Giáo Lý và Giao Ước năm 2021
Ngày 1–7 tháng Hai. Giáo Lý và Giao Ước 10–11: “Để Ngươi Có Thể Trở Thành Kẻ Chiến Thắng”


“Ngày 1–7 tháng Hai. Giáo Lý và Giao Ước 10–11: ‘Để Ngươi Có Thể Trở Thành Kẻ Chiến Thắng,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Giáo Lý và Giao Ước năm 2021 (năm 2020)

“Ngày 1–7 tháng Hai. Giáo Lý và Giao Ước 10–11,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: năm 2021

Bản thảo Sách Mặc Môn

Bản sao của bản thảo đầu tiên của Sách Mặc Môn.

Ngày 1–7 tháng Hai

Giáo Lý và Giao Ước 10–11

“Để Ngươi Có Thể Trở Thành Kẻ Chiến Thắng”

Thành tâm đọc Giáo Lý và Giao Ước 10–11 và suy ngẫm cách mà anh chị em có thể giúp trẻ em hiểu các lẽ thật trong những tiết này. Các ý tưởng trong đề cương này–cho cả các trẻ em nhỏ tuổi lẫn các em lớn tuổi hơn–có thể giúp ích.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Yêu cầu các em chia sẻ điều chúng nhớ từ một bài học trước đây về Martin Harris và những trang bản dịch Sách Mặc Môn bị mất. Chia sẻ những chi tiết mà các em không nhớ. Anh chị em có thể tham khảo “Chương 4: Martin Harris và Các Trang Bị Mất” (Các Câu Chuyện Giáo Lý và Giao Ước, trang 18–21).

hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Nhỏ Tuổi

Giáo Lý và Giao Ước 10:5

Khi tôi cầu nguyện luôn luôn, Cha Thiên Thượng sẽ ban phước cho tôi.

Đôi khi, các em nghĩ rằng chúng chỉ có thể cầu nguyện vào những thời gian và ở những địa điểm cụ thể, và chỉ trong khi quỳ gối hoặc nhắm mắt. Làm thế nào anh chị em có thể giúp các em học cách “cầu nguyện luôn luôn”?

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Cho thấy các bức hình về những việc chúng ta thường làm, như ăn, ngủ, hoặc chơi đùa. Những việc này giúp đỡ chúng ta như thế nào? Trưng bày một bức hình của một em nhỏ đang cầu nguyện trong khi anh chị em đọc cho các em nghe các từ “cầu nguyện luôn luôn” trong Giáo Lý và Giao Ước 10:5. Yêu cầu các em lặp lại những từ này vài lần. Làm thế nào mà việc cầu nguyện luôn luôn sẽ giúp đỡ chúng ta?

  • Hãy sử dụng trang sinh hoạt của tuần này để giúp các em nghĩ về những địa điểm và thời gian mà chúng ta có thể cầu nguyện.

  • Mời các em vẽ những bức tranh miêu tả các em hoặc gia đình của các em đang cầu nguyện ở những địa điểm và thời gian khác nhau, như ở nhà thờ, trước khi đến trường, hoặc trước khi đi ngủ. Hãy giải thích rằng việc cầu nguyện luôn luôn có thể mang ý nghĩa là cầu nguyện thường xuyên trong suốt một ngày. Làm thế nào chúng ta có thể cầu nguyện ngay cả khi chúng ta đang ở quanh người khác, chẳng hạn như ở trường học hoặc với bạn bè của chúng ta?

    các cậu bé đang cầu nguyện

    Chúa sẽ giúp đỡ chúng ta khi chúng ta cầu nguyện.

Giáo Lý và Giao Ước 11:12–13

Đức Thánh Linh dẫn dắt tôi làm điều tốt.

Ngay cả khi còn nhỏ, trẻ em có thể bắt đầu nhận biết khi Thánh Linh đang ngỏ lời với chúng.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Giấu một cái bóng đèn hoặc đèn pin và một bức hình của một khuôn mặt vui vẻ ở đâu đó trong phòng. Yêu cầu các em tìm kiếm những vật này. Đọc Giáo Lý và Giao Ước 11:13, và giúp các em nhận ra những từ có liên quan đến những vật chúng tìm được. Những từ này giảng dạy điều gì về cách mà Đức Thánh Linh giúp đỡ chúng ta?

  • Giao cho các em một vài tình huống mà trong đó chúng cần phải lựa chọn giữa điều đúng và điều sai–chẳng hạn như lựa chọn để nói thật hoặc nói dối, hay lựa chọn để đối xử tốt hoặc không tốt với người khác. Làm thế nào chúng ta có thể biết được lựa chọn nào là đúng? Cùng nhau đọc Giáo Lý và Giao Ước 11:12, và làm chứng rằng Đức Thánh Linh sẽ giúp đỡ chúng ta đưa ra lựa chọn đúng nếu chúng ta lắng nghe Ngài.

  • Hát một bài hát về sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh. Hỏi các em xem bài hát đó giảng dạy chúng điều gì về cách mà Đức Thánh Linh giúp đỡ chúng ta.

hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Lớn Tuổi

Giáo Lý và Giao Ước 10:5

Khi cầu nguyện luôn luôn, tôi có thể vượt qua những cám dỗ của Sa Tan.

Anh chị em có thể giúp các em hiểu rằng việc cầu nguyện luôn luôn ban cho chúng quyền năng để vượt qua cám dỗ.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Viết những từ hoặc cụm từ trong Giáo Lý và Giao Ước 10:5 lên trên những mảnh giấy, và yêu cầu các em xếp chúng vào đúng thứ tự. Khuyến khích các em tra cứu câu đó nếu các em cần được giúp đỡ. Theo câu này, những phước lành nào sẽ đến khi chúng ta cầu nguyện luôn luôn? Làm thế nào mà việc nhớ cầu nguyện trong suốt cả ngày giúp đỡ chúng ta, đặc biệt là khi chúng ta bị cám dỗ để làm một điều gì đó sai trái?

  • Mời các em lập ra một bản liệt kê một số thời điểm và một số nơi mà chúng ta có thể cầu nguyện. Để có thêm ý tưởng, khuyến khích các em tìm kiếm trong An Ma 34:17–27.

  • Giúp các em tạo ra một bảng hiệu hoặc bức tranh nhỏ mà sẽ nhắc nhở chúng cầu nguyện luôn luôn. Mời các em treo những bảng hiệu này trong nhà nơi mà các em sẽ thấy chúng thường xuyên.

Giáo Lý và Giao Ước 11:12–13

Đức Thánh Linh dẫn dắt tôi làm điều tốt.

Những người trẻ tuổi thường tự hỏi rằng sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh có cảm giác như thế nào. Anh chị em có thể sử dụng Giáo Lý và Giao Ước 11 để giảng dạy các em cách nhận ra “Thánh Linh là Đấng dẫn dắt làm điều tốt lành” (câu 12).

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Giúp các em lập ra một danh sách những người các em thường nhờ vả khi cần được giúp đỡ hoặc có thắc mắc. Tại sao chúng ta tin tưởng rằng những người này sẽ giúp đỡ mình? Mời các em đọc Giáo Lý và Giao Ước 11:12 và tìm kiếm điều mà Hyrum Smith được phán bảo là phải tin tưởng. Chúng ta học được điều gì từ câu này về lý do tại sao chúng ta nên tin tưởng vào sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh?

  • Hỏi các em xem chúng sẽ nói gì với một người bạn khi người đó hỏi rằng việc Đức Thánh Linh ngỏ lời với các em có cảm giác như thế nào. Mời các em đọc Giáo Lý và Giao Ước 11:12–13 để tìm một vài câu trả lời khả thi.

  • Chia sẻ với các em một số kinh nghiệm anh chị em có trong việc Đức Thánh Linh dẫn dắt anh chị em làm những điều tốt. Mời các em suy ngẫm xem có khi nào chúng đã từng có kinh nghiệm như vậy và chia sẻ những kinh nghiệm đó nếu các em cảm thấy thoải mái làm như vậy. Hãy làm chứng rằng Cha Thiên Thượng muốn dẫn dắt chúng ta qua Đức Thánh Linh. Khuyến khích các em để ý trong suốt tuần sắp tới khi nào chúng có những cảm giác như được miêu tả trong Giáo Lý và Giao Ước 11:12–13.

Giáo Lý và Giao Ước 11:21, 26

Tôi cần phải biết phúc âm để có thể giúp đỡ người khác tìm kiếm lẽ thật.

Các trẻ em mà anh chị em giảng dạy sẽ có nhiều cơ hội để chia sẻ phúc âm. Các câu thánh thư này có thể dạy cho các em cách chuẩn bị cho những cơ hội này.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Mời các em đóng diễn cách mà chúng sẽ nói chuyện về phúc âm với một ai đó chưa từng nghe về phúc âm. Ví dụ, làm thế nào mà các em có thể trả lời các câu hỏi về Sách Mặc Môn? Làm thế nào các em có thể giải thích xem Chúa Giê Su Ky Tô là ai? Cùng đọc với các em Giáo Lý và Giao Ước 11:21, 26. Chúa đã phán bảo Hyrum Smith cần phải làm gì để ông có thể giảng dạy phúc âm? Việc “thu nhận” lời của Thượng Đế có nghĩa là gì, và làm thế nào chúng ta có thể làm điều này? Bằng cách nào chúng ta “tích lũy” lời của Thượng Đế trong lòng mình?

  • Mời các em chia sẻ một câu thánh thư mà chúng yêu thích và giải thích vì sao chúng yêu thích câu thánh thư đó. Hãy để cho các em nói về cách mà thánh thư ban phước cho cuộc sống của chúng và chúng đang làm điều gì để học tập lời của Thượng Đế ở nhà. Khuyến khích các em đặt ra các mục tiêu để đọc lời của Thượng Đế thường xuyên hơn.

  • Cùng nhau hát một bài hát về việc chia sẻ phúc âm. Bài hát này giảng dạy điều gì về cách mà chúng ta có thể làm những người truyền giáo mỗi ngày?

  • Chia sẻ một điều gì đó từ bài nói chuyện “Niềm Hy Vọng của Y Sơ Ra Ên” của Chủ Tịch Russell M. Nelson và Chị Wendy W. Nelson (buổi họp đặc biệt devotional toàn cầu dành cho giới trẻ, ngày 3 tháng Sáu năm 2018, trên trang ChurchofJesusChrist.org) để soi dẫn các em giúp quy tụ con cái của Thượng Đế bằng cách chia sẻ phúc âm.

hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học Tập ở Nhà

Mời các em trò chuyện với một người trong gia đình về một điều gì đó các em đã học được hôm nay từ Giáo Lý và Giao Ước 10 hoặc 11 . Ví dụ, các em có thể chia sẻ cách chúng hoạch định để cầu nguyện luôn luôn.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Hãy tìm kiếm sự mặc khải hằng ngày. Khi anh chị em chuẩn bị để giảng dạy, hãy cầu nguyện và suy ngẫm các câu thánh thư trong suốt tuần. Anh chị em sẽ thấy rằng Thánh Linh sẽ “soi sáng tâm trí mình” (Giáo Lý và Giao Ước 11:13). Các ý tưởng và ấn tượng về cách giảng dạy có thể đến với anh chị em bất cứ khi nào và bất cứ ở đâu–khi anh chị em đi làm, làm việc nhà, hoặc nói chuyện với người khác.