định. Một điều then chốt để giảng dạy hiệu quả trong nhà là tạo ra các cơ hội học hỏi thường xuyên cho gia đình anh chị em. Chủ Tịch Thomas S. Monson đã dạy rằng: “Kiểu học cấp tốc thì hầu như không hữu hiệu bằng việc đọc và áp dụng thánh thư hằng ngày vào cuộc sống của chúng ta” (“Hãy Cố Gắng Là Người Tốt Nhất,” Liahona, tháng Năm năm 2009, trang 68).

Hình Ảnh
Nê Phi đứng cạnh La Ban đang say xỉn

I Did Obey the Voice of the Spirit (Tôi Đã Vâng Theo Tiếng Nói của Thánh Linh), tranh của Walter Rane

In