Giáo Lý và Giao Ước năm 2021
Ngày 27 tháng Chín–Ngày 3 tháng Mười. Giáo Lý và Giao Ước 109–110: “Đây Là Nhà Của Ngài, Chốn Thánh Thiện Của Ngài”


“Ngày 27 tháng Chín–Ngày 3 tháng Mười. Giáo Lý và Giao Ước 109–110: ‘Đây Là Nhà Của Ngài, Chốn Thánh Thiện Của Ngài,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Giáo Lý và Giao Ước năm 2021 (năm 2020)

“Ngày 27 tháng Chín–Ngày 3 tháng Mười. Giáo Lý và Giao Ước 109–110,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: năm 2021

Hình Ảnh
Đền Thờ Kirtland

Kirtland Temple (Đền Thờ Kirtland), tranh do Jon McNaughton họa

Ngày 27 tháng Chín–Ngày 3 tháng Mười

Giáo Lý và Giao Ước 109–110

“Đây Là Nhà Của Ngài, Chốn Thánh Thiện Của Ngài”

Để có được các kinh nghiệm thuộc linh trong khi học hỏi Giáo Lý và Giao Ước 109–110 cùng với các em trong lớp của anh chị em, hãy cố gắng trước tiên để có được các kinh nghiệm thuộc linh khi tự mình nghiên cứu những đoạn thánh thư này.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Cho thấy các bức hình mà sẽ giúp các trẻ em nhớ và chia sẻ điều chúng đã học về những nguyên tắc hoặc sự kiện trong Giáo Lý và Giao Ước 109–110. Ví dụ, anh chị em có thể cho thấy một bức hình từ đại cương cho tuần này trong tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Các Cá Nhân và Gia Đình.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Nhỏ Tuổi

Giáo Lý và Giao Ước 109:12–13; 110:1–7

Đền thờ là ngôi nhà của Chúa.

Hãy suy ngẫm về cách mà anh chị em sẽ giúp các em cảm thấy tôn kính ngôi nhà của Chúa và trông đợi ngày mà chúng có thể bước vào “chốn thánh thiện [của Ngài]” (Giáo Lý và Giao Ước 109:13).

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Mời các em kể cho anh chị em một điều gì đó mà chúng yêu thích về ngôi nhà của mình. Cho các em thấy một bức hình của Đền Thờ Kirtland, và sử dụng Giáo Lý và Giao Ước 109:12–13; 110:1–7 để kể cho chúng nghe về ngày mà đền thờ đó được làm lễ cung hiến và trở thành ngôi nhà của Chúa (xin xem thêm “Chương 39: Đền Thờ Kirtland Được Làm Lễ Cung Hiến,” Các Câu Chuyện Giáo Lý và Giao Ước, trang 154). Để cho thấy rằng đền thờ là nhà của Chúa, hãy đọc câu sau đây từ lời cầu nguyện cung hiến mà Joseph Smith đã dâng lên: “Đây là nhà của Ngài, chốn thánh thiện của Ngài” (Giáo Lý và Giao Ước 109:13). Yêu cầu các em chia sẻ một điều gì đó mà chúng yêu thích về đền thờ.

  • Đưa cho mỗi em một bức hình của một đền thờ, hoặc mời chúng vẽ hình một đền thờ. Cùng nhau hát một bài hát về đền thờ. Mời các em giơ cao các bức hình của chúng mỗi khi chúng hát từ “đền thờ.” Chỉ ra cho các em những từ khác trong bài hát mà dạy cho chúng ta một điều gì đó quan trọng về đền thờ. Nói cho các em biết những cảm nhận của anh chị em về đền thờ và làm thế nào mà anh chị em biết được rằng đó là ngôi nhà của Chúa.

Giáo Lý và Giao Ước 110

Các chìa khóa chức tư tế cần thiết để hoàn thành công việc của Thượng Đế đang hiện hữu trong Giáo Hội ngày nay.

Đền Thờ Kirtland là quan trọng trong lịch sử Giáo Hội. Chúa Giê Su Ky Tô đã xuất hiện ở đó, cùng với các vị tiên tri thời xưa. Các vị tiên tri này đã trao những chìa khóa cần thiết của chức tư tế cho Joseph Smith để thực hiện công việc ngày sau của Thượng Đế.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Sử dụng trang sinh hoạt của tuần này hoặc “Chương 40: Các Khải Tượng ở Đền Thờ Kirtland” (Các Câu Chuyện Giáo Lý và Giao Ước, trang 155–157) để kể cho các em nghe về các nhân vật thiên thượng đã thăm viếng đền thờ. Chia sẻ những cụm từ trong Giáo Lý và Giao Ước 110 mà giúp cho anh chị em và các em hiểu sự thiêng liêng của các sự kiện này.

  • Cho các em thấy một số chìa khóa, và thảo luận về công dụng của các chìa khóa. Hãy để cho các em thay phiên nhau cầm những chìa khóa và giả vờ mở một cánh cửa bị khóa. Khi các em làm như vậy, hãy giải thích rằng Joseph Smith đã nhận được các chìa khóa chức tư tế trong Đền Thờ Kirtland. Các chìa khóa này mở ra quyền năng và các phước lành để chúng ta có thể thực hiện công việc của Thượng Đế trong Giáo Hội của Ngài, chẳng hạn như chia sẻ phúc âm và làm công việc đền thờ.

  • Kể về một kinh nghiệm mà đã giúp anh chị em hướng lòng mình về với những tổ tiên của anh chị em. Yêu cầu các em chia sẻ một điều gì đó mà chúng biết về một người ông hoặc bà hoặc một tổ tiên khác.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Lớn Tuổi

Giáo Lý và Giao Ước 109; 110:1–10

Đền thờ là ngôi nhà của Chúa.

Làm cách nào anh chị em có thể chia sẻ với các em về tình yêu thương của anh chị em đối với ngôi nhà của Chúa? Cân nhắc cách mà anh chị em sẽ gây cảm hứng cho các em để chấp nhận sự thử thách của Anh Cả Quentin L. Cook: “dành cho mỗi người chúng ta, cho dù chúng ta sinh sống ở đâu, hãy tưởng tượng mình ở trong đền thờ” (“Hãy Tưởng Tượng Mình ở trong Đền Thờ,” Liahona, tháng Năm năm 2016, trang 98).

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Chọn ra các câu thánh thư từ tiết 109 hoặc 110 mà anh chị em cảm thấy là làm nổi bật các phước lành của đền thờ (một số phước lành đã được gợi ý trong đại cương cho tuần này trong tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình). Liệt kê các phước lành này lên trên bảng, và mời các em tra cứu những câu thánh thư mà anh chị đã chọn để tìm kiếm các phước lành đó. Làm thế nào chúng ta có thể giải thích cho một người nào đó về lý do tại sao đền thờ là quan trọng đối với chúng ta?

  • Yêu cầu các em đọc thầm Giáo Lý và Giao Ước 110:1–10, và mời các em chia sẻ một điều mà chúng đã học được về Chúa Giê Su Ky Tô hoặc về đền thờ từ những câu này. Mời các em vẽ một bức tranh về bản thân chúng và Đấng Cứu Rỗi ở trong đền thờ.

  • Yêu cầu các em tưởng tượng rằng một người bạn đang cố gắng đi tìm ngôi nhà của chúng. Làm thế nào chúng ta có thể giúp người bạn của mình biết được ngôi nhà nào là của chúng ta? Làm thế nào chúng ta biết được rằng đền thờ là ngôi nhà của Chúa? Cùng đọc Giáo Lý và Giao Ước 109:12–13 với các em, và nói cho chúng về cách mà anh chị em biết rằng đền thờ là ngôi nhà của Chúa. Cho thấy các bức hình của đền thờ, và để cho các em chia sẻ những cảm nghĩ của chúng về ngôi nhà của Chúa.

  • Cùng hát với các em “Thánh Linh của Thượng Đế” (Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 28) và nói cho chúng biết rằng bài thánh ca này đã được hát tại buổi lễ cung hiến Đền Thờ Kirtland—và trong các buổi lễ cung hiến đền thờ ngày nay. Tại sao đây là một bài hát phù hợp cho buổi lễ cung hiến Đền Thờ Kirtland?

    Hình Ảnh
    Bên trong Đền Thờ Kirtland

    Mỗi đầu của Đền Thờ Kirtland đều có các bục chủ tọa dành cho các vị lãnh đạo chức tư tế.

Giáo Lý và Giao Ước 110:11–16

Các chìa khóa chức tư tế cần thiết để hoàn thành công việc của Thượng Đế đang hiện hữu trong Giáo Hội ngày nay.

Anh Cả Gary E. Stevenson đã nói: “Tất cả con cái của Cha Thiên Thượng [đã] không tiếp nhận được các giáo lễ cứu rỗi của phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô—cho đến khi một sự phục hồi thiêng liêng đã được thực hiện bởi [Môi Se, Ê Li A, và Ê Li]” (“Các Chìa Khóa và Thẩm Quyền của Chức Tư Tế Ở Đâu?Liahona, tháng Năm năm 2016, trang 30).

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Mời các em tra cứu Giáo Lý và Giao Ước 110:11–16 để tìm tên của ba vị tiên tri thời xưa mà đã xuất hiện trong Đền Thờ Kirtland. Sau đó giúp các em tìm những từ trong các câu này mà miêu tả điều mà mỗi vị tiên tri đã trao cho Joseph Smith và Oliver Cowdery. Anh chị em có thể tìm được một lời mô tả hữu ích trong “Chương 40: Các Khải Tượng ở Đền Thờ Kirtland” (Các Câu Chuyện Giáo Lý và Giao Ước, trang 156–157).

  • Chia sẻ lời mô tả về các chìa khóa chức tư tế này từ Chủ Tịch Russell M. Nelson: “Trong túi của các anh em, có thể có một chìa khoá để vào nhà hay xe của các anh em. Trái lại, các chìa khóa của chức tư tế là vật không thể sờ thấy được. Chúng ‘khởi động’ thẩm quyền của chức tư tế” (“Trách Nhiệm của Chức Tư Tế Cá Nhân,” Liahona, tháng Mười Một năm 2003, trang 45–46). Để minh họa tầm quan trọng của các chìa khóa chức tư tế, hãy thảo luận với các em về các vấn đề của việc thất lạc chìa khóa. Điều này tương tự với các vấn đề của việc thất lạc các chìa khóa chức tư tế như thế nào? Giúp các em hiểu được ai là người nắm giữ các chìa khóa chức tư tế ngày hôm nay và các chìa khóa này được sử dụng như thế nào để mở ra các phước lành cho tất cả các con cái của Thượng Đế (xin xem “Các Chìa Khóa Chức Tư Tế,” Trung Thành với Đức Tin, trang 46).

  • Thảo luận về điều mà chúng ta có thể làm để tham gia vào công việc mà các chìa khóa của Ê Li đã làm cho có thể thực hiện được.

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học Tập ở Nhà

Khuyến khích các em sử dụng trang sinh hoạt của tuần này hoặc bức hình các em đã vẽ trong lớp học để dạy cho gia đình chúng một điều chúng học được hôm nay về đền thờ hoặc chìa khóa chức tư tế.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Tạo ra một bầu không khí trang nghiêm đầy tình yêu thương. “Tấm gương của anh chị em có một ảnh hưởng mạnh mẽ đến thái độ [của các trẻ em]. … Với lời nói và hành động của mình, hãy cho các em thấy rằng anh chị em yêu thích phúc âm và anh chị em quan tâm đến sự phát triển về phần thuộc linh của chúng” (Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 15).

In