Giáo Lý và Giao Ước năm 2021
Ngày 4–10 tháng Mười. Giáo Lý và Giao Ước 111–114: “Ta Sẽ Thu Xếp Tất Cả Mọi Điều Tốt Đẹp Cho Sự Lợi Ích Của Các Ngươi”


“Ngày 4–10 tháng Mười. Giáo Lý và Giao Ước 111-114: ‘Ta Sẽ Thu Xếp Tất Cả Mọi Điều Tốt Đẹp Cho Sự Lợi Ích Của Các Ngươi,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Giáo Lý và Giao Ước năm 2021 (năm 2020)

“Ngày 4–10 tháng Mười. Giáo Lý và Giao Ước 111–114,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: năm 2021

Joseph Smith đang thuyết giảng

Ngày 4–10 tháng Mười

Giáo Lý và Giao Ước 111–114

“Ta Sẽ Thu Xếp Tất Cả Mọi Điều Tốt Đẹp Cho Sự Lợi Ích Của Các Ngươi”

Chị Cheryl A. Esplin, cựu cố vấn trong Chủ Tịch Đoàn Trung Ương Hội Thiếu Nhi, đã dạy rằng chúng ta nên “[giúp] con cái chúng ta tiếp nhận giáo lý vào lòng theo cách để cho giáo lý đó … cho thấy ở thái độ và hành vi của chúng trong suốt cuộc sống của chúng” (“Dạy cho Con Cái Chúng Ta Hiểu,” Liahona, tháng Năm năm 2012, trang 10).

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Để khuyến khích các em chia sẻ, hãy mang theo một vài đồ vật có liên quan đến một điều gì đó trong bài học trước. Hãy để cho các em thảo luận xem mỗi đồ vật nhắc cho chúng nhớ về điều gì.

hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Nhỏ Tuổi

Giáo Lý và Giao Ước 111:2, 10–11

Những điều của Thượng Đế có thể là một kho tàng đối với tôi.

Khi các em nghĩ về từ kho tàng, chúng có thể liên tưởng đến những thứ khác với các kho tàng được ngụ ý trong Giáo Lý và Giao Ước 111:2, 10. Làm thế nào anh chị em có thể giúp các em học cách quý trọng những điều của Thượng Đế?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Mời các em vẽ điều chúng nghĩ đến khi nghe từ kho tàng. Đối chiếu những điều mà thế gian xem là kho tàng với những điều mà Chúa trân quý (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 111:2, 10–11), chẳng hạn như dân Ngài, sự khôn ngoan và ngay chính, và việc đưa ra những lựa chọn tốt.

  • Giúp các em hoàn thành trang sinh hoạt của tuần này. Chúng ta học được điều gì về Chúa Giê Su từ những điều mà Ngài trân quý? Làm thế nào chúng ta có thể trở nên giống như Ngài hơn?

Giáo Lý và Giao Ước 112:10

Chúa sẽ nắm tay dẫn dắt tôi và đáp lại những lời cầu nguyện của tôi.

Giáo Lý và Giao Ước 112:10 có thể giúp các trẻ em mà anh chị em giảng dạy xây đắp đức tin rằng Chúa Giê Su Ky Tô sẽ dẫn dắt và hướng dẫn chúng trong suốt cuộc đời.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Giúp các em nghĩ về những tình huống mà việc nắm tay một người trong gia đình là quan trọng, như khi băng qua đường hoặc khi an ủi. Các em có thể thích đóng diễn một số ví dụ mà chúng chia sẻ. Đọc Giáo Lý và Giao Ước 112:10. Tại sao chúng ta muốn Chúa “nắm tay dẫn dắt [chúng ta]”?

  • Bịt mắt một trong các em lại, và yêu cầu em ấy đi quanh phòng học khi được một em khác nắm tay dẫn dắt. Hãy nói về một kinh nghiệm mà anh chị em đã cảm nhận được Chúa đang nắm tay dẫn dắt mình.

    Chúa Giê Su bên cạnh một bé trai và mẹ của em

    Arise and Walk (Hãy Đứng Dậy Mà Đi), trang do Simon Dewey họa

Giáo Lý và Giao Ước 112:11

Chúa Giê Su muốn tôi yêu thương tất cả mọi người.

Giúp các em biết rằng Đấng Cứu Rỗi muốn chúng ta yêu thương tất cả mọi người, ngay cả những người có thể không đối xử tử tế với chúng ta.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Khi anh chị em chia sẻ “Chương 41: Rắc Rối ở Kirtland” (Các Câu Chuyện Giáo Lý và Giao Ước , trang 158–160), hãy yêu cầu các em dùng tay để tạo hình trái tim khi chúng nghe về một người nào đó làm điều đúng. Giúp chúng hiểu rằng Chúa muốn chúng ta yêu thương tất cả mọi người, ngay cả những người có thể đưa ra những lựa chọn sai lầm.

  • Vẽ lên trên bảng một khuôn mặt buồn bã, và hỏi các em xem làm cách nào chúng ta có thể bày tỏ tình yêu thương với những người bất hạnh (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 112:11). Khi các em chia sẻ ý kiến, hãy vẽ lại khuôn mặt buồn bã thành một khuôn mặt tươi cười. Chia sẻ chứng ngôn của anh chị em về quyền năng đến từ việc yêu thương người khác. Cùng nhau hát một bài hát về tình yêu thương.

hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Lớn Tuổi

Giáo Lý và Giao Ước 112:10

Tôi có thể khiêm nhường và tìm kiếm sự hướng dẫn từ Thượng Đế.

Cha Thiên Thượng muốn chúng ta phải khiêm nhường để Ngài có thể hướng dẫn chúng ta. Giúp các em hiểu cách mà chúng có thể bày tỏ lòng khiêm nhường trước Thượng Đế qua những việc như cầu nguyện lên Ngài và chấp nhận lời khuyên dạy của Ngài.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Hỏi các em về ý nghĩa của việc khiêm nhường. (Các em có thể đọc “Khiêm Nhường, Lòng” trong tài liệu Trung Thành với Đức Tin [các trang 112–113] nếu cần). Giúp các em nghĩ đến những từ hoặc cụm từ liên quan đến “khiêm nhường”, và mời chúng đọc Giáo Lý và Giao Ước 112:10, thay thế từ “khiêm nhường” trong câu bằng một trong những từ hoặc cụm từ mà chúng nghĩ đến. Tai sao Cha Thiên Thượng muốn chúng ta phải khiêm nhường? Để hiểu biết thêm, các em có thể đọc thêm các đoạn thánh thư được liệt kê dưới mục “Khiêm Nhường, Khiêm Tốn” trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư (scriptures.ChurchofJesusChrist.org).

  • Viết những từ trong Giáo Lý và Giao Ước 112:10 lên trên bảng, và yêu cầu các em đọc to những từ đó. Mời một em gạch dưới những phước lành dành cho những người khiêm nhường được đề cập trong câu này. Khuyến khích các em chia sẻ về những lần mà chúng đã khiêm nhường tìm kiếm sự trợ giúp từ Chúa và đã được Ngài dẫn dắt, chẳng hạn như khi lời cầu nguyện của chúng đã được đáp ứng.

Giáo Lý và Giao Ước 112:11

Chúa Giê Su muốn tôi yêu thương tất cả mọi người.

Chúa Giê Su Ky Tô là tấm gương hoàn hảo trong việc thương yêu người khác, ngay cả những người đã ngược đãi Ngài. Joseph Smith cũng đã phải chịu đựng sự ngược đãi từ những người từng là bạn của ông. Giúp các em nhận ra rằng chúng ta có thể yêu thương người khác cũng như Đấng Cứu Rỗi và Joseph Smith đã làm.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Mời các em thay phiên nhau đọc từ “Chương 41: Rắc Rối ở Kirtland” (Các Câu Chuyện Giáo Lý và Giao Ước, trang 158–160). Những người nào trong câu chuyện này đã làm cho các vấn đề ở Kirtland trở nên tồi tệ hơn? Những người nào đã cố gắng cải thiện các vấn đề này? Mời các em đọc Giáo Lý và Giao Ước 112:11 và thảo luận về lý do tại sao việc yêu thương mọi người là quan trọng.

  • Tại sao việc yêu thương những người khác biệt với chúng ta lại quan trọng? Tại sao Cha Thiên Thượng đã ban cho chúng ta những sự khác biệt? Làm thế nào chúng ta có thể “để cho tình yêu thương [của mình] tràn ngập đến tất cả mọi người,” ngay cả những người khác biệt với chúng ta? Hát với các em một bài hát về việc yêu thương người khác.

  • Giúp các em nghĩ đến những ví dụ về những lúc mà Đấng Cứu Rỗi yêu thương những người đã ngược đãi Ngài (ví dụ, xin xem Lu Ca 23:34).

Giáo Lý và Giao Ước 112:12–15, 26

Những người đã thực sự cải đạo tiến đến sự hiểu biết về Chúa Giê Su Ky Tô.

Việc trở nên cải đạo theo Chúa Giê Su Ky Tô là một tiến trình kéo dài cả cuộc đời, và việc đó bao gồm nhiều hơn là chỉ “[thú nhận] là biết đến danh [Ngài]” (Giáo Lý và Giao Ước 112:26). Giúp các em hiểu rõ hơn về ý nghĩa của việc thực sự biết Đấng Cứu Rỗi.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Chia sẻ với các em rằng vào năm 1837, một số vị Sứ Đồ đã chống đối lại Tiên Tri Joseph Smith. Tại sao việc noi theo vị tiên tri là điều quan trọng? (xin xem câu 15). Giúp các em lập một bản liệt kê những điều mà Chúa phán bảo Thomas B. Marsh, Chủ Tịch của Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ, phải làm (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 112:12–15). Sử dụng bản liệt kê này để thảo luận về cách mà chúng ta có thể trở nên cải đạo hơn theo Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Hỏi các em xem chúng nghĩ gì về ý nghĩa của việc thú nhận là biết Chúa Giê Su Ky Tô nhưng thực ra không biết Ngài (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 112:26). Câu 14 dạy cho chúng ta điều gì mà chúng ta có thể làm để biết rõ Ngài hơn? Giúp các em hiểu ý nghĩa của việc “vác thập tự giá [của chúng ta]” (Bản Dịch Joseph Smith, Ma Thi Ơ 16:25–26 [trong phần phụ lục Kinh Thánh]) hoặc việc “chăn chiên [của Ngài].”

hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học Tập ở Nhà

Mời các em tóm lược điều chúng đã học được trong lớp ngày hôm nay. Giúp các em ghi chú hoặc vẽ tranh để nhắc nhở chúng về điều đã học để chúng có thể chia sẻ điều đó với gia đình của mình.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Các trẻ em tò mò và học hỏi theo nhiều cách thức. Các trẻ em vui thích học hỏi qua những kinh nghiệm mới và khác nhau. Sử dụng các sinh hoạt giúp chúng di chuyển, sử dụng mọi giác quan, khám phá và thử những điều mới. (Xin xem Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 25–26.)