Giáo Lý và Giao Ước năm 2021
Ngày 22–28 tháng Hai. Giáo Lý và Giao Ước 18–19: “Giá Trị của Con Người Rất Lớn Lao”


“Ngày 22–28 tháng Hai. Giáo Lý và Giao Ước 18–19: ‘Giá Trị của Con Người Rất Lớn Lao,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: Giáo Lý và Giao Ước năm 2021 (năm 2020)

“Ngày 22–28 tháng Hai. Giáo Lý và Giao Ước 18–19,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: năm 2021

Nông trại của Martin Harris

Martin Harris Farm (Nông Trại của Martin Harris), tranh do Al Rounds vẽ

Ngày 22–28 tháng Hai

Giáo Lý và Giao Ước 18–19

“Giá Trị của Con Người Rất Lớn Lao”

Những điều mặc khải trong sách Giáo Lý và Giao Ước được ban ra để đáp ứng cho các hoàn cảnh riêng biệt gần 200 năm trước, nhưng những nguyên tắc trong đó có thể được áp dụng bất kể thời gian. Hãy tìm kiếm những nguyên tắc này trong khi anh chị em đọc, và xem xét cách chúng áp dụng cho anh chị em.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Martin và Lucy Harris sở hữu một trong những trang trại trù phú bậc nhất tại Palmyra, New York. Họ phải làm việc nhiều năm mới có được nó, trang trại này đã giúp họ nuôi nấng gia đình, và cho họ một vị thế trong cộng đồng. Tuy nhiên vào năm 1829 rõ ràng Sách Mặc Môn chỉ có thể được xuất bản nếu như Martin cầm cố trang trại của ông để có tiền trả chi phí cho nhà in. Martin đã có một chứng ngôn về Sách Mặc Môn, nhưng Lucy thì không có. Nếu Martin quyết định cầm cố trang trại và Sách Mặc Môn không bán được, thì ông sẽ mất đi trang trại và hủy hoại luôn cuộc hôn nhân của mình. Vào một lúc nào đó, tất cả chúng ta đều phải đối mặt với các câu hỏi tương tự như những gì mà Martin có lẽ phải đối mặt lúc bấy giờ: Phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô đáng giá điều gì đối với tôi? Tôi sẵn lòng hy sinh điều gì để giúp xây dựng vương quốc của Thượng Đế? Có thể hữu ích cho chúng ta để ghi nhớ rằng không ai từng phải trả một cái giá cao hơn để ban phước cho con cái của Thượng Đế cho bằng Chúa Giê Su Ky Tô, “Đấng Vĩ Đại hơn hết” (Giáo Lý và Giao Ước 19:18).

Martin đã quyết định cầm cố trang trại của mình. Sự hy sinh của ông đã giúp chi trả cho việc in ấn 5.000 quyển Sách Mặc Môn đầu tiên. Và giờ đây, với hơn 190 triệu bản đã được in ra kể từ đó, hàng triệu người trên thế giới đã được phước.

Để có thêm thông tin về việc xuất bản Sách Mặc Môn, xin xem Các Thánh Hữu, 1:76–84.

hình biểu tượng học tập cá nhân

Những Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Cá Nhân

Giáo Lý và Giao Ước 18:10–16

Chúa vui mừng khi chúng ta hối cải.

Hãy lưu ý các từ hối cảisự hối cải được sử dụng bao nhiêu lần trong Giáo Lý và Giao Ước 1819, và suy ngẫm điều anh chị em học được từ những từ này mỗi lần chúng được sử dụng. Xem xét kỹ lưỡng Giáo Lý và Giao Ước 18:10–16; những câu này ảnh hưởng như thế nào đến cách anh chị em cảm nhận về sự hối cải—sự hối cải của chính anh chị em và bổn phận mời người khác hối cải?

Xin xem thêm An Ma 36:18–21; Dale G. Renlund, “Sự Hối Cải: Một Sự Chọn Lựa Đáng Mừng,” Liahona, tháng Mười Một năm 2016, trang 121–124.

Giáo Lý và Giao Ước 18:34–36

Tôi có thể lắng nghe tiếng nói của Chúa trong sách Giáo Lý và Giao Ước.

Nếu một ai đó hỏi anh chị em rằng tiếng nói của Chúa nghe như thế nào, thì anh chị em sẽ nói gì? Hãy nghĩ về câu hỏi này trong khi anh chị em đọc Giáo Lý và Giao Ước 18:34–36. Anh chị em học được điều gì về tiếng nói của Chúa từ việc đọc Giáo Lý và Giao Ước? Anh chị em có thể làm gì để nghe tiếng nói của Ngài rõ ràng hơn?

Giáo Lý và Giao Ước 19:15–20

Chúa Giê Su Ky Tô đã chịu đau đớn để cho tôi có thể hối cải và đến cùng Ngài.

Kinh Tân Ước mô tả sự thống khổ của Đấng Cứu Rỗi trong Vườn Ghết Sê Ma Nê từ góc độ của những người quan sát sự kiện đó. Trong Giáo Lý và Giao Ước 19:15–20, Chúa Giê Su Ky Tô đã nói về sự thống khổ của Ngài bằng chính lời của Ngài. Trong khi đọc lời kể cá nhân rất thiêng liêng này, anh chị em hãy tìm kiếm các từ ngữ mô tả sự thống khổ của Đấng Cứu Rỗi. Hãy xem xét điều mà mỗi từ hoặc cụm từ này dạy anh chị em. Tại sao Đấng Cứu Rỗi sẵn lòng chịu đau đớn? Hãy cân nhắc ghi lại các cảm nghĩ của anh chị em về Chúa Giê Su Ky Tô và sự hy sinh của Ngài vì anh chị em.

Xin xem Giăng 15:13; Mô Si A 3:7; An Ma 7:11–12; Giáo Lý và Giao Ước 18:10–13.

Chúa Giê Su đang bế một bé trai

Worth of a Soul (Giá Trị của Con Người), tranh của Liz Lemon Swindle

Giáo Lý và Giao Ước 19:26–27, 34–41

Các phước lành của Thượng Đế thì lớn lao hơn của cải của thế gian.

Sách Mặc Môn đã không bán chạy tại Palmyra, và hậu quả là Martin Harris cuối cùng phải bán đi một phần lớn trang trại của mình để trả nợ (xin xem “The Contributions of Martin Harris,” Revelations in Context, trang 7–8). Hãy suy ngẫm sự hy sinh đó—và các phước lành anh chị em nhận được nhờ vào nó—trong khi anh chị em đọc các câu này. Anh chị em cũng có thể nghĩ về những điều Chúa đã yêu cầu anh chị em phải hy sinh. Anh chị em tìm thấy điều gì trong các câu này mà soi dẫn cho anh chị em chấp nhận hy sinh những điều đó với sự “vui mừng” và “hân hoan”? (xin xem thêm các câu 15–20).

Giáo Lý và Giao Ước 19:23

Sự bình an đến từ việc học hỏi từ Chúa Giê Su Ky Tô và noi theo Ngài.

Hãy xem xét lời mời của Đấng Cứu Rỗi “Hãy học hỏi nơi ta.” Anh chị em học được điều gì về Chúa Giê Su Ky Tô trong Giáo Lý và Giao Ước 19? Hãy ghi lại những ý nghĩ của anh chị em, và suy ngẫm cách mà những lẽ thật này về Đấng Cứu Rỗi đã giúp anh chị em tìm thấy sự bình an. “Bước đi trong sự nhu mì của Thánh Linh [Ngài]” có nghĩa là gì đối với anh chị em?

hình biểu tượng gia đình học tập

Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Với Gia Đình và Buổi Họp Tối Gia Đình

Giáo Lý và Giao Ước 18:1–5.Có lẽ các thành viên trong gia đình có thể chia sẻ một vài trong số “nhiều lần” (câu 2) mà Thánh Linh đã biểu lộ cho họ rằng các thánh thư là chân chính, cũng như điều Ngài đã biểu lộ cho Oliver Cowdery. Làm thế nào gia đình anh chị em có thể “tin cậy vào những điều đã được viết ra” (câu 3) trong thánh thư? Làm thế nào anh chị em có thể xây đắp nền móng của gia đình mình trên “đá” (câu 4) của phúc âm?

Giáo Lý và Giao Ước 18:10–13; 19:16–19.Mỗi thành viên trong gia đình có thể đọc Giáo Lý và Giao Ước 18:10–13 và thay tên của mình vào những chỗ có từ “con người,” “các ngươi,” “tất cả mọi người,” và “người.” Rồi anh chị em có thể thảo luận cách mà những câu này giúp chúng ta hiểu được giá trị của chúng ta đối với Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 19:16–19).

Giáo Lý và Giao Ước 18:21–25.Tên của mọi người trong gia đình có ý nghĩa gì đặc biệt không? Có lẽ anh chị em có thể trò chuyện về lý do tại sao tên gọi rất quan trọng và ý nghĩa của việc chúng ta mang lấy danh của Chúa Giê Su Ky Tô (xin xem Mô Si A 5:7). Đây có thể là một cơ hội tốt để giúp mọi người trong nhà chuẩn bị mang danh của Đấng Ky Tô khi họ được báp têm.

Giáo Lý và Giao Ước 19:15–20.Để giúp gia đình anh chị em có một kinh nghiệm đầy ý nghĩa khi học những câu này, có lẽ anh chị em có thể đọc chúng trong khi trưng ra một bức hình Chúa Giê Su Ky Tô (có một bức hình đi kèm trong đại cương này). Rồi mọi người có thể chia sẻ những cảm nghĩ của họ về Đấng Cứu Rỗi. Một bài thánh ca ưa thích về Đấng Cứu Rỗi cũng có thể mời gọi Thánh Linh.

Để có thêm ý kiến giảng dạy cho trẻ em, xin xem đại cương tuần này trong sách Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi.

Bài hát đề nghị: “Lòng Cảm Kích Vô Cùng,” Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 22.

Cải Thiện Việc Học Tập Cá Nhân

Hãy đặt ra những câu hỏi. Sách Giáo Lý và Giao Ước là bằng chứng rằng những câu hỏi đưa đến sự mặc khải. Trong khi học tập thánh thư, anh chị em hãy ghi lại những thắc mắc đến với mình. Rồi suy ngẫm và cầu nguyện để tìm kiếm câu trả lời.

Đấng Ky Tô cầu nguyện trong Vườn Ghết Sê Ma Nê

Chúa Giê Su Cầu Nguyện trong Vườn Ghết Sê Ma Nê, tranh do Hermann Clementz vẽ