Giáo Lý và Giao Ước năm 2021
Ngày 11–17 tháng Một. Giáo Lý và Giao Ước 2; Joseph Smith—Lịch Sử 1:27–65: “Lòng Con Cái Sẽ Trở Lại Cùng Những Người Cha Mình”


“Ngày 11–17 tháng Một. Giáo Lý và Giao Ước 2; Joseph Smith—Lịch Sử 1:27–65: ‘Lòng Con Cái Sẽ Trở Lại Cùng Những Người Cha Mình,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Giáo Lý và Giao Ước năm 2021 (năm 2020)

“Ngày 11–17 tháng Một. Giáo Lý và Giao Ước 2; Joseph Smith—Lịch Sử 1:27–65,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Giáo Lý và Giao Ước năm 2021

Hình Ảnh
Mô Rô Ni hiện đến cùng Joseph Smith

He Called Me by Name (Ông Gọi Tên Tôi), tranh do Michael Malm họa

Ngày 11–17 tháng Một

Giáo Lý và Giao Ước 2; Joseph Smith—Lịch Sử 1:27–65

“Lòng Con Cái Sẽ Trở Lại cùng Những Người Cha Mình”

Hãy bắt đầu sự chuẩn bị của anh chị em bằng việc đọc Giáo Lý và Giao Ước 2Joseph Smith—Lịch Sử 1:27–65. Những ý tưởng trong đề cương này có thể giúp anh chị em giảng dạy những lẽ thật trong những đoạn này.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Anh chị em có thể bắt đầu lớp học bằng việc yêu cầu các em chia sẻ những gì chúng biết về việc thiên sứ Mô Rô Ni hiện đến cùng Joseph Smith.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Nhỏ Tuổi

Joseph Smith—Lịch Sử 1:27–54

Cha Thiên Thượng đã kêu gọi Joseph Smith để giúp Ngài trong công việc của Ngài.

Sự cảm kích của các em dành cho Tiên Tri Joseph Smith có thể gia tăng khi các em học về công việc mà Thượng Đế đã kêu gọi ông làm.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Trưng bày một bức tranh Mô Rô Ni hiện đến cùng Joseph Smith (xin xem Sách Họa Phẩm Phúc Âm, số 91). Yêu cầu các em chỉ ra những điểm mà các em để ý trong bức tranh này. Hãy tóm lược câu chuyện về những lần Mô Rô Ni hiện đến cùng Joseph. Khi cần, xin tham khảo Joseph Smith—Lịch Sử 1:27–54 và “Chương 3: Thiên Sứ Mô Rô Ni và các Bản Khắc Bằng Vàng” (Các Câu Chuyện Giáo Lý và Giao Ước, trang 13–17). Mời các em đóng giả làm Joseph Smith ở những điểm khác nhau trong câu chuyện bằng cách khoanh tay lại như thể đang cầu nguyện, giả vờ leo lên đồi Cơ Mô Ra, và vân vân.

  • Hãy đọc to Joseph Smith—Lịch Sử 1:33 và yêu cầu các em đứng lên khi nghe cụm từ “Thượng Đế có một công việc giao cho tôi thực hiện.” Thượng Đế muốn Joseph phải làm gì? Ngài phán bảo chúng ta phải làm gì? Hãy để các em vẽ tranh về những điều mà Thượng Đế muốn các em làm, như cầu nguyện, phục vụ, hoặc đọc thánh thư.

Giáo Lý và Giao Ước 2

Ê Li đã ban cho Joseph Smith quyền năng để gắn bó gia đình lại với nhau.

Việc học hỏi về quyền năng gắn bó đã được phục hồi qua Joseph Smith có thể giúp các em biết ơn các phước lành của gia đình vĩnh cửu.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Giúp các em nói tên “Ê Li” vài lần. Yêu cầu các em lắng nghe cái tên này khi anh chị em đọc Giáo Lý và Giao Ước 2:1. Hãy giải thích rằng đây là những lời của Mô Rô Ni dành cho Joseph Smith, và chúng giảng dạy rằng Ê Li sẽ đến để phục hồi thẩm quyền chức tư tế. Ê Li sau này thực sự đã hiện đến cùng Joseph ở Đền Thờ Kirtland và ban cho Vị Tiên Tri quyền năng để gắn bó gia đình lại với nhau.

  • Mời các em kể cho anh chị em một điều gì đó mà chúng yêu thích về gia đình mình. Trưng bày một bức hình về gia đình bên cạnh một ngôi đền thờ—gia đình của chính anh chị em, nếu có thể (hoặc xem Sách Hoạ Phẩm Phúc Âm, số 120). Làm chứng rằng Cha Thiên Thượng muốn gia đình được ở cùng nhau mãi mãi, và đây là một trong những lý do tại sao Ngài đã ban cho chúng ta các đền thờ.

Giáo Lý và Giao Ước 2

Việc học biết về tổ tiên của mình có thể mang lại cho tôi niềm vui.

Ngay cả các trẻ em nhỏ tuổi có thể trở nên hăng hái và cảm nhận được niềm vui về lịch sử gia đình.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Mời một phụ huynh của một em đến lớp và chia sẻ một câu chuyện về một tổ tiên (và trưng bày hình ảnh nếu có). Nói về niềm vui anh chị em cảm nhận được khi học biết về lịch sử gia đình mình.

  • Đưa cho mỗi em một trái tim bằng giấy. Giúp các em viết lên đó tên của chúng và những từ “tôi hứa sẽ nhớ đến các tổ tiên của mình”. Đọc Giáo Lý và Giao Ước 2:2, và giải thích rằng Ê Li đã đến để hướng lòng chúng ta về với tổ tiên của mình.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Lớn Tuổi

Joseph Smith—Lịch Sử 1:28–29

Tôi có thể cầu nguyện để được tha thứ.

Các trẻ em mà anh chị em giảng dạy đôi lúc có thể cảm thấy “mặc cảm tội lỗi về những yếu đuối và mặc cảm [của chúng]” (Joseph Smith—Lịch Sử 1:29) như Joseph Smith đã từng. Hãy giúp các em biết được rằng chúng có thể hướng về Cha Thiên Thượng để được tha thứ.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Đọc cùng các em Joseph Smith—Lịch Sử 1:29. Joseph Smith đã cảm thấy như thế nào về những lỗi lầm của mình? Ông đã làm gì về những lỗi lầm đó? Chúng ta có thể học được gì từ tấm gương của Joseph mà có thể giúp đỡ chúng ta khi chúng ta lầm lỗi? Hỏi các em xem chúng cảm thấy như thế nào khi biết rằng Joseph đã được Thượng Đế kêu gọi mặc dù ông không hoàn hảo.

  • Vì sao việc nghĩ về “vị thế của chúng ta trước [Thượng Đế]” lại quan trọng? (Joseph Smith—Lịch Sử 1:29). Hãy kể cho các em nghe anh chị em làm gì khi tự nghĩ về vị thế của anh chị em trước Thượng Đế.

Joseph Smith—Lịch Sử 1:30–54

Joseph Smith được Thượng Đế kêu gọi để làm một công việc quan trọng.

Việc học tập thông điệp của Mô Rô Ni dành cho Joseph Smith có thể giúp các em củng cố chứng ngôn của mình về sự kêu gọi thiêng liêng của Joseph.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Mời các em đóng diễn hoặc vẽ tranh về các sự kiện từ Joseph Smith—Lịch Sử 1:30–54, như Mô Rô Ni hiện đến cùng Joseph (các câu 30–47), Joseph nói chuyện với cha của ông (các câu 48–50), và Joseph tìm kiếm các bảng khắc (các câu 51–54). Chúng ta học được gì từ câu chuyện này về công việc mà Joseph được kêu gọi để làm?

  • Cùng đọc với các em Joseph Smith—Lịch Sử 1:33–35, và yêu cầu các em lắng nghe xem Mô Rô Ni muốn Joseph biết điều gì về công việc mà Joseph được kêu gọi để làm. Chúng ta đã được ban phước như thế nào bởi vì Joseph Smith đã làm tròn công việc của ông với vai trò là người phiên dịch Sách Mặc Môn? Mời các em đọc Sách Mặc Môn thường xuyên.

Giáo Lý và Giao Ước 2

Cha Thiên Thượng muốn gia đình được gắn bó trong đền thờ.

Mô Rô Ni đã nói với Joseph Smith rằng Ê Li sẽ đến để “tiết lộ … Chức Tư Tế” (câu 1). Điều này ám chỉ đến quyền năng gắn bó của chức tư tế mà cho phép gia đình được đoàn tụ trong thời vĩnh cửu và cho phép chúng ta tiếp nhận các giáo lễ cho tổ tiên chúng ta trong đền thờ.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Yêu cầu các em đọc lời tiên tri trong Giáo Lý và Giao Ước 2:1. Yêu cầu các em tìm xem ai là người Chúa sẽ phái đến vào những ngày sau cùng và người này sẽ tiết lộ điều gì. Trưng bày một bức tranh của Ê Li trong Đền Thờ Kirtland (xin xem Sách Hoạ Phẩm Phúc Âm, số 95), và thảo luận xem lời tiên tri này đã được ứng nghiệm như thế nào vào 13 năm sau sự hiện đến của Mô Rô Ni (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 110:13–15).

  • Hãy giải thích rằng Ê Li đã phục hồi các chìa khoá chức tư tế mà cho phép các gia đình được gắn bó với nhau vĩnh cửu. Cho thấy một vài món đồ mà có thể giúp các em hiểu việc gắn bó có nghĩa là gì, chẳng hạn như một lon thức ăn hoặc một túi lưu trữ bằng nhựa có khoá kéo. Làm thế nào mà những vật này giúp chúng ta hiểu ý nghĩa của việc một gia đình được làm lễ gắn bó?

  • Trưng bày một bức hình của một ngôi đền thờ và giúp các em kể ra một vài điều chúng ta làm trong đền thờ. Hãy giải thích rằng phép báp têm cho người chết, hôn nhân vĩnh cửu, và lễ gắn bó gia đình trong đền thờ đều có thể được thực hiện nhờ có các chìa khoá chức tư tế mà Ê Li đã phục hồi.

  • Mời một em thiếu nữ hoặc thiếu niên trong tiểu giáo khu đến chia sẻ một kinh nghiệm khi em ấy đã tìm ra tên của một tổ tiên và được làm phép báp têm thay cho tổ tiên đó trong đền thờ.

    Hình Ảnh
    Đền Thờ Palmyra New York

    Gia đình được làm lễ gắn bó trong đền thờ bởi quyền năng đã được phục hồi qua Ê Li.

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học Tập ở Nhà

Khuyến khích các em xin cha mẹ kể cho chúng nghe một câu chuyện về một trong những tổ tiên hoặc giúp cha mẹ chuẩn bị một món ăn ưa thích của tổ tiên và cùng ăn với nhau.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy của Chúng Ta

Giúp trẻ em học hỏi từ thánh thư. Để giúp trẻ em nhỏ tuổi học hỏi từ thánh thư, hãy tập trung vào một câu thánh thư duy nhất hoặc thậm chí chỉ một cụm từ then chốt. Anh chị em có thể mời các em đứng dậy hoặc giơ tay lên khi chúng nghe thấy từ hay cụm từ đó. (Xin xem Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 21.)

In