“Ngày 5–11 tháng Tư. Giáo Lý và Giao Ước 30–36: ‘Ngươi Được Kêu Gọi Để Thuyết Giảng Phúc Âm Của Ta,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Giáo Lý và Giao Ước năm 2021 (năm 2020)
“Ngày 5–11 tháng Tư. Giáo Lý và Giao Ước 30–36,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: năm 2021
Ngày 5–11 tháng Tư
Giáo Lý và Giao Ước 30–36
“Ngươi Được Kêu Gọi Để Thuyết Giảng Phúc Âm Của Ta”
Khi anh chị em thành tâm học hỏi Giáo Lý và Giao Ước 30–36 với mối quan tâm về các em trong lớp của mình, Đức Thánh Linh có thể ban cho anh chị em những ý tưởng về cách giảng dạy chúng. Hãy tìm kiếm thêm những ý tưởng trong đề cương này.
Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em
Mời Chia Sẻ
Giơ cao một bức hình của những người truyền giáo, và yêu cầu các em chia sẻ xem chúng biết những gì về công việc truyền giáo.
Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Nhỏ Tuổi
Giáo Lý và Giao Ước 33:2–3, 6–10
Tôi có thể chia sẻ phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô.
Ngay cả những trẻ em nhỏ tuổi cũng có thể chia sẻ chứng ngôn của chúng về phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô. Làm thế nào mà anh chị em có thể sử dụng các câu thánh thư này để giúp soi dẫn chúng chia sẻ chứng ngôn của chúng?
Các Sinh Hoạt Khả Thi
-
Hãy mời các em cố gắng nói một cụm từ như “Thượng Đế yêu thương bạn” mà không mở miệng ra. Hãy chỉ ra rằng chúng ta không thể giảng dạy người khác về phúc âm nếu chúng ta không mở miệng ra. Hãy đọc Giáo Lý và Giao Ước 33:8-10, và mời các em mở miệng ra mỗi lần chúng nghe cụm từ “hãy mở miệng ra.” Vì sao Cha Thiên Thượng muốn chúng ta mở miệng ra và chia sẻ phúc âm với người khác?
-
Thì thầm thật nhỏ một điều gì đó với các em, như “Joseph Smith là một vị Tiên Tri của Thượng Đế,” và yêu cầu các em lặp lại những gì anh chị em nói. Sau đó nói cùng một cụm từ đó bằng giọng lớn hơn. Đọc Giáo Lý và Giao Ước 33:2. Giúp các em hiểu rằng “[việc] cất cao tiếng nói [của chúng ta]” có nghĩa là không sợ nói với người khác về Chúa Giê Su Ky Tô, Sách Mặc Môn, và các lẽ thật khác của phúc âm.
-
Đặt các con búp bê bằng giấy hoặc hình người quanh phòng. Mời các em tìm và tập hợp những hình người này lại trước lớp. Đọc Giáo Lý và Giao Ước 33:6, và giải thích ý nghĩa của việc Chúa sẽ “quy tụ những người chọn lọc [của Ngài].” Hãy làm chứng rằng chúng ta có thể giúp quy tụ dân của Chúa khi chúng ta chia sẻ phúc âm.
-
Cùng nhau hát một bài hát về việc chia sẻ phúc âm. Giúp các em nghĩ về những cách thức mà chúng có thể giúp người khác học biết về Chúa Giê Su Ky Tô.
Tôi có thể xây đắp cuộc sống của mình dựa trên phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô.
Lời khuyên bảo mà Chúa phán cùng Ezra Thayer và Northrop Sweet có thể giúp trẻ em mà anh chị em giảng dạy xây đắp cuộc sống của chúng trên phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô.
Các Sinh Hoạt Khả Thi
-
Cho các em thấy hình ảnh về nền móng của một toà nhà, và yêu cầu các em miêu tả nó. Vì sao một toà nhà cần một nền móng cứng cáp và vững chắc? Đọc cùng các em Giáo Lý và Giao Ước 33:12-13, và giải thích rằng Chúa muốn chúng ta xây đắp cuộc sống của mình trên phúc âm của Ngài. Giúp các em nghĩ về một số cách mà chúng có thể xây đắp cuộc sống của chúng trên phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô.
-
Đưa cho các em một số đồ vật mà chúng có thể dùng để xây dựng một toà tháp, như các khối gạch đồ chơi hoặc ly nhựa. Dán tên của mỗi vật bằng một bức hình tượng trưng cho những điều mà Chúa đã phán trong Giáo Lý và Giao Ước 33:14–17. Mời các em xây một toà tháp trong lúc anh chị em thảo luận với chúng cách mà những vật này giúp chúng ta xây đắp cuộc sống của mình trên phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô.
Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Lớn Tuổi
Chúng ta nên tập trung vào những điều của Thượng Đế hơn là những điều của thế gian.
Lời dạy của Chúa cho David Whitmer trong tiết 30 có thể giúp các trẻ em mà anh chị em giảng dạy luôn trung tín theo phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô.
Các Sinh Hoạt Khả Thi
-
Cùng nhau đọc Giáo Lý và Giao Ước 30:1 , và yêu cầu các em tóm lược, bằng lời riêng của chúng, lời giáo huấn mà Chúa ban cho David Whitmer. Trong những phương diện nào mà chúng ta đôi lúc “sợ loài người,” hoặc lo lắng về những gì người khác suy nghĩ, thay vì làm những việc chúng ta biết là nên làm?
-
Yêu cầu các em cố gắng làm hai việc một lúc, như đọc thuộc lòng một tín điều trong lúc viết xuống tên của tất cả các bạn trong lớp. Hỏi các em xem vì sao chúng thấy khó tập trung vào việc đầu tiên. Một số “điều của thế gian” nào (Giáo Lý và Giao Ước 30:2) mà có thể làm chúng ta xao lãng khỏi việc nhớ đến Chúa Giê Su Ky Tô và phúc âm của Ngài? Làm thế nào chúng ta có tập trung vào Ngài hơn là những thứ kém quan trọng khác?
Tôi có thể chia sẻ phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô.
Nhiều trẻ em trong Giáo Hội háo hức được phục vụ truyền giáo trọn thời gian hoặc một công việc truyền giáo phục vụ. Các kinh nghiệm của những người truyền giáo được nói đến trong các tiết 30–34 có thể giúp các em chuẩn bị.
Các Sinh Hoạt Khả Thi
-
Mời một tín hữu trong tiểu giáo khu tìm hiểu về một trong những người truyền giáo được kêu gọi trong Giáo Lý và Giao Ước 30–34 và chia sẻ với các em những gì họ học được (xin xem “Các Tiếng Nói của Thời Kỳ Phục Hồi: Chứng Ngôn Của Những Người Cải Đạo Thời Kỳ Đầu” trong tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình.
-
Vẽ một cái miệng lớn ở trên bảng, và giúp các em tìm trong Giáo Lý và Giao Ước 33:8–10 những lời hứa của Chúa dành cho chúng ta khi chúng ta mở miệng ra để chia sẻ phúc âm. Hãy để các em viết những lời hứa này lên trên bảng, và giúp các em hiểu ý nghĩa của những lời hứa này. Yêu cầu mỗi em viết vào trong cái miệng một lẽ thật phúc âm mà chúng có thể chia sẻ với người khác.
-
Cho thấy hình ảnh của một cái kèn đồng, và kể về ý nghĩa của việc chia sẻ phúc âm “như bằng tiếng vang của kèn đồng.” Chúng ta “cất” giọng của mình lên như thế nào? (Giáo Lý và Giao Ước 33:2; 34:6).
-
Yêu cầu các em chia sẻ cách mà chúng đang chuẩn bị để phục vụ truyền giáo vào một ngày nào đó. Nếu các em biết một ai đó (có thể là một người trong gia đình) đang phục vụ truyền giáo, hãy mời chúng kể về những kinh nghiệm của người đó. Hoặc mời những người truyền giáo, một người truyền giáo đã trở về, hoặc một ai đó đang chuẩn bị đi truyền giáo đến chia sẻ lòng nhiệt thành của người đó với công việc truyền giáo. Chia sẻ một vài kinh nghiệm của anh chị em về việc chia sẻ phúc âm, bao gồm các kinh nghiệm trong cuộc sống hằng ngày của anh chị em.
Tôi có thể xây đắp cuộc sống của mình dựa trên phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô.
Nếu trẻ em có thể học hỏi khi còn nhỏ về cách xây đắp cuộc sống của chúng trên phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô thì chúng có thể sẽ dễ luôn trung tín với Ngài hơn. Lời khuyên dạy được ban cho trong các câu thánh thư này có thể giúp đỡ chúng.
Các Sinh Hoạt Khả Thi
-
Đem đến lớp những vật có độ cứng khác nhau, như thú nhồi bông, một miếng bọt xốp, một cục đất sét, và một viên đá. Cho phép các em cầm từng vật. Yêu cầu các em tìm trong Giáo Lý và Giao Ước 33:12–13 để xem Chúa miêu tả phúc âm của Ngài như thế nào. Vì sao “đá” là một từ hay để miêu tả phúc âm? Làm thế nào chúng ta có thể xây đắp cuộc sống của mình trên đá phúc âm?
-
Hãy giúp các em đọc Giáo Lý và Giao Ước 33:12–17 và tìm những điều chúng ta có thể làm để xây đắp cuộc sống của mình trên phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô. Mời các em vẽ tranh về một điều gì đó chúng tìm được, và để chúng đoán xem tranh của những em khác miêu tả điều gì.
Khuyến Khích Việc Học Tập ở Nhà
Mời các em cố gắng trở nên giống như những người truyền giáo bằng cách chia sẻ với gia đình các em một điều gì đó chúng đã học trong lớp Thiếu Nhi hôm nay.