“Ngày 30 tháng Tám–Ngày 5 tháng Chín. Giáo Lý và Giao Ước 94–97: ‘Dành Cho Sự Cứu Rỗi Si Ôn,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Giáo Lý và Giao Ước năm 2021 (năm 2020)
“Ngày 30 tháng Tám–Ngày 5 tháng Chín. Giáo Lý và Giao Ước 94–97,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: năm 2021
Ngày 30 tháng Tám–Ngày 5 tháng Chín
Giáo Lý và Giao Ước 94–97
“Dành Cho Sự Cứu Rỗi Si Ôn”
Tìm kiếm sự soi dẫn để biết các nguyên tắc nào từ các tiết 94–97 mà anh chị em cần nhấn mạnh khi giảng dạy. Anh chị em có thể thích ứng các ý tưởng sinh hoạt dành cho các em nhỏ tuổi khi dạy các em lớn tuổi, và ngược lại.
Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em
Mời Chia Sẻ
Cho các em thấy một bức hình đền thờ và mời các em chia sẻ những điều chúng biết về đền thờ. Các em cũng có thể nói về những cảm nhận của chúng khi nhìn thấy một đền thờ.
Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Nhỏ Tuổi
Giáo Lý và Giao Ước 95:8; 97:15–16
Đền thờ là ngôi nhà của Chúa.
Ngay cả các trẻ em ở Kirtland cũng đã giúp đỡ, trong những cách thức nhỏ nhoi nhưng đầy ý nghĩa, để xây dựng Đền Thờ Kirtland. Giúp các trẻ em mà anh chị em giảng dạy củng cố tình yêu thương của chúng đối với ngôi nhà thánh của Chúa.
Các Sinh Hoạt Khả Thi
-
Cho thấy một bức hình của Đền Thờ Kirtland (xin xem đại cương của tuần này trong tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình). Sử dụng những cụm từ trong Giáo Lý và Giao Ước 95:8 để dạy các em về lệnh truyền của Chúa để xây dựng đền thờ này. Hãy để cho các em thay phiên nhau cầm bức hình và nói: “Đền thờ là ngôi nhà của Chúa.”
-
Nói với các em rằng trên mỗi đền thờ đều có viết “Thánh cho Chúa. Nhà của Chúa.” Nếu có thể, hãy cho các em thấy một bức hình của những từ này trên một đền thờ. Tại sao đền thờ là một nơi đặc biệt? Đọc các cụm từ trong Giáo Lý và Giao Ước 97:15–16 mà dạy về việc đền thờ là nhà của Chúa, và chia sẻ những cảm nhận của anh chị em về đền thờ.
-
Mời các em giả vờ là chúng đang giúp xây dựng một đền thờ (chẳng hạn như cắt gỗ, đóng đinh, sơn tường, và vân vân). Giải thích tầm quan trọng của đền thờ đối với Chúa, sự vất vả của các Thánh Hữu để xây dựng Đền Thờ Kirtland, và những hy sinh mà họ đã dành ra cho việc đó.
-
Cùng nhau hát một bài hát để giúp các em cảm thấy tôn kính đối với ngôi nhà của Chúa. Hãy để các em chia sẻ những cảm nghĩ của chúng về đền thờ.
Tôi có thể thành thật.
Trong Giáo Lý và Giao Ước 97:8, Chúa đã nhìn nhận sự thành thật như một đức tính của những người “được [Ngài] chấp nhận.”
Các Sinh Hoạt Khả Thi
-
Giải thích cho các em rằng Thượng Đế đã phán dạy rằng khi chúng ta thành thật, thì Ngài chấp nhận chúng ta (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 97:8). Chia sẻ với các em một vài câu chuyện ngắn để giúp các em hiểu sự thành thật có nghĩa là gì. Các câu chuyện này có thể đến từ cuộc sống riêng của anh chị em, của một người nào đó mà anh chị em biết, hoặc từ Liahona. Giúp các em kể lại những câu chuyện này cho anh chị em nghe hoặc chia sẻ những kinh nghiệm về sự thành thật trong cuộc sống của chúng.
-
Giúp các em học cụm từ đầu tiên của tín điều thứ mười ba: “Chúng tôi tin ở sự lương thiện.” Giúp các em đóng diễn những ví dụ của việc thành thật và việc không thành thật. Ví dụ, các em có thể đóng diễn việc lấy một vật gì đó từ một người anh/chị/em và nói với cha mẹ rằng chúng đã không lấy đồ vật đó. Sau đó giúp các em đóng diễn cùng một tình huống như vậy mà trong đó các em nói thật với cha mẹ chúng. Giải thích rằng việc này có nghĩa là thành thật.
Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Lớn Tuổi
Giáo Lý và Giao Ước 95:1–3, 8, 11–17; 97:10–17
Đền thờ là ngôi nhà của Chúa.
Suy ngẫm về cách mà anh chị em có thể sử dụng những câu này để giúp các em hiểu tầm quan trọng của đền thờ đối với Chúa—và đối với tất cả chúng ta.
Các Sinh Hoạt Khả Thi
-
Yêu cầu các em thảo luận về những lần chúng phải làm một điều gì đó nhưng đã không làm ngay lập tức. Giúp một em đọc to Giáo Lý và Giao Ước 95:3, 8 và hỏi các em xem các Thánh Hữu đã không tuân theo lệnh truyền nào của Chúa. Cùng nhau đọc câu 11. Các Thánh Hữu đã cần phải làm gì để họ có thể xây dựng đền thờ? Chúng ta có thể học được điều gì về lời hứa của Chúa dành cho họ?
-
Trên những tấm thẻ, hãy viết các nguyên tắc về đền thờ trong Giáo Lý và Giao Ước 95 và 97, cùng với các câu thánh thư tham khảo tương ứng, và đặt các tấm thẻ vào trong một cái túi. Ví dụ: Việc xây dựng đền thờ đòi hỏi sự hy sinh (Giáo Lý và Giao Ước 97:11–12) và Chúng ta phải xứng đáng để bước vào đền thờ (Giáo Lý và Giao Ước 97:15–17). Chia các em ra thành từng cặp. Hãy để mỗi cặp rút một tấm thẻ ra từ trong túi và sau đó làm việc cùng nhau để đọc câu thánh thư trên thẻ và thảo luận về ý nghĩa của nguyên tắc đó đối với các em. Giúp các em hiểu điều chúng đang đọc nếu cần.
-
Mời một thiếu niên hoặc thiếu nữ từ tiểu giáo khu hoặc chi nhánh của anh chị em mà đã từng đi đền thờ đến để chia sẻ kinh nghiệm của em ấy và nói cho các trẻ em về điều chúng có thể làm để chuẩn bị cho đền thờ.
-
Sử dụng bài viết “Con Đường của Các Em dẫn đến Đền Thờ” (trong Các Đền Thờ của Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô [số báo đặc biệt của tạp chí Liahona, tháng Mười năm 2010], trang 72–75) để giúp các em hiểu về những điều diễn ra bên trong đền thờ và cách mà chúng có thể chuẩn bị. Xem xét cho mỗi em đọc một phần trong bài viết và để các em chia sẻ điều chúng học được.
-
Cho các em thấy các bức hình đền thờ và mời các em chia sẻ cảm nghĩ của chúng về việc được đi đền thờ một ngày nào đó.
-
Giáo Lý và Giao Ước 97:1–2, 8–9, 21
Si Ôn là “những kẻ có tấm lòng thanh khiết.”
Giúp các em hiểu rằng Si Ôn không chỉ là một nơi chốn; mà nó còn là “những kẻ có tấm lòng thanh khiết” (Giáo Lý và Giao Ước 97:21).
Các Sinh Hoạt Khả Thi
-
Mời các em đọc Giáo Lý và Giao Ước 97:21, và hỏi chúng xem từ “thanh khiết” có nghĩa là gì. Để minh họa, hãy cho các em thấy một ly nước sạch, và thảo luận tại sao việc có nước sạch là quan trọng. Thêm một thứ gì đó vào trong nước mà làm cho nó không còn trong sạch (chẳng hạn như bụi đất hoặc hạt tiêu). Mời các em đọc lại Giáo Lý và Giao Ước 97:21 và đặt ngón tay của chúng lên từ “thanh khiết.” Việc tấm lòng của chúng ta được thanh khiết có nghĩa là gì? Giúp các em hiểu rằng việc có tấm lòng thanh khiết không có nghĩa là chúng ta không bao giờ lầm lỗi. Chúng ta có thể làm gì để có tấm lòng thanh khiết hơn? Đấng Cứu Rỗi có thể giúp chúng ta như thế nào?
-
Giúp các em tra cứu Giáo Lý và Giao Ước 97:1–2, 8–9, 21 nhằm tìm kiếm những từ hoặc cụm từ mà miêu tả cách để trở nên thanh khiết trong lòng. Yêu cầu các em chọn ra một từ hoặc cụm từ, viết nó lên trên một mảnh giấy, và đặt nó vào trong một hộp đựng. Rút ra từng mảnh giấy một, và yêu cầu các em đề nghị những điều mà chúng có thể làm để áp dụng ý kiến đó vào cuộc sống của chúng. Ví dụ, chúng ta có thể làm gì để “tìm ra lẽ thật” (câu 1) hoặc trở nên “chân thật” hơn (câu 8)?
Khuyến Khích Việc Học Tập ở Nhà
Khuyến khích các em sử dụng trang sinh hoạt của tuần này để chia sẻ với gia đình chúng về những điều chúng học được hôm nay về đền thờ.