Giáo Lý và Giao Ước năm 2021
Ngày 22–28 tháng Hai. Giáo Lý và Giao Ước 18–19: “Giá Trị của Con Người Rất Lớn Lao”


“Ngày 22–28 tháng Hai. Giáo Lý và Giao Ước 18–19: ‘Giá Trị của Con Người Rất Lớn Lao,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Giáo Lý và Giao Ước năm 2021 (năm 2020)

“Ngày 22–28 tháng Hai. Giáo Lý và Giao Ước 18–19,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: năm 2021

Nông trại của Martin Harris

Martin Harris Farm (Nông Trại của Martin Harris), tranh do Al Rounds họa

Ngày 22–28 tháng Hai

Giáo Lý và Giao Ước 18–19

“Giá Trị của Con Người Rất Lớn Lao”

Cầu xin Cha Thiên Thượng giúp đỡ anh chị em tìm kiếm các nguyên tắc trong Giáo Lý và Giao Ước 18–19 mà sẽ đặc biệt có ý nghĩa cho trẻ em.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Hãy đọc Giáo Lý và Giao Ước 18:2, và giải thích rằng Thánh Linh đã giúp Oliver Cowdery biết rằng thánh thư là chân chính. Hãy kể cho các em nghe về một kinh nghiệm khi mà Thánh Linh đã làm chứng cho anh chị em rằng thánh thư là chân chính. Hãy để cho các em chia sẻ những kinh nghiệm khi chúng cảm thấy rằng thánh thư là chân chính.

hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Nhỏ Tuổi

Giáo Lý và Giao Ước 18:10–12

Mỗi người chúng ta đều có giá trị lớn lao đối với Thượng Đế.

Khi trẻ em biết rằng Cha Thiên Thượng yêu thương chúng–và tất cả con cái của Ngài–các em sẽ tự tin hơn và tử tế hơn đối với người khác.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Giúp các em lặp lại một vài lần với các anh chị em Giáo Lý và Giao Ước 18:10 . Hãy giải thích rằng “con người” ám chỉ đến tất cả những con cái của Thượng Đế. Hãy lặp lại câu 10 với các em, lần này thay thế từ “con người” với tên của các em. (Xin xem thêm trang sinh hoạt của tuần này.)

  • Giúp các em nghĩ về những điều mà người ta nhận xét là có giá trị. Sau đó hãy để các em thay phiên nhau nhìn vào một tấm gương, và khi các em soi gương, hãy nói với mỗi em rằng em ấy là một người con của Thượng Đế và có giá trị lớn lao. Hãy làm chứng rằng đối với Cha Thiên Thượng, các em có giá trị nhiều hơn tất cả những thứ mà các em đã nghĩ trước đó.

Giáo Lý và Giao Ước 18:13–16.

Việc chia sẻ phúc âm mang đến niềm vui lớn lao.

Anh chị em sẽ truyền cảm hứng cho các em như thế nào để chúng có thể mời gọi người khác đến cùng Đấng Ky Tô và kinh nghiệm được niềm vui lớn lao?

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Kể cho các em nghe về một điều gì đó mà mang lại niềm vui cho anh chị em. Hãy để cho mỗi em kể cho anh chị em về một điều gì đó mà mang cho em ấy niềm vui. Đọc Giáo Lý và Giao Ước 18:13, 16. Điều gì mang lại niềm vui cho Chúa? Điều gì Ngài nói là sẽ mang đến niềm vui cho chúng ta?

  • Cùng nhau hát một bài hát về công việc truyền giáo và giúp các em nghĩ về những cách mà các em có thể chia sẻ phúc âm, kể cả trong chính ngôi nhà của các em. Hãy kể về một lần mà anh chị em đã chia sẻ phúc âm, và để cho các em chia sẻ những kinh nghiệm của chúng.

Giáo Lý và Giao Ước 19:18–19, 23–24

Chúa Giê Su Ky Tô đã vâng lời Cha Thiên Thượng, thậm chí khi việc đó là khó khăn.

Sự sẵn lòng của Đấng Cứu Rỗi để “uống chén đắng cay ấy, và [không] co rúm” (câu 18) là một tấm gương cho tất cả chúng ta về việc vâng theo ý muốn của Đức Chúa Cha. Hãy cân nhắc cách anh chị em sẽ soi dẫn các em để noi theo tấm gương của Chúa Giê Su.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Cho thấy một bức tranh Chúa Giê Su Ky Tô đang chịu đau khổ trong vườn Ghết Sê Ma Nê (xin xem đề cương của tuần này trong tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình). Hãy yêu cầu các em nói với anh chị em về điều chúng biết đang xảy ra trong bức hình này. Tóm lược bằng lời riêng của anh chị em về điều Đấng Cứu Rỗi đã phán về sự đau khổ của Ngài trong Giáo Lý và Giao Ước 19:18–19 . Nhấn mạnh rằng chịu đựng đau khổ cho tội lỗi của chúng ta là điều khó khăn nhất mà bất kỳ ai đã từng làm, nhưng bởi vì Chúa Giê Su yêu thương Cha Ngài và chúng ta, Ngài đã vâng theo ý muốn của Thượng Đế. Làm thế nào chúng ta có thể vâng theo Đức Chúa Cha?

  • Hãy giúp các em nghĩ về những động tác đơn giản mà phù hợp với các cụm từ trong Giáo Lý và Giao Ước 19:23. Đọc câu đó vài lần trong khi các em thực hiện các động tác đó. Giúp các em nghĩ về những cách chúng ta có thể học về Đấng Ky Tô và lắng nghe lời Ngài.

hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Lớn Tuổi

Giáo Lý và Giao Ước 18:10–12

Mỗi người chúng ta đều có giá trị lớn lao đối với Thượng Đế.

Nhiều người vật lộn với những cảm xúc tự ti; những người khác thì không tử tế với những người khác biệt với họ. Thông điệp mạnh mẽ đến từ Giáo Lý và Giao Ước 18:10 có thể thay đổi cách chúng ta nhìn nhận bản thân mình và những người xung quanh.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Yêu cầu mỗi em viết tên của mình lên trên một tờ giấy và chuyền những tờ giấy đó quanh phòng. Mời các em viết lên mỗi tờ giấy chúng nhận được về một điều gì đó chúng thích về người có tên trên giấy. Hãy khuyến khích các em nên tử tế và ý tứ trong những lời nhận xét của chúng. Sau đó giúp các em đọc Giáo Lý và Giao Ước 18:10–12, và mời các em chia sẻ những gì các em học được về cách mà Thượng Đế cảm nhận về chúng ta. Giải thích rằng tất cả chúng ta đều có giá trị lớn lao đối với Thượng Đế vì chúng ta đều là con cái của Ngài.

  • Cho các em thấy một vật nào đó vô cùng quý giá đối với anh chị em. Chúng ta đối xử với những vật quý giá với chúng ta như thế nào? Mời một em đọc Giáo Lý và Giao Ước 18:10. Làm thế nào để chúng ta cho người khác thấy rằng “giá trị của [họ] là rất lớn lao” trong mắt chúng ta?

    Chúa Giê Su đang bế một bé trai

    Worth of a Soul (Giá Trị của Con Người), tranh do Liz Lemon Swindle hoạ

Giáo Lý và Giao Ước 19:16–19

Chúa Giê Su Ky Tô đã chịu đau khổ cho tôi.

Làm thế nào anh chị em sẽ mời gọi một tinh thần nghiêm trang vào lớp họp để Đức Thánh Linh có thể làm chứng với các em rằng Chúa Giê Su Ky Tô đã trả giá cho tội lỗi của chúng?

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Chia sẻ câu chuyện về việc Chúa Giê Su Ky Tô chịu đau đớn cho tội lỗi của chúng ta (xin xem “Chương 51: Chúa Giê Su Chịu Đau Đớn trong Vườn Ghết Sê Ma Nê,” Các Câu Chuyện trong Kinh Tân Ước, trang 129–132, hoặc đoạn video tương ứng trên trang ChurchofJesusChrist.org). Hãy mời gọi các em kể lại câu chuyện bằng lời riêng của chúng, và sau đó mời chúng đọc cách mà Đấng Cứu Rỗi đã mô tả kinh nghiệm đó trong Giáo Lý và Giao Ước 19:16–19. Chúng ta học được điều gì từ lời mô tả của Ngài?

  • Yêu cầu các em nhắm mắt lại khi anh chị em đọc Giáo Lý và Giao Ước 19:16–19 và nghĩ về cách chúng cảm nhận về Đấng Cứu Rỗi. Giúp các em tìm kiếm trong sách Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi những bài hát mà giúp chúng bày tỏ cảm nghĩ của mình về Chúa Giê Su Ky Tô (xin xem các phụ lục đề tài trong sách này). Mời các em hát những bài hát chúng đã chọn và chia sẻ chứng ngôn của chúng.

  • Giúp các em ghi nhớ tín điều thứ ba.

Giáo Lý và Giao Ước 19:26, 34–35, 38

Các phước lành đến từ Thượng Đế lớn lao hơn những kho báu trên thế gian.

Việc in ấn Sách Mặc Môn rất tốn kém, và Joseph Smith đã không đủ tiền để làm điều đó. Chúa đã phán bảo cho Martin Harris phải “chia xẻ một phần tài sản [của ông],” là nông trại thịnh vượng của ông, để chi trả cho nhà in (câu 34). Chúng ta đã nhận được những phước lành lớn lao nhờ vào những sự hy sinh của Martin và nhiều người khác.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Viết lên bảng những câu hỏi như sau để giúp các em hiểu Giáo Lý và Giao Ước 19:26, 34–35, 38: Chúa đã phán bảo cho Martin Harris phải làm gì? Vì sao Ngài phán bảo ông ta làm điều đó? Ngài đã hứa sẽ ban cho ông điều gì? Mời các em làm việc theo từng cặp để tìm câu trả lời trong những câu này. Hỏi các em xem chúng có thể sẽ cảm thấy như thế nào nếu chúng là Martin Harris.

  • Cho các em thấy một quyển Sách Mặc Môn, và kể cho chúng nghe một điều gì đó anh chị em yêu mến về quyển sách. Mời các em chia sẻ cảm nghĩ của mình về quyển sách. Nói ngắn gọn về sự hy sinh của Martin Harris để cho Sách Mặc Môn có thể được xuất bản (Các Câu Chuyện Giáo Lý và Giao Ước, trang 33). Chúa đã phán bảo điều gì cho Martin trong Giáo Lý và Giao Ước 19:38 mà có thể đã giúp ông trở nên trung tín và vâng lời? Hãy giúp các em nghĩ về một điều gì đó chúng có thể hy sinh để vâng lời Thượng Đế hoặc phụ giúp trong công việc của Ngài.

hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học Tập ở Nhà

Mời các em nghĩ về một ai đó có thể được giúp đỡ bởi những điều chúng đã học từ Giáo Lý và Giao Ước 18 hoặc19–ví dụ, rằng tất cả chúng ta đều có giá trị lớn lao đối với Thượng Đế. Hãy Khuyến khích các em hoạch định cách để chia sẻ những điều chúng đã học với người đó.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy của Chúng Ta

Giúp trẻ em học hỏi từ thánh thư. Một số em có thể gặp khó khăn trong việc đọc thánh thư. Việc tập trung vào một câu hoặc một cụm từ có thể giúp đỡ các em ấy.