Giáo Lý và Giao Ước năm 2021
Ngày 29 tháng Ba–Ngày 4 tháng Tư. Lễ Phục Sinh: “Ta Là Đấng Đã Sống, Ta Là Đấng Đã Bị Giết Chết”


“Ngày 29 tháng Ba–Ngày 4 tháng Tư. Lễ Phục Sinh: ‘Ta Là Đấng Đã Sống, Ta Là Đấng Đã Bị Giết Chết,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Giáo Lý và Giao Ước năm 2021 (năm 2020)

“Ngày 29 tháng Ba–Ngày 4 tháng Tư. Lễ Phục Sinh,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: năm 2021

Tượng Đấng Ky Tô

Ngày 29 tháng Ba–Ngày 4 tháng Tư

Lễ Phục Sinh

“Ta Là Đấng Đã Sống, Ta Là Đấng Đã Bị Giết Chết”

Lớp Thiếu Nhi trong Ngày Chủ Nhật Phục Sinh là một cơ hội tuyệt diệu để giúp các em củng cố đức tin của chúng nơi Chúa Giê Su Ky Tô và Sự Chuộc Tội của Ngài. Hãy tìm kiếm sự hướng dẫn từ Chúa để biết cách làm điều đó. Anh chị em có thể tìm được vài ý tưởng hữu ích trong đề cương này.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Hãy để các em chia sẻ với anh chị em những gì chúng biết về lý do chúng ta ăn mừng lễ Phục Sinh. Hỏi các em xem gia đình chúng làm gì để ăn mừng Sự Phục Sinh của Chúa Giê Su Ky Tô vào ngày lễ Phục Sinh. Hoặc, để cho các em chia sẻ những gì chúng đang học về Chúa Giê Su Ky Tô ở nhà và trong thánh thư.

hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Nhỏ Tuổi

Giáo Lý và Giao Ước 138:11–17

Nhờ Chúa Giê Su Ky Tô, tôi sẽ được phục sinh.

Khi anh chị em giảng dạy các em về Sự Phục Sinh của Chúa Giê Su Ky Tô, Giáo Lý và Giao Ước 138:11–17 có thể giúp anh chị em giải thích việc được phục sinh có nghĩa là gì. Các câu này cũng có thể giúp xây đắp đức tin của các em rằng một ngày nào đó chúng sẽ được phục sinh.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Cho thấy hình ảnh về cái chết, sự chôn cất, và Sự Phục Sinh của Đấng Cứu Rỗi (xin xem Sách Họa Phẩm Phúc Âm, số 57, 58, và 59). Hỏi các em xem chúng biết những gì về các sự kiện này. Hãy làm chứng rằng Chúa Giê Su đã chết cho chúng ta và sống lại từ cõi chết để tất cả chúng ta có thể được phục sinh sau khi chết đi.

  • Hãy nghĩ về một bài học bằng đồ vật mà có thể giúp các em hiểu điều gì xảy ra khi chúng ta chết (linh hồn và thể xác chúng ta tách rời ra) và khi chúng ta được phục sinh (linh hồn và thể xác chúng ta tái hợp lại). Ví dụ, điều gì xảy ra khi chúng ta tháo pin ra khỏi một chiếc đèn pin hoặc tháo ống mực ra khỏi một cây bút? Chuyện gì xảy ra khi những vật này được tái hợp lại?

  • Đọc cho các em nghe từ Giáo Lý và Giao Ước 138:17: “Linh hồn và thể xác [sẽ] được kết hợp lại với nhau và không bao giờ bị phân rẽ nữa, để họ có thể nhận được niềm vui trọn vẹn.” Vì sao chúng ta biết ơn về cơ thể mình? Chia sẻ niềm vui anh chị em cảm nhận khi biết được rằng tất cả chúng ta sẽ được phục sinh và có lại cơ thể của mình.

  • Cùng hát một bài hát về Sự Phục Sinh. Đưa cho các em hình ảnh tượng trưng cho những từ hoặc cụm từ trong bài hát (ví dụ, xin xem Sách Hoạ Phẩm Phúc Âm, số 59, 60, và 61), và mời các em giơ các bức hình của các em lên khi các em hát những từ đó.

Giáo Lý và Giao Ước 76:11–24; 110:1–7; Joseph Smith—Lịch Sử 1:14–17

Tiên Tri Joseph Smith đã nhìn thấy Chúa Giê Su Ky Tô.

Một cách để giúp các em củng cố đức tin của chúng nơi Đấng Cứu Rỗi là chia sẻ với chúng chứng ngôn của Joseph Smith: “Rằng Ngài hằng sống! Vì chúng tôi đã trông thấy Ngài, ngay cả ở bên tay phải của Thượng Đế” (Giáo Lý và Giao Ước 76:22–23).

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Cho các em thấy một bức tranh về Khải Tượng Đầu Tiên của Joseph Smith (xin xem đề cương ngày 4–10 tháng Một trong tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình). Mời các em kể cho anh chị em điều gì đang xảy ra trong bức tranh, và yêu cầu chúng tìm Chúa Giê Su Ky Tô. Hỏi các em xem chúng có biết về những lúc nào khác mà Joseph Smith đã nhìn thấy Đấng Cứu Rỗi hay không. Bằng lời riêng của anh chị em, hãy kể về những kinh nghiệm được miêu tả trong Giáo Lý và Giao Ước 76:11– 24; 110:1–7. Kể cho các em nghe các câu thánh thư này đã xây đắp đức tin của anh chị em nơi Chúa Giê Su Ky Tô như thế nào.

  • Khi các em tô màu trang sinh hoạt của tuần này, đọc cho chúng nghe các câu thánh thư mà trang đó ám chỉ đến. Chỉ ra những chi tiết trong các bức tranh mà đã được miêu tả trong các câu thánh thư. Hãy làm chứng với các em rằng Tiên Tri Joseph Smith đã nhìn thấy Chúa Giê Su Ky Tô, và đây là một lý do chúng ta biết rằng Chúa Giê Su hằng sống.

hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Lớn Tuổi

Giáo Lý và Giao Ước 76:11–24; 110:1–10; Joseph Smith—Lịch Sử 1:14–17

Tiên Tri Joseph Smith đã làm chứng rằng Chúa Giê Su Ky Tô hằng sống.

Sứ mệnh quan trọng nhất của một vị tiên tri là làm chứng về Chúa Giê Su Ky Tô. Giúp các em xây đắp đức tin của chúng vào Đấng Cứu Rỗi bằng cách học hỏi từ chứng ngôn của Joseph Smith về Ngài.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Những đoạn sau đây miêu tả những lần Chúa Giê Su Ky Tô hiện đến cùng Joseph Smith: Giáo Lý và Giao Ước 76:11–24; 110:1–10; Joseph Smith–Lịch Sử 1:14–17. Hãy liệt kê ở trên bảng một số lẽ thật mà chúng ta học được về Đấng Cứu Rỗi từ những câu này. Mời các em xác định xem những câu nào giảng dạy các lẽ thật được liệt kê trên bảng. Chúng ta còn học được điều gì nữa về Chúa Giê Su Ky Tô từ những kinh nghiệm của Joseph Smith?

  • Trên trang sinh hoạt của tuần này, giúp các em ghép các hình vẽ với các câu thánh thư. Vì sao việc biết rằng Joseph Smith đã nhìn thấy Đấng Cứu Rỗi phục sinh là một phước lành? Chia sẻ chứng ngôn của anh chị em rằng Chúa Giê Su Ky Tô hằng sống và Joseph Smith là một vị tiên tri.

Giáo Lý và Giao Ước 63:49; 88:14–17, 27; 138:11, 14–17

Nhờ Chúa Giê Su Ky Tô, tôi sẽ được phục sinh.

Làm thế nào anh chị em có thể giúp các em gia tăng lòng biết ơn của chúng về ân tứ sự phục sinh của Đấng Cứu Rỗi dành cho tất cả chúng ta?

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Chỉ định cho mỗi em một trong những đoạn thánh thư sau đây: Giáo Lý và Giao Ước 63:49; 88:14–17, 27; 138:11, 14–17. Mời các em tra cứu các câu thánh thư của chúng để tìm ra một cụm từ mà chúng cảm thấy là truyền đạt được thông điệp của lễ Phục Sinh. Hãy để các em chia sẻ những suy nghĩ của mình. Nếu thời gian cho phép, hãy để các em làm những tấm thiệp trình bày các cụm từ chúng tìm thấy để trao cho những người trong gia đình hoặc bạn bè.

  • Hỏi các em xem chúng sẽ giải thích như thế nào cho một đứa em hoặc một người bạn việc được phục sinh có nghĩa là gì. Để có thêm ý tưởng, cùng nhau đọc Giáo Lý và Giao Ước 138:14–17, và cân nhắc các câu hỏi như sau đây: Điều gì xảy ra cho linh hồn và thân xác chúng ta khi chúng ta chết đi? Điều gì xảy ra khi chúng ta được phục sinh? Làm thế nào mà Chúa Giê Su Ky Tô làm cho sự phục sinh có thể xảy ra được?

  • Cho xem đoạn video “Because He Lives” (ChurchofJesusChrist.org), và để các em chia sẻ cảm nhận của chúng về những gì Đấng Cứu Rỗi đã làm cho chúng.

    Chúa Giê Su cầu nguyện

    Lord of Prayer (Chúa Cầu Nguyện), tranh do Yongsung Kim hoạ

Giáo Lý và Giao Ước 18:10–13; 19:16–19; 45:3–5; 58:42–43

Nhờ Chúa Giê Su Ky Tô, tôi có thể được tha thứ các tội lỗi của mình.

Bên cạnh việc cứu chúng ta khỏi cái chết thể xác, Chúa Giê Su Ky Tô còn cung cấp một đường lối để chúng ta được cứu khỏi cái chết thuộc linh–nói cách khác, để được tha thứ các tội lỗi của mình và trở về sự hiện diện của Thượng Đế.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Viết lên bảng hai tiêu đề tương tự như sau đây: Những gì Đấng Cứu Rỗi đã làmNhững gì tôi phải làm. Mời mỗi em tra cứu một trong những đoạn thánh thư sau đây để tìm ra một điều gì đó mà thuộc về những tiêu đề này: Giáo Lý và Giao Ước 18:10–13; 19:16–19; 45:3–5; 58:42–43. Chia sẻ niềm vui sướng và lòng biết ơn của anh chị em về những gì Đấng Cứu Rỗi đã làm cho chúng ta.

  • Giúp các em học tín điều thứ ba. Anh chị em có thể giúp các em học thuộc lòng tín điều này bằng việc cho thấy những hình ảnh đi kèm với những cụm từ then chốt.

  • Kể một câu chuyện của riêng anh chị em về một em nhỏ đã lựa chọn sai và sau đó hối cải. Giúp các em thảo luận những gì em nhỏ trong câu chuyện đã làm để nhận được sự tha thứ. Làm thế nào mà Đấng Cứu Rỗi đã giúp cho chúng ta có thể được tha thứ?

hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học Tập ở Nhà

Hãy giúp các em nghĩ về một việc chúng có thể làm để kể cho người khác–đặc biệt là các thành viên trong gia đình–về những gì Chúa Giê Su Ky Tô đã làm cho chúng ta. Ở lớp học sau, hãy yêu cầu các em chia sẻ với anh chị em những việc chúng đã làm.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Sự lặp lại mang lại lợi ích cho trẻ em. Đừng ngần ngại lặp lại các sinh hoạt nhiều lần, đặc biệt là với các em nhỏ tuổi. Sự lặp lại sẽ giúp các em ghi nhớ điều chúng đang học.

trang sinh hoạt: Joseph Smith đã nhìn thấy Chúa Giê Su Ky Tô