Giáo Lý và Giao Ước năm 2021
Ngày 1–7 tháng Ba. Giáo Lý và Giao Ước 20–22: “Sự Ra Đời của Giáo Hội của Đấng Ky Tô”


“Ngày 1–7 tháng Ba. Giáo Lý và Giao Ước 20–22: ‘Sự Ra Đời của Giáo Hội của Đấng Ky Tô,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Giáo Lý và Giao Ước năm 2021 (năm 2020)

“Ngày 1–7 tháng Ba. Giáo Lý và Giao Ước 20–22,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: năm 2021

Hình Ảnh
Nhà của Peter Whitmer

Peter Whitmer Home (Nhà của Peter Whimer), tranh do Al Rounds họa

Ngày 1–7 tháng Ba

Giáo Lý và Giao Ước 20–22

“Sự Ra Đời của Giáo Hội của Đấng Ky Tô”

Khi anh chị em học hỏi từ Giáo Lý và Giao Ước 20–22 trong tuần này, những ý tưởng giảng dạy có thể đến với tâm trí của anh chị em. Anh chị em có thể tìm thêm các ý tưởng giảng dạy trong đề cương này.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Cho thấy bức tranh từ đề cương cho tuần này trong tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình, và mời các em chia sẻ những điều chúng biết về sự tổ chức Giáo Hội. Để giúp đỡ, xin xem “Chương 9: Sự Tổ Chức Giáo Hội của Chúa Giê Su Ky Tô” (Các Câu Chuyện Giáo Lý và Giao Ước, trang 40–42).

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Nhỏ Tuổi

Giáo Lý và Giao Ước 20–21

Giáo Hội của Chúa Giê Su Ky Tô đã được phục hồi.

Vào ngày 6 tháng Tư năm 1830, Joseph Smith và Oliver Cowdery đã tụ họp với những người khác để tổ chức Giáo Hội phục hồi của Chúa Giê Su Ky Tô. Làm thế nào anh chị em có thể giúp các trẻ em mà mình giảng dạy hiểu tầm quan trọng của sự kiện này?

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Sử dụng tiêu đề của tiết Giáo Lý và Giao Ước 21 hoặc chương 9 của tài liệu Các Câu Chuyện Giáo Lý và Giao Ước để kể tóm lược cho các em nghe về điều đã xảy ra vào ngày Giáo Hội được tổ chức.  

  • Hãy kể cho các em lý do vì sao anh chị em biết ơn rằng chúng ta có Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô. Hãy giải thích rằng việc làm tín hữu của Giáo Hội chuẩn bị cho chúng ta để sống với Thượng Đế một lần nữa. Giúp các em lặp lại vài lần cụm từ “Tôi thuộc về Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô”.

Giáo Lý và Giao Ước 20:37, 71–74

Tôi đang chuẩn bị để chịu phép báp têm.

Trẻ em mà anh chị em giảng dạy đang chuẩn bị để chịu phép báp têm. Hãy giúp các em hiểu việc chịu phép báp têm có nghĩa là gì và chúng có thể làm gì để sẵn sàng chịu phép báp têm.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Cho thấy bức hình một đứa trẻ đang chịu phép báp têm (xin xem Sách Họa Phẩm Phúc Âm, số 104), và yêu cầu các em chỉ ra những điều chúng thấy. Đọc hoặc tóm lược Giáo Lý và Giao Ước 20:71–74, và giúp các em thấy cách mà bức hình tương ứng với những hướng dẫn trong các câu này. Hãy làm chứng rằng chúng ta nên noi theo tấm gương của Đấng Cứu Rỗi và chịu làm phép báp têm theo cách thức mà Ngài đã truyền lệnh.

  • Hãy tóm lược Giáo Lý và Giao Ước 20:37. Chúng ta học được gì trong câu này về những người muốn được làm phép báp têm? Cho thấy hình ảnh về những cách thức mà các em có thể chuẩn bị cho phép báp têm, chẳng hạn như phục vụ người khác và cầu nguyện.

  •   Mời các em chia sẻ những cảm nghĩ của chúng về việc được làm phép báp têm.

Giáo Lý và Giao Ước 20:75-79

Tiệc Thánh giúp tôi tưởng nhớ đến Chúa Giê Su Ky Tô.

Làm thế nào anh chị em có thể giúp các em hiểu rõ hơn lý do tại sao chúng ta dự phần Tiệc Thánh mỗi tuần?

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Đọc Giáo Lý và Giao ước 20:77 cho các em nghe. Yêu cầu các em đứng lên khi chúng nghe thấy những điều chúng ta nên tưởng nhớ khi ăn bánh Tiệc Thánh. Làm tương tự với câu 79. (Anh chị em có thể muốn chỉ ra rằng chúng ta uống nước thay cho rượu.) Làm thế nào chúng ta có thể cho thấy rằng mình tưởng nhớ tới Đức Chúa Giê Su?

  • Kể cho các em nghe về một lần mà anh chị em đã lập và giữ một lời hứa. Mời các em kể những câu chuyện tương tự của riêng chúng. Hãy giải thích rằng khi dự phần Tiệc Thánh, chúng ta lập những lời hứa. Đọc Giáo Lý và Giao Ước 20:77, nhấn mạnh các lời hứa chúng ta lập để “luôn luôn tưởng nhớ tới Ngài” và “tuân giữ các giáo lệnh của Ngài.” Mời các em chia sẻ về một lần mà chúng đã tưởng nhớ tới Đấng Cứu Rỗi hoặc vâng theo một lệnh truyền.

    Hình Ảnh
    trẻ em dự phần Tiệc Thánh

    Tiệc Thánh nhắc cho chúng ta nhớ đến Chúa Giê Su Ky Tô.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Lớn Tuổi

Giáo Lý và Giao Ước 20–21

Giáo Hội của Chúa Giê Su Ky Tô đã được phục hồi.

Để vâng theo lệnh truyền của Chúa, Joseph Smith, Oliver Cowdery, và những người khác đã tổ chức Giáo Hội phục hồi của Chúa Giê Su Ky Tô vào ngày 6 tháng Tư năm 1830. Hãy xem xét những cách thức để giúp các em thấy sự kiện này đã ban phước cho cuộc sống của các em như thế nào.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Nhắc cho các em nhớ đến một số sự kiện quan trọng chúng đã học–chẳng hạn như sự phục hồi chức tư tế và việc phiên dịch Sách Mặc Môn. Tại sao những điều này cần phải xảy ra trước khi Giáo Hội có thể được tổ chức?

  • Trưng bày hình ảnh về những điều chúng ta làm trong Giáo Hội mà được miêu tả trong tiết 20, chẳng hạn như học hỏi về Thượng Đế và Chúa Giê Su Ky Tô, phục sự, báp têm, và dự phần Tiệc Thánh. Hãy giúp các em ghép các bức hình này với những câu thánh thư miêu tả chúng, chẳng hạn như Giáo Lý và Giao Ước 20:17–21, 47, 70, 72–74, 75–79, và tiêu đề cho tiết 21. Chúng ta có được những phước lành nào bởi vì chúng ta là tín hữu của Giáo Hội?

Giáo Lý và Giao Ước 20:37, 77, 79

Khi được làm phép báp têm, tôi đã hứa sẽ noi theo Chúa Giê Su Ky Tô.

Nhiều trẻ em trong lớp của anh chị em đã được làm phép báp têm. Hãy nhắc các em về các giao ước mà chúng đã lập để “mang danh Chúa Giê Su Ky Tô” (Giáo Lý và Giao Ước 20:37).

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Mời một vài em chuẩn bị trước khi đến lớp để chia sẻ những điều các em đã cảm thấy hoặc kinh nghiệm được khi được làm phép báp têm. Các em có thể đem theo một bức hình ngày làm lễ báp têm của mình để cho cả lớp thấy. Vì sao các em chọn để được làm phép báp têm? Việc chịu phép báp têm và tiếp nhận Đức Thánh Linh đã ban phước cho các em như thế nào?

  • Cùng nhau đọc Giáo Lý và Giao Ước 20:77, và yêu cầu các em chỉ ra các lời hứa chúng ta lập trong lễ Tiệc Thánh. Để giúp các em hiểu rằng có những điều các em có thể làm mỗi ngày để “luôn luôn tưởng nhớ” tới Chúa Giê Su Ky Tô, hãy mời một em đóng diễn một điều gì đó em ấy có thể làm để tưởng nhớ tới Đấng Cứu Rỗi. Yêu cầu các em khác đoán xem hành động đó là gì. Theo câu 77, chúng ta được ban phước như thế nào khi chúng ta luôn luôn tưởng nhớ tới Đấng Cứu Rỗi?

  • Hãy giúp các em so sánh Giáo Lý và Giao Ước 20:37 với câu 77 để tìm ra một cụm từ được lặp đi lặp lại trong cả hai câu. Cho các em thấy một vật gì đó có tên trên đó (chẳng hạn như một nhãn hiệu hay tên riêng). Cái tên này cho chúng ta biết điều gì về vật đó? Cùng nhau đọc Giáo Lý và Giao Ước 20:37 để khám phá xem chúng ta mang lên mình danh của ai khi chịu phép báp têm. Việc mang lên mình danh của Chúa Giê Su Ky Tô có nghĩa là gì? Chúng ta nên suy nghĩ và hành động như thế nào bởi vì chúng ta có danh này?

Giáo Lý và Giao Ước 21:4–6

Tôi được phước khi noi theo vị tiên tri.

Anh chị em sẽ giúp các em nhận được các phước lành được hứa trong những câu này cho những ai noi theo vị tiên tri bằng cách nào?

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Viết lên bảng Các Giáo LệnhCác Phước Lành. Mời các em đọc Giáo Lý và Giao Ước 21:4–6, cùng tìm kiếm các lệnh truyền mà Chúa đã ban và các phước lành mà Ngài đã hứa. Mời các em viết lên trên bảng những điều chúng tìm được.

  • Cho thấy một bức hình của vị tiên tri hiện nay, và mời các em chia sẻ một điều gì đó chúng đã học được hoặc nghe từ ông trong thời gian gần đây. Cùng nhau đọc Giáo Lý và Giao Ước 21:5. Mời các em viết hoặc vẽ tranh về một điều gì đó mà các em có thể làm để noi theo vị tiên tri. Chia sẻ chứng ngôn của anh chị em rằng khi noi theo vị tiên tri, chúng ta đang noi theo Đấng Cứu Rỗi.

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học Tập ở Nhà

Mời các em lập ra một bản liệt kê những lý do chúng ta biết ơn về Giáo Hội được phục hồi của Chúa Giê Su Ky Tô. Khuyến khích các em chia sẻ bản liệt kê của mình với một người trong gia đình hoặc bạn bè.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Sử dụng câu chuyện để giảng dạy giáo lý. “Các câu chuyện giúp trẻ em thấy phúc âm áp dụng trong cuộc sống hằng ngày như thế nào. … Khi giảng dạy trẻ em nhỏ tuổi, hãy hoạch định những cách để chúng tham gia vào câu chuyện; ví dụ, chúng có thể cầm các tấm hình, lặp lại các cụm từ, hoặc đóng diễn các vai trò.” (Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi,  trang 25).

In