Giáo Lý và Giao Ước năm 2021
Ngày 25–31 tháng Một. Giáo Lý và Giao Ước 6–9: “Đây Là Tinh Thần Mặc Khải”


“Ngày 25–31 tháng Một. Giáo Lý và Giao Ước 6–9: ‘Đây Là Tinh Thần Mặc Khải,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Giáo Lý và Giao Ước năm 2021 (năm 2020)

“Ngày 25–31 tháng Một. Giáo Lý và Giao Ước 6–9,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: năm 2021

Hình Ảnh
người biên chép viết lên giấy

Ngày 25–31 tháng Một

Giáo Lý và Giao Ước 6–9

“Đây Là Tinh Thần Mặc Khải”

Bắt đầu việc chuẩn bị giảng dạy bằng cách đọc Giáo Lý và Giao Ước 6–9. Tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình và đề cương này có thể gợi lên những ý tưởng về cách giảng dạy các trẻ em trong lớp của anh chị em.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Các trẻ em có biết câu chuyện của Oliver Cowdery về việc nhận được sự đáp ứng cho lời cầu nguyện không? Có thể các em cũng có một kinh nghiệm với sự cầu nguyện mà các em có thể chia sẻ.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Nhỏ Tuổi

Giáo Lý và Giao Ước 6:5; 8:2; 9:7–9

Cha Thiên Thượng có thể ngỏ lời cùng chúng ta qua Đức Thánh Linh.

Hãy giúp cho các em hiểu rằng chúng có một Cha Thiên Thượng nhân từ là Đấng lắng nghe lời cầu nguyện của các em và đáp ứng cho chúng qua Thánh Linh của Ngài.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Hãy sử dụng “Chương 5: Joseph Smith và Oliver Cowdery” (Các Câu Chuyện Giáo Lý và Giao Ước, trang 22–25, hoặc đoạn video tương ứng trên trang ChurchofJesusChrist.org) để kể cho các em về Oliver Cowdery và những điều ông học được về cách Cha Thiên Thượng ngỏ lời cùng chúng ta. Yêu cầu các em kể cho anh chị em những đoạn yêu thích của chúng trong câu chuyện đó, và để chúng thay phiên nhau kể cho anh chị em nghe về Oliver Cowdery.

  • Kể cho các em rằng Oliver Cowdery đã cố gắng phiên dịch Sách Mặc Môn nhưng không thể, nên Joseph đã cầu vấn Chúa lý do vì sao. Đọc cho các em nghe câu trả lời của Chúa: “ngươi phải nghiên cứu kỹ trong tâm trí mình; rồi ngươi phải hỏi ta xem điều đó có đúng không” (Giáo Lý và Giao Ước 9:8). Mời các em giả vờ học tập và cầu nguyện. Hãy giúp các em hiểu rằng đây cũng là cách mà chúng ta có thể nhận được những câu trả lời từ Chúa–bằng việc học tập và cầu xin sự giúp đỡ của Ngài.

    Hình Ảnh
    Oliver Cowdery

    Oliver Cowdery, tranh do Lewis A. Ramsey minh hoạ

  • Mời các em chạm vào đầu và ngực của chúng khi anh chị em đọc những từ “trí” và “tâm” trong Giáo Lý và Giao Ước 8:2. Hãy giúp các em hiểu rằng Cha Thiên Thượng ngỏ lời cùng chúng ta qua Đức Thánh Linh, là Đấng ban cho chúng ta suy nghĩ và cảm nhận. Hát cùng với nhau một bài hát về Đức Thánh Linh. Bài hát đó giảng dạy điều gì về cách Thánh Linh ngỏ lời cùng chúng ta? Chia sẻ một kinh nghiệm khi mà anh chị em đã cảm nhận được Đức Thánh Linh trong tâm trí và tâm hồn mình.

Giáo Lý và Giao Ước 6:33–36

Với sự giúp đỡ của Đấng Cứu Rỗi, tôi không cần phải sợ hãi.

Joseph Smith và Oliver Cowdery đã có rất nhiều lý do để sợ hãi–sự ngược đãi và sự nghèo đói chỉ là một vài trong số những thử thách mà họ gặp phải. Sứ điệp từ Chúa đến Joseph và Oliver cũng có thể động viên các em khi chúng cảm thấy sợ hãi.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Yêu cầu các em lặp lại vài lần cụm từ “chớ sợ hãi, hỡi đàn chiên nhỏ bé” (Giáo Lý và Giao Ước 6:34). Hãy giải thích rằng một đàn chiên là một bầy cừu nhỏ. Cho thấy một bức tranh miêu tả Đấng Cứu Rỗi là một người chăn chiên (xin xem Sách Họa Phẩm Phúc Âm, số 64), và làm chứng rằng Ngài đang trông nom chúng ta giống như một người chăn chiên trông nom đàn chiên của Ngài. Bởi vì Ngài yêu thương chúng ta, chúng ta không cần phải sợ hãi.

  • Hãy để các em giả vờ làm một đàn chiên đang hoảng sợ. Những con chiên thỉnh thoảng có thể sợ hãi điều gì? Hãy để một em giả vờ làm người chăn chiên đang giữ cho đàn chiên được an toàn. Đôi khi chúng ta sợ hãi điều gì? Hãy làm chứng rằng Chúa Giê Su Ky Tô cũng giống như Đấng chăn chiên của chúng ta và Ngài có thể trấn an những nỗi sợ hãi của chúng ta. Hãy cùng nhau hát một bài hát về Đấng Cứu Rỗi.

  • Đọc Giáo Lý và Giao Ước 6:36 cho các em nghe, và mời các em lặp lại cụm từ “chớ nghi ngờ, và chớ sợ hãi.” Giúp các em nghĩ về những cách mà chúng có thể “hướng về,” hoặc tưởng nhớ đến, Đấng Cứu Rỗi trong suốt tuần sắp tới (xin xem thêm trang sinh hoạt của tuần này).

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Lớn Tuổi

Giáo Lý và Giao Ước 6:5, 15–16, 22–23; 8:2; 9:7–9

Đức Thánh Linh ngỏ lời cùng tâm hồn và tâm trí của chúng ta.

Các trẻ em mà anh chị em giảng dạy có thể đã tiếp nhận ân tứ Đức Thánh Linh. Các em có hiểu cách để nhận ra sự mặc khải cá nhân từ Thánh Linh không?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Vẽ lên bảng một cái đầu và một trái tim. Giúp các em đọc những câu sau đây và xác định xem câu nào miêu tả việc Đức Thánh Linh ngỏ lời với tâm trí chúng ta, với tâm hồn chúng ta, hoặc cả hai: Giáo Lý và Giao Ước 6:15, 23; 8:2; 9:8; 9:9. Từ những kinh nghiệm của anh chị em, hãy nói cho các em nghe về cảm giác khi Đức Thánh Linh ngỏ lời cùng tâm hồn và tâm trí anh chị em.

  • Cùng nhau đọc Giáo Lý và Giao Ước 6:5, và mời các em chia sẻ những kinh nghiệm chúng đã có với việc cầu nguyện và nhận được sự đáp ứng. Giúp các em nghĩ về những tấm gương của một ai đó trong thánh thư mà đã cầu nguyện và nhận được câu trả lời cho một câu hỏi (xin xem 1 Nê Phi 2:16; Ê Nót 1:1–6; Ê The 2:18–3:6).

  • Viết lên bảng Đức Thánh Linh ngỏ lời cùng chúng ta bằng cách nào? Mời các em tìm kiếm những câu trả lời cho câu hỏi này trong Giáo Lý và Giao Ước 6:15–16, 22–23; 8:2; 9:7–9 . Chia sẻ những kinh nghiệm khi anh chị em đã cảm nhận được rằng Đức Thánh Linh đang ngỏ lời với mình.

Giáo Lý và Giao Ước 6:33–37

“Đừng sợ làm điều tốt.”

Các trẻ em mà anh chị em giảng dạy đôi lúc có thể cảm thấy sợ hãi để bênh vực cho điều đúng. Giáo Lý và Giao Ước 6:33–37 có thể soi dẫn để các em trở nên can đảm, thậm chí trong những tình huống khó khăn.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Cùng nhau đọc Giáo Lý và Giao Ước 6:33, và thảo luận vì sao một ai đó có thể cảm thấy sợ hãi khi làm điều tốt (xin xem thêm các câu 28–29). Giúp các em tìm kiếm những từ hoặc những cụm từ trong các câu 33–37 mà có thể giúp các em trở nên can đảm để làm điều tốt.

  • Giúp các em tạo ra những bức vẽ mà chúng có thể trưng bày trong nhà để nhắc nhở chúng “hướng về [Chúa Giê Su Ky Tô] trong mọi suy nghĩ” (câu 36). Trong khi các em đang vẽ, hãy thảo luận việc hướng về Đấng Cứu Rỗi có nghĩa là gì và làm thế nào việc đó có thể giữ cho chúng được an toàn.

  • Cùng nhau hát một bài hát về lòng can đảm, như “Dám Làm Điều Tốt” (Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 64) hoặc “Nào Cùng Nhau Bước Mạnh” (Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 10). Yêu cầu các em tìm trong bài hát một số lý do vì sao chúng ta nên “chớ sợ hãi” (câu 36).

Giáo Lý và Giao Ước 8:10

Tôi có thể cầu vấn trong đức tin.

Xuyên suốt thánh thư, Chúa nhắc nhở chúng ta phải có đức tin nơi Ngài. Làm thế nào anh chị em có thể giúp các em mà mình giảng dạy có đức tin lớn lao hơn nơi Chúa Giê Su Ky Tô?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Viết lên bảng Nếu không có ngươi sẽ chẳng làm được gì cả; cho nên hãy cầu xin trong . Mời các em cố gắng nghĩ ra một từ mà phù hợp cho cả hai khoảng trống. Sau đó, cùng nhau đọc Giáo Lý và Giao Ước 8:10 để tìm câu trả lời. Những điều gì chúng ta có thể làm nếu chúng ta có đức tin?

  • Sau khi cùng nhau đọc Giáo Lý và Giao Ước 8:10, hãy giúp các em nghĩ về những điều chúng có thể cầu xin Chúa giúp đỡ. Mời các em vẽ một bức tranh mà tượng trưng cho một điều gì đó chúng nên cầu xin. Khi mỗi em cho cả lớp thấy tranh của mình, hãy để cho các em khác đoán xem bức tranh đó tượng trưng cho điều gì.

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học Tập ở Nhà

Giúp các em chọn ra một cụm từ ngắn trong Giáo Lý và Giao Ước 6–9 mà chúng muốn chia sẻ với một ai đó ở nhà, như “đừng sợ làm điều tốt” (6:33), “chớ nghi ngờ, và chớ sợ hãi” (6:36), hoặc “nếu không có đức tin ngươi sẽ chẳng làm được gì cả” (8:10).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Sử dụng các câu chuyện. Các câu chuyện giúp trẻ em hiểu các nguyên tắc phúc âm bởi vì chúng cho thấy cách người khác sống theo các nguyên tắc đó. Khi anh chị em giảng dạy, hãy tìm cách để bao gồm những câu chuyện–từ thánh thư, từ lịch sử Giáo Hội, hoặc từ cuộc sống riêng của anh chị em–mà minh hoạ cho các nguyên tắc trong thánh thư.

In