Giáo Lý và Giao Ước năm 2021
Ngày 6–12 tháng Chín. Giáo Lý và Giao Ước 98–101: “Hãy Yên Tâm và Hiểu Rằng Ta Là Thượng Đế”


“Ngày 6–12 tháng Chín. Giáo Lý và Giao Ước 98–101: ‘Hãy Yên Tâm và Hiểu Rằng Ta Là Thượng Đế,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Giáo Lý và Giao Ước năm 2021 (năm 2020)

“Ngày 6–12 tháng Chín. Giáo Lý và Giao Ước 98–101,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: năm 2021

Các Thánh Hữu chạy trốn khỏi đám đông khủng bố

Tranh của C. C. A. Christensen (1831–1912), Saints Driven from Jackson County Missouri (Các Thánh Hữu Bị Đuổi ra khỏi Hạt Jackson, Missouri), hoàn thành vào khoảng năm 1878, tranh màu keo trên vải muxơlin, 196 × 287 centimét. Bảo Tàng Nghệ Thuật Đại Học Brigham Young University, món quà từ cháu của C. C. A. Christensen, năm 1970

Ngày 6–12 tháng Chín

Giáo Lý và Giao Ước 98–101

“Hãy Yên Tâm và Hiểu Rằng Ta Là Thượng Đế”

Những thông điệp nào mà các em trong lớp của anh chị em cần nghe trong tuần này? Làm thế nào mà các nguyên tắc trong Giáo Lý và Giao Ước 98–101 có thể giúp các em trở thành những môn đồ tốt hơn của Chúa Giê Su Ky Tô?

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Khuyến khích các em chia sẻ một điều mà chúng đã học trong Giáo Lý và Giao Ước ở nhà hoặc trong Hội Thiếu Nhi. Hỏi các em xem chúng thích điều gì nhất về việc học hỏi từ Giáo Lý và Giao Ước.

hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Nhỏ Tuổi

Giáo Lý và Giao Ước 98:39–40

Tôi có thể tha thứ cho những người không tử tế đối với tôi.

Chúa đã phán bảo các Thánh Hữu bị ngược đãi ở Hạt Jackson, Missouri, phải tha thứ cho những người đã làm tổn thương họ. Khi anh chị em giảng dạy cho các trẻ em về tầm quan trọng của sự tha thứ, hãy chắc chắn để các em cũng hiểu rằng nếu một ai đó làm tổn thương chúng, thì chúng nên luôn luôn nói cho một người lớn đáng tin cậy biết.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Để giúp các em hiểu về những thử thách mà các Thánh Hữu ở Si Ôn đang gặp phải, hãy chia sẻ với các em Chương 34: Thượng Đế Cảnh Báo Những Người Dân Si Ôn” (Các Câu Chuyện Giáo Lý và Giao Ước, trang 128–131, hoặc đoạn video tương ứng trên trang ChurchofJesusChrist.org). Đọc to Giáo Lý và Giao Ước 98:39–40 và yêu cầu các em lắng nghe xem Chúa đã phán bảo các Thánh Hữu phải làm gì khi kẻ thù của họ xin được tha thứ. Tại sao Chúa Giê Su muốn chúng ta tha thứ cho người khác, thậm chí cho những người không tử tế với chúng ta?

  • Đặt một bức hình của khuôn mặt tươi cười trên một bức tường và một khuôn mặt buồn bã ở bức tường đối diện. Chia sẻ với các em về những tình huống khác nhau mà trong đó có một người không tử tế (anh chị em có thể tìm kiếm một vài câu chuyện trong tạp chí Liahona). Gợi ý những cách mà chúng ta có thể phản ứng với những hành động không tử tế, và giúp các em quyết định xem mỗi phản ứng đó sẽ làm cho chúng vui hay buồn. Mời các em chỉ vào khuôn mặt tương ứng trên tường.

Giáo Lý và Giao Ước 101:16

Chúa Giê Su Ky Tô có thể mang sự bình an đến cho tôi.

Khi các Thánh Hữu đang chịu sự ngược đãi, Chúa đã an ủi họ bằng việc phán rằng: “Hãy yên tâm và hiểu rằng ta là Thượng Đế.” Hãy xem xét cách mà lời khuyên dạy này có thể giúp ích cho các trẻ em mà anh chị em giảng dạy.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Mời các em lắc lư trên ghế ngồi của chúng. Sau đó yêu cầu các em dừng lại khi anh chị em giơ cao một bức hình của Đấng Cứu Rỗi và nói cụm từ: “Hãy yên tâm và hiểu rằng ta là Thượng Đế.” (Giáo Lý và Giao Ước 101:16). Hãy lặp lại sinh hoạt này một vài lần. Giải thích rằng khi cuộc sống trở nên khó khăn cho các Thánh Hữu trong thời kỳ của Joseph Smith, thì Chúa Giê Su đã muốn họ hãy yên tâm và tin cậy Ngài thay vì lo lắng. Chúa Giê Su có thể giúp chúng ta như thế nào khi chúng ta gặp khó khăn?

  • Cùng nhau hát một bài hát về sự trang nghiêm. Giúp các em nhận ra rằng những cảm giác bình an đến khi chúng ta yên lặng và nghĩ về Chúa Giê Su—ví dụ, khi chúng ta cầu nguyện hoặc dự phần Tiệc Thánh.

  • Giúp các em thực hiện trang sinh hoạt của tuần này. Trong khi các em tô màu, hãy nói với chúng về cách mà việc suy nghĩ về Chúa Giê Su Ky Tô đã giúp anh chị em cảm nhận sự bình an như thế nào, ngay cả trong những lúc khó khăn.

    Chúa Giê Su Ky Tô

    Chi tiết từ bức tranh Christ and the Rich Young Ruler (Đấng Ky Tô và Người Trai Trẻ Giàu Có Quyền Quý), do Heinrich Hofmann họa

hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Lớn Tuổi

Giáo Lý và Giao Ước 98:1–3, 11–14; 101:16

Những thử thách có thể giúp tôi trở nên giống Chúa Giê Su Ky Tô hơn.

Khi trẻ em gặp thử thách trong suốt cuộc đời của chúng, thì chúng sẽ cần có đức tin rằng Đấng Cứu Rỗi có thể giúp đỡ chúng trong suốt những thử thách của chúng và rằng những thử thách đó có thể “hiệp lại làm lợi ích cho [chúng]” (Giáo Lý và Giao Ước 98:3).

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Yêu cầu các em giúp anh chị em liệt kê lên trên bảng một số thử thách mà một đứa trẻ trong lứa tuổi của chúng có thể gặp phải. Kể cho các em nghe về một số thử thách của các Thánh Hữu đang sống ở Hạt Jackson, Missouri, vào năm 1833 (xin xem các chương 34 và 35 trong sách Các Câu Chuyện Giáo Lý và Giao Ước, trang 128–134). Chúng sẽ đưa ra những lời khuyên nào cho một đứa trẻ đang trải qua những thử thách này? Yêu cầu các em đọc Giáo Lý và Giao Ước 98:1–3, 11–14 và tìm kiếm sự hướng dẫn từ Chúa. Làm cách nào mà các em có thể tuân theo lời khuyên dạy này khi đối mặt với thử thách giống như những thử thách được liệt kê trên bảng?

  • Mời các em ngồi im lặng và yên tĩnh hết mức có thể trong một vài phút trong lúc nhìn vào một bức hình của Đấng Cứu Rỗi hoặc lắng nghe một bài hát về Ngài. Sau đó mời các em chia sẻ điều chúng cảm nhận và trải nghiệm được trong lúc giữ yên lặng. Đọc Giáo Lý và Giao Ước 101:16. Việc giữ yên lặng và nghĩ về Chúa Giê Su có thể giúp chúng ta như thế nào? Giúp các em hiểu mối liên kết giữa sự yên lặng trang nghiêm với khả năng của chúng ta để cảm nhận Thánh Linh và nghĩ về Chúa Giê Su.

Giáo Lý và Giao Ước 98:23, 39–40

Chúa Giê Su muốn tôi tha thứ cho những người không tử tế đối với mình.

Chúng ta được truyền lệnh phải yêu thương lẫn nhau, phải tha thứ cho người khác “bảy mươi lần bảy,” và phải đưa má bên kia cho họ vả (xin xem Ma Thi Ơ 5:39, 43–44; 18:21–22). Làm cách nào anh chị em có thể sử dụng các câu thánh thư này để dạy những lẽ thật này cho các em?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Kể cho các em nghe về những sự ngược đãi mà đã xảy ra ở Hạt Jackson, Missouri, vào năm 1833 (xin xem các chương 34 và 35 trong sách Các Câu Chuyện Giáo Lý và Giao Ước, trang 128–134). Hỏi các em xem chúng sẽ cảm thấy như thế nào nếu chúng là các tín hữu của Giáo Hội vào thời điểm đó. Mời các em đọc Giáo Lý và Giao Ước 98:23, 39–40 và tìm kiếm điều Chúa muốn các Thánh Hữu phải làm. Tại sao việc tha thứ cho những người đã làm tổn thương chúng ta có thể là khó khăn? Chúng ta được ban phước như thế nào khi làm điều đó?

  • Hỏi các em xem chúng có thể nghĩ về một lúc mà Chúa Giê Su Ky Tô hoặc một người nào đó trong thánh thư đã làm điều mà Giáo Lý và Giao Ước 98:23 dạy hay không. Để cho các em một ví dụ, hãy trưng bày bức hình Chúa Bị Đóng Đinh (chẳng hạn như Sách Họa Phẩm Phúc Âm, số 57). Yêu cầu các em chia sẻ điều chúng biết về Sự Đóng Đinh Đấng Cứu Rỗi (xin xem Lu Ca 23). Mời các em đọc Lu Ca 23:34. Làm thế nào chúng ta có thể noi theo tấm gương của Chúa Giê Su Ky Tô?

Giáo Lý và Giao Ước 101:23–32, 36, 38

Qua Chúa Giê Su Ky Tô, tôi có thể tìm thấy niềm vui.

Cuộc sống không có nghĩa là không có khó khăn, nhưng anh chị em có thể giúp các em nhận ra rằng chúng vẫn có thể tìm thấy niềm vui trọn vẹn qua Chúa Giê Su Ky Tô.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Đổ nước vào trong một cái ly. Yêu cầu các em kể ra những điều mà Đấng Cứu Rỗi đã làm cho chúng ta để chúng ta có thể có niềm vui, và mời các em bỏ một viên sỏi vào trong ly cho mỗi điều chúng kể ra cho tới khi ly đầy sỏi. Cùng đọc với các em Giáo Lý và Giao Ước 101:36 và yêu cầu các em tìm kiếm cách thức mà chúng có thể có được niềm vui trọn vẹn. Chúng ta có thể làm một số điều gì để “tìm kiếm … Chúa” (câu 38) để chúng ta có thể có niềm vui mà Ngài muốn ban cho chúng ta?

  • Giải thích rằng Giáo Lý và Giao Ước 101:23–32 dạy về cuộc sống sẽ như thế nào khi Chúa Giê Su Ky Tô tái lâm. Khi cùng nhau đọc những câu này, hãy thảo luận về những điều mà các em nghĩ rằng sẽ mang cho chúng ta niềm vui khi Ngài đến. Tại sao việc biết về những điều này là có ích khi chúng ta đang gặp khó khăn?

hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học Tập ở Nhà

Giúp các em chọn ra một câu thánh thư từ Giáo Lý và Giao Ước 98–101 mà các em muốn chia sẻ với gia đình mình. Giúp các em hoạch định cách để chia sẻ điều chúng thích về câu thánh thư đó.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Cải thiện với tư cách là một giảng viên giống như Đấng Ky Tô. Suy ngẫm về những cách thức mà anh chị em có thể trở thành một giảng viên giống như Đấng Ky Tô hơn. Cân nhắc sử dụng những câu hỏi đánh giá cá nhân ở trang 37 của sách Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi để giúp anh chị em cải thiện.