Giáo Lý và Giao Ước năm 2021
Ngày 28 tháng Mười Hai–ngày 3 tháng Một. Giáo Lý và Giao Ước 1: “Hãy Nghe Đây, Hỡi Các Ngươi”


“Ngày 28 tháng Mười Hai–ngày 3 tháng Một. Giáo Lý và Giao Ước 1: ‘Hãy Nghe Đây, Hỡi Các Ngươi,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Giáo Lý và Giao Ước năm 2021 (năm 2020)

“Ngày 28 tháng Mười Hai–ngày 3 tháng Một. Giáo Lý và Giao Ước 1,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: năm 2021

Hình Ảnh
gia đình đọc thánh thư

Ngày 28 tháng Mười Hai–ngày 3 tháng Một

Giáo Lý và Giao Ước 1

“Hãy Nghe Đây, Hỡi Các Ngươi”

Bước đầu tiên trong việc chuẩn bị giảng dạy của anh chị em là nên thành tâm học tập Giáo Lý và Giao Ước 1. Khi các anh chị em thành tâm học tập, hãy lắng nghe những thúc giục về các nhu cầu của trẻ em, và tìm kiếm những nguyên tắc có ý nghĩa đối với các em. Những ấn tượng này sẽ giúp anh chị em hoạch định các sinh hoạt đầy ý nghĩa để giảng dạy các nguyên tắc này.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Giơ cao sách Giáo Lý và Giao Ước, và yêu cầu các em chia sẻ những gì các em biết về sách này. Ai đã viết nó? Nó chứa đựng điều gì? Tại sao nó quan trọng? Để được giúp đỡ, anh chị em có thể tham khảo “Chương 23: Giáo Lý và Giao Ước” (Các Câu Chuyện Giáo Lý và Giao Ước, trang 90–92). Chia sẻ tình yêu mến của anh chị em dành cho sách Giáo Lý và Giao Ước và sự háo hức của anh chị em được học từ sách đó trong năm nay.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Nhỏ Tuổi

Giáo Lý và Giao Ước 1:4

Chúa cảnh báo chúng ta về sự nguy hiểm thuộc linh qua các vị tiên tri của Ngài.

Chúa đã phán rằng tiếng nói của Ngài là “một tiếng nói cảnh cáo.” Anh chị em sẽ soi dẫn các em như thế nào để chúng lắng nghe và vâng theo những lời cảnh báo mà Ngài ban ra?

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Để cho các em cầm những bức hình có những dấu hiệu cảnh báo—chẳng hạn như những nguy hiểm về giao thông, thời tiết xấu, hoặc chất độc hại—và thảo luận về cách mà chúng cảnh báo chúng ta về mối nguy hiểm. Hoặc, hãy kể một câu chuyện về một lần anh chị em đã tuân theo một sự cảnh báo. So sánh những sự cảnh báo này với những lời cảnh báo Chúa ban cho chúng ta thông qua các vị tiên tri của Ngài. Làm chứng rằng Ngài cảnh báo chúng ta vì Ngài yêu thương chúng ta và muốn chúng ta được an toàn (xin xem thêm trang sinh hoạt của tuần này).

  • Đọc cho các em nghe Giáo Lý và Giao Ước 1:4: “Và tiếng nói cảnh báo sẽ đến với tất cả mọi người.” Chia sẻ một điều gì đó mà vị tiên tri đã dạy gần đây mà có thể giữ chúng ta được an toàn. Cho xem những hình ảnh liên quan, nếu có thể. Nói về cách anh chị em đang tuân theo lời giảng dạy của vị tiên tri.

Giáo Lý và Giao Ước 1:17, 29

Joseph Smith là vị tiên tri của Thượng Đế.

Khi anh chị em và các em bắt đầu học sách Giáo Lý và Giao Ước, hãy giúp các em xây đắp chứng ngôn về sự kêu gọi thiêng liêng của Joseph Smith.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Cho thấy một bức hình của Tiên Tri Joseph Smith (xin xem tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình; xin xem thêm Sách Họa Phẩm Phúc Âm, số 87). Yêu cầu các em đứng kế bên bức hình và chia sẻ những điều các em biết về Joseph Smith.

  • Để các em cầm một bức hình của Đấng Cứu Rỗi và một bức hình của Joseph Smith. Nói với các em về những gì Đấng Cứu Rỗi đã ban cho chúng ta thông qua Joseph Smith, chẳng hạn như các giáo lệnh (xin xem câu 17) và Sách Mặc Môn (xin xem câu 29). Nói với các em rằng trong sách Giáo Lý và Giao Ước, các em sẽ học về các lệnh truyền mà Chúa đã ban cho Giáo Hội qua Joseph Smith.

  • Chia sẻ những cảm nghĩ của anh chị em về Joseph Smith, và làm chứng rằng Thượng Đế “đã gọi tôi tớ Joseph Smith, Jr., của ta, và từ trên trời phán bảo hắn, và ban cho hắn các giáo lệnh” (câu 17).

Giáo Lý và Giao Ước 1:38

Những lời của vị tiên tri cũng là những lời của Thượng Đế.

Những trẻ em mà anh chị em giảng dạy có thể đã nghe Chủ Tịch Giáo Hội thuyết giảng, nhưng các em có thể không nhận ra rằng lời của Ngài đến từ Thượng Đế. Giúp các em học cách nhận biết rằng lời của vị tiên tri cũng như lời của Thượng Đế.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Chơi một trò chơi đơn giản bằng cách đưa hướng dẫn cho một em và yêu cầu em đó lặp lại những hướng dẫn đó cho các em khác. Giúp các em thấy rằng việc tuân theo những hướng dẫn của em đó cũng giống như việc tuân theo những hướng dẫn của anh chị em và rằng việc tuân theo vị tiên tri cũng giống như việc tuân theo Chúa. Đọc cho các em câu cuối cùng trong Giáo Lý và Giao Ước 1:38: “Dẫu bằng chính tiếng nói của ta hoặc bằng tiếng nói của tôi tớ ta thì cũng như nhau.”

  • Cùng nhau hát một bài hát về các vị tiên tri. Chia sẻ chứng ngôn của anh chị em rằng vị tiên tri nói lời của Thượng Đế.

  • Chia sẻ một hình ảnh, đoạn ghi âm, hoặc video về vị tiên tri tại thế. Chia sẻ chứng ngôn của anh chị em rằng vị tiên tri nói với chúng ta những điều Thượng Đế muốn chúng ta biết. Mời các em chia sẻ cảm nghĩ của các em về vị tiên tri.

    Hình Ảnh
    phiên họp đại hội trung ương

    Vị tiên tri giảng dạy cho chúng ta những điều Thượng Đế muốn chúng ta biết.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Lớn Tuổi

Xin xem Giáo Lý và Giao Ước 1:15–17, 29–30

Chúa biết những thử thách mà chúng ta sẽ đối mặt, nên Ngài đã phục hồi phúc âm qua Joseph Smith.

Anh chị em có thể giúp các em chuẩn bị cho các thử thách trong tương lai bằng cách dạy các em biết cách mà Sự Phục Hồi phúc âm cung cấp sự bảo vệ về phần thuộc linh.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Giúp các em nghĩ về một số vấn đề trên thế gian ngày nay. Ôn lại với các em Giáo Lý và Giao Ước 1:15–16 và giúp các em nhận ra một vài vấn đề mà Chúa đã tiên tri sẽ xảy ra. Mời các em khám phá trong các câu 17, và 29–30 những điều Chúa đã làm để giúp chúng ta đối mặt với các thử thách trong thời đại của chúng ta.

  • Yêu cầu các em tưởng tượng rằng chúng đang chuẩn bị cho một chuyến đi. Chúng sẽ đem theo những thứ gì? Làm thế nào mà thứ đó có thể giúp các em biết rằng trời sẽ mưa trong suốt chuyến đi của chúng hoặc xe của chúng sẽ bị nổ lốp? Cùng nhau đọc câu 17, và thảo luận điều gì Chúa biết sẽ xảy ra cho chúng ta và cách mà Ngài đã chuẩn bị cho điều đó. (Nếu cần, hãy giải thích rằng một “tai họa” là một thảm họa hoặc một điều gì đó khủng khiếp.) Làm thế nào mà các lệnh truyền của Thượng Đế giúp chúng ta đối phó với các thử thách trong thời đại chúng ta?

Giáo Lý và Giao Ước 1:30

Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô là “giáo hội hằng sống và chân chính” của Chúa

Làm thế nào anh chị em có thể giúp các em trân trọng các phước lành lớn lao của việc thuộc về “giáo hội hằng sống và chân chính”?

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Mời các em liệt kê một vài sinh vật và vài đồ vật (nếu có thể, đem vài hình ảnh hoặc ví dụ). Sự khác nhau giữa một sinh vật và một đồ vật là gì? Cùng nhau đọc câu 30. Việc Giáo Hội là “chân chính” và “hằng sống” có nghĩa là gì?

  • Trưng bày một bức ảnh, chẳng hạn như một bức tranh của Đấng Cứu Rỗi, và yêu cầu các em miêu tả nó khi đèn trong phòng tắt đi. Dùng hoạt động này để giúp các em thấy rằng đối với nhiều người, Giáo Hội chân chính của Đấng Cứu Rỗi đang ở trong sự “mù mịt” và “tối tăm.” Làm thế nào chúng ta có thể giúp người khác học biết về Giáo Hội?

Giáo Lý và Giao Ước 1:37–38

Lời của Chúa tồn tại vĩnh viễn.

Anh chị em có thể giúp các em gia tăng đức tin của chúng nơi Chúa Giê Su Ky Tô bằng cách giảng dạy cho các em rằng lời của Ngài là chắc chắn và đáng tin cậy.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Giúp các em so sánh những thứ tạm thời, như một miếng bọt hoặc một bông tuyết, với những thứ dường như vĩnh viễn, như một ngọn núi hoặc mặt trời. Yêu cầu các em tìm trong các câu 37–38 một điều gì đó mà Chúa phán là vĩnh viễn. Tại sao là một phước lành để biết rằng lời của Thượng Đế “sẽ không qua đi”?

  • Giúp các em hiểu rằng “tiếng nói của tôi tớ ta” bao gồm tiếng nói của các vị sứ đồ và tiên tri. Giúp các em tìm “những lời tiên tri và những lời hứa” trong một bài nói chuyện của đại hội trung ương gần đây bởi một trong những tôi tớ của Chúa. Chia sẻ chứng ngôn của anh chị em rằng những lời này được soi dẫn bởi Chúa và “sẽ đều được ứng nghiệm.”

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học Tập ở Nhà

Ôn lại với các em những gì chúng đã học hôm nay, và mời các em chọn ra một điều mà chúng cảm thấy tất cả mọi người nên biết. Khuyến khích các em chia sẻ điều đó với một người bạn hoặc một người trong gia đình.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy của Chúng Ta

Trẻ em học hỏi theo nhiều cách thức. “Không phải tất cả các trẻ em đều giống nhau, và đứa trẻ nào cũng đang phát triển rất nhanh. Những nỗ lực của các anh chị em để dạy trẻ em sẽ hiệu quả nhất khi các anh chị em sử dụng các phương pháp giảng dạy khác nhau,” bao gồm các câu chuyện, dụng cụ trợ huấn, và âm nhạc (Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 25).

In