Giáo Lý và Giao Ước năm 2021
Ngày 22–28 tháng Ba. Giáo Lý và Giao Ước 29: “Chúa Giê Su Ky Tô Sẽ Quy Tụ Dân Ngài”


“Ngày 22–28 tháng Ba. Giáo Lý và Giao Ước 29: ‘Chúa Giê Su Ky Tô Sẽ Quy Tụ Dân Ngài,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Giáo Lý và Giao Ước năm 2021 (năm 2020)

“Ngày 22–28 tháng Ba. Giáo Lý và Giao Ước 29,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi

Đức Chúa Giê Su đứng trước những người đang quỳ

Every Knee Shall bow (Mọi Đầu Gối Sẽ Phải Quỳ Xuống), tranh do J. Kirk Richard họa

Ngày 22–28 tháng Ba

Giáo Lý và Giao Ước 29

Chúa Giê Su Ky Tô Sẽ Quy Tụ Dân Ngài

Anh chị em biết rõ các trẻ em mà mình giảng dạy, và nhiều lẽ thật trong Giáo Lý và Giao Ước 29 có thể ban phước cho các em. Hãy tuân theo sự soi dẫn của Đức Thánh Linh khi anh chị em học tập tiết 29, và ghi lại những ấn tượng về cách mà anh chị em sẽ giảng dạy những lẽ thật này cho các em.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Hãy cân nhắc việc mời một vài em chia sẻ một trong những cách các em học phúc âm ở nhà–riêng cá nhân hoặc chung với gia đình. Mời ít nhất một em chia sẻ chứng ngôn của mình về một điều gì đó mà các em đã được học ở nhà trong tuần này.

hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Nhỏ Tuổi

Giáo Lý và Giao Ước 29:1–2

Chúa Giê Su Ky Tô sẽ quy tụ dân Ngài trước khi Ngài tái lâm.

Chúng ta được Đấng Cứu Rỗi quy tụ khi chúng ta chấp nhận và sống theo những lời giảng dạy của Ngài.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  •   Yêu cầu các em lắng nghe về cách gà mái bảo vệ gà con.

  • Sau khi đọc Giáo Lý và Giao Ước 29:1–2, hãy đóng diễn việc Đấng Ky Tô quy tụ dân Ngài “như gà mái túc con mình ấp trong cánh.” Một em có thể giả vờ làm gà mái và chọn một góc trong phòng để đứng vào. Khi em ấy “kêu cục cục”, hãy bảo tất cả các em khác vây quanh em ấy. Các em nên thay phiên nhau đóng vai gà mái. Giơ cao một bức hình của Đấng Cứu Rỗi và mời các em quy tụ với Ngài. Chia sẻ với các em cách Chúa Giê Su giúp đỡ chúng ta khi chúng ta quy tụ với Ngài.

    gà mái và đàn gà con

    How Many Times (Biết Bao Nhiêu Lần), tranh do Liz Lemon Swindle họa

Giáo Lý và Giao Ước 29:2–11

Tôi có thể chuẩn bị để gặp Đấng Cứu Rỗi.

Một ngày nào đó, mỗi người chúng ta sẽ trở về sự hiện diện của Chúa Giê Su Ky Tô. Mặc dù ngày đó có thể còn xa trong tương lai nhưng các em vẫn có thể nghĩ xem ngày đó sẽ như thế nào và làm thế nào các em có thể chuẩn bị cho ngày đó.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Cho thấy một bức tranh về Ngày Tái Lâm (xin xem Sách Họa Phẩm Phúc Âm, số 66), và giúp một em đọc Giáo Lý và Giao Ước 29:11. Giúp các em chú ý những cụm từ trong thánh thư mà miêu tả những điều chúng thấy trong bức tranh. Chia sẻ với các em cảm nghĩ của anh chị em về việc Chúa Giê Su Ky Tô quay trở lại thế gian.

  • Cả lớp cùng hát một bài hát về Sự Tái Lâm, như “When He Comes Again”(Children’s Songbook, trang 82–83). Cho các em thấy hình ảnh về những điều các em có thể làm nhằm chuẩn bị để gặp Đấng Cứu Rỗi và sống với Ngài mãi mãi (xin xem Sách Họa Phẩm Phúc Âm để có thêm ý tưởng). Giúp các em tìm kiếm những cách thức khác để chuẩn bị trong Giáo Lý và Giao Ước 29:2–10.

hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Lớn Tuổi

Giáo Lý và Giao Ước 29

Cha Thiên Thượng đã chuẩn bị một kế hoạch cứu rỗi cho tôi.

Khi một đứa trẻ biết càng nhiều về kế hoạch cứu rỗi của Thượng Đế thì em ấy càng có thể thực hành đức tin nơi Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô để tuân theo kế hoạch đó. Anh chị em cảm thấy ấn tượng để tập trung vào những phần nào của kế hoạch này?

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Yêu cầu vài em chia sẻ một ví dụ về một lần chúng đã có một kế hoạch, như là cho một chuyến đi hoặc để hoàn thành một nhiệm vụ. Anh chị em cũng có thể chia sẻ những ví dụ về những kế hoạch, như một tấm lịch với các sinh hoạt được viết trên đó hoặc những hướng dẫn để làm một vật gì đó. Vì sao các kế hoạch lại hữu ích? Chia sẻ với các em rằng Cha Thiên Thượng có một kế hoạch mà sẽ cho phép chúng ta trở nên giống như Ngài.

  • Để giúp các em hiểu kế hoạch của Thượng Đế, hãy làm ra những tấm biển với những từ này: cuộc sống tiền dương thế, Sự Sáng Tạo, Sự Sa Ngã, cuộc sống trên thế gian,Sự Tái Lâm. Sau khi giải thích từng từ (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 29:9–45), hãy đưa mỗi tấm biển cho một em khác nhau, và yêu cầu các em đứng thành một hàng theo đúng thứ tự để cho thấy khi nào từng sự kiện xảy ra theo kế hoạch của Cha Thiên Thượng. Mỗi em có thể chia sẻ những điều em ấy biết về sự kiện ở trên tấm biển của em ấy. Hãy giúp các em hiểu làm thế nào mà việc biết về kế hoạch của Cha Thiên Thượng giúp chúng ta trở nên giống như Ngài và Đấng Cứu Rỗi.

  • Sử dụng ít nhất một sinh hoạt bên dưới để giảng dạy các lẽ thật về kế hoạch và cách các lẽ thật này áp dụng cho chúng ta. Hãy cân nhắc việc yêu cầu một vài em chuẩn bị trước khi đến lớp để giúp anh chị giảng dạy.

    • Quyền tự quyết. Hãy giúp các em hiểu rằng Cha Thiên Thượng đã ban cho chúng ta ân tứ quyền tự quyết–sự tự do lựa chọn–và bắt chúng ta chịu trách nhiệm về những lựa chọn của mình (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 29:39–40). Tạo hai tấm biển cho mỗi em: một tấm tượng trưng cho việc chọn điều tốt (ví dụ, một khuôn mặt tươi cười) và một tấm tượng trưng cho việc chọn điều xấu (ví dụ, một khuôn mặt buồn bã). Chia sẻ những ví dụ về những lựa chọn tốt và những lựa chọn xấu, và yêu cầu các em giơ cao tấm biển đúng. Yêu cầu các em chia sẻ các phước lành sẽ đến khi chúng ta noi theo Chúa Giê Su Ky Tô. Vì sao Cha Thiên Thượng cho phép chúng ta đưa ra những lựa chọn của riêng mình?

    • Các lệnh truyền. Mời các em liệt kê ở trên bảng một vài lệnh truyền. (Ví dụ, các em có thể tìm kiếm trong Xuất Ê-díp-tô Ký 20:3–17Sách Hoạ Phẩm Phúc Âm, trang 103–115.) Tại sao Cha Thiên Thượng ban cho chúng ta những lệnh truyền? Chúng ta học được điều gì từ Giáo Lý và Giao Ước 29:35 về các lệnh truyền của Cha Thiên Thượng?

    • Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô. Giúp các em hiểu rằng Cha Thiên Thượng đã chuẩn bị một đường lối cho chúng ta để được tha thứ khi chúng ta đưa ra những lựa chọn sai lầm. Yêu cầu mỗi em đọc một câu trong Giáo Lý và Giao Ước 29:1, 42–43 và chia sẻ xem câu đó giảng dạy điều gì về Sự Chuộc Tội của Đấng Cứu Rỗi. Tìm một cách thức sáng tạo để mời các em chia sẻ những điều chúng tìm được, như theo thứ tự ngày sinh nhật của các em, hoặc mời từ em thấp nhất đến em cao nhất, và vân vân.

Giáo Lý và Giao Ước 29:1–2

Chúa Giê Su Ky Tô sẽ quy tụ dân Ngài trước khi Ngài tái lâm.

Làm thế nào anh chị em có thể giúp các trẻ em mà mình giảng dạy trở nên hăng hái trong việc giúp đỡ quy tụ Y Sơ Ra Ên?

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Mời các em đọc Giáo Lý và Giao Ước 29:1–2 và tìm kiếm xem Chúa so sánh Ngài với điều gì. Các em tưởng tượng điều gì khi đọc sự so sánh này? Chúa đã phán chúng ta phải làm gì để được quy tụ với Ngài?

  • Một cách để giúp các em trở nên phấn khởi về sự quy tụ là chia sẻ câu chuyện về một ai đó đã gia nhập Giáo Hội. Ví dụ, ai đã giới thiệu cho gia đình anh chị em đến với Giáo Hội? Cân nhắc việc yêu cầu các em tìm hiểu trước về tín hữu đầu tiên của Giáo Hội trong gia đình các em và chia sẻ câu chuyện của người đó với cả lớp.

  • Mời các em lập ra một bản liệt kê những cách thức chúng có thể giúp người khác quy tụ với Đấng Cứu Rỗi. Ví dụ, các em có thể mời bạn bè hoặc những người trong gia đình đến một sinh hoạt của Hội Thiếu Nhi hoặc một buổi họp tối gia đình với gia đình các em.

  • Tín điều thứ mười nói về việc quy tụ Y Sơ Ra Ên. Có em nào đã học thuộc lòng tín điều này chưa? Nếu có, mời các em ấy đọc thuộc lòng tín điều đó trước lớp. Nếu không, hãy giúp các em đặt mục tiêu để học thuộc lòng nó.

hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học Tập ở Nhà

Mời các em viết xuống một lẽ thật các em đã học được trong lớp. Hãy hỏi xin một vài ý kiến về những điều các em sẽ làm để chia sẻ lẽ thật này với gia đình chúng.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Tập trung. Hãy tập trung vào cách trẻ em trong lớp của anh chị em hưởng ứng các sinh hoạt học tập. Nếu các em trở nên hiếu động thì đó có thể là lúc chuyển sang một sinh hoạt khác hoặc đi tản bộ. Nếu anh chị em để ý thấy rằng các em đang tập trung học hỏi thì đừng cảm thấy bị áp lực phải chuyển đề tài.