Kinh Tân Ước năm 2023
Ngày 30 tháng Mười–Ngày 5 tháng Mười Một. Hê Bơ Rơ 1–6: “Chúa Giê Su Ky Tô, ‘Cội Rễ của Sự Cứu Rỗi Đời Đời’”


“Ngày 30 tháng Mười–Ngày 5 tháng Mười Một. Hê Bơ Rơ 1–6: ‘Chúa Giê Su Ky Tô, “Cội Rễ Của Sự Cứu Rỗi Đời Đời,”’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Kinh Tân Ước năm 2023 (năm 2021)

“Ngày 30 tháng Mười–Ngày 5 tháng Mười Một. Hê Bơ Rơ 1–6,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: năm 2023

Đấng Ky Tô đang đứng cùng một em thiếu nữ

Balm of Gilead (Nhũ Hương của Ga La Át), tranh do Annie Henrie họa

Ngày 30 tháng Mười–Ngày 5 tháng Mười Một

Hê Bơ Rơ 1–6

Chúa Giê Su Ky Tô, “Cội Rễ Của Sự Cứu Rỗi Đời Đời”

Những lẽ thật nào anh chị em tìm thấy trong Hê Bơ Rơ 1–6 mà anh chị em cảm thấy được soi dẫn để giảng dạy cho các em? Hãy chú ý vào những sự thúc giục đến từ Thánh Linh khi anh chị em chuẩn bị, và nhớ viết xuống những sự thúc giục đó.

hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Các em có chấp nhận lời mời vào cuối bài học tuần trước để tìm một câu thánh thư mà chúng có thể chia sẻ không? Nếu có, hãy cho các em thời gian để chia sẻ. Nếu không, hãy giúp các em nghĩ về một điều chúng đã học từ thánh thư gần đây mà chúng có thể chia sẻ.

hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Nhỏ Tuổi

Hê Bơ Rơ 1:1–10; 2:8–10, 17–18

Tôi tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô.

Những câu này có thể giúp các em học thêm về Chúa Giê Su Ky Tô và củng cố mối quan hệ của chúng với Ngài.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Tìm kiếm một số lẽ thật về Chúa Giê Su Ky Tô trong Hê Bơ Rơ 1:1–10; 2:8–10, 17–18, và viết chúng xuống những mảnh giấy. Giấu các mảnh giấy này xung quanh phòng, và mời các em tìm kiếm chúng. Giúp các em đọc những lẽ thật được viết trên các mảnh giấy, và thảo luận về ý nghĩa của những lẽ thật này. Nếu cần thiết, hãy giải thích rằng Chúa Giê Su được gọi là Vị Nam Tử của Thượng Đế vì Cha Thiên Thượng là cha linh hồn lẫn thể xác của Ngài.

  • Giơ cao một bức hình Đấng Cứu Rỗi, và chia sẻ lý do tại sao anh chị em biết ơn Ngài. Hãy để cho mỗi em lần lượt cầm bức hình và chia sẻ tại sao em ấy biết ơn Chúa Giê Su Ky Tô.

Hê Bơ Rơ 3:8

Cha Thiên Thượng muốn chúng ta “chớ cứng lòng [mình].”

Hê Bơ Rơ 3 miêu tả việc dân Y Sơ Ra Ên cứng lòng và từ chối các phước lành của Chúa. Chương này có thể là lời cảnh báo cho tất cả chúng ta để đừng cứng lòng.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Mang đến lớp một vật gì đó dễ thấm nước (như một miếng bọt biển hoặc khăn lau) và một vật gì đó cứng (như một hòn đá). Mời các em chạm vào những vật này và mô tả cảm giác như thế nào khi sờ vào những vật này. Nhỏ vài giọt nước vào mỗi đồ vật, và chỉ ra rằng nhiều nước ngấm vào miếng bọt biển hơn vào hòn đá. Giải thích rằng tấm lòng của chúng ta cần trở nên mềm mỏng và không chai đá để chúng ta có thể chấp nhận những lẽ thật của Cha Thiên Thượng và tình thương yêu của Ngài.

  • Cắt một hình trái tim từ vật liệu mềm, chẳng hạn như vải, và một hình trái tim từ vật liệu cứng hơn, như bìa cứng. Thảo luận với các em về sự khác nhau giữa việc mềm lòng và cứng lòng. Chia sẻ một số ví dụ từ thánh thư về những người đã mềm lòng hoặc cứng lòng, chẳng hạn như Nê Phi, La Man, và Lê Mu Ên (1 Nê Phi 2:16–19); Phao Lô (Công Vụ Các Sứ Đồ 9:1–22); hoặc Joseph Smith (Joseph Smith—Lịch Sử 1:11–20). Khi anh chị em chia sẻ mỗi ví dụ, hãy mời các em chỉ vào trái tim mềm mỏng hoặc trái tim chai đá.

Môi Se sắc phong cho A Rôn

A Rôn “được Đức Chúa Trời kêu gọi” (Hê Bơ Rơ 5:4). Moses Calls Aaron to the Ministry (Môi Se Kêu Gọi A Rôn vào Giáo Vụ), tranh do Harry Anderson họa

Hê Bơ Rơ 5:4

Những người nắm giữ chức tư tế được Thượng Đế kêu gọi.

Hê Bơ Rơ 5:4 là một câu thánh thư quan trọng vì câu đó nêu rõ rằng những người nắm giữ chức tư tế phải được Thượng Đế kêu gọi. Điều này cũng đúng với bất kỳ ai được kêu gọi để phục vụ trong Giáo Hội của Chúa.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Đọc Hê Bơ Rơ 5:4 cho các em nghe. Nhờ một người nắm giữ chức tư tế giải thích xem chức tư tế là gì. Anh ấy cũng có thể chia sẻ về cách anh ấy phục vụ người khác khi làm tròn bổn phận của mình. Cũng hãy nhờ một chị phụ nữ trong tiểu giáo khu chia sẻ kinh nghiệm của chị ấy khi được phong nhiệm vào một chức vụ kêu gọi trong Giáo Hội. Hãy khuyến khích chị ấy chia sẻ về cách thức Chúa đã ban phước cho chị ấy với quyền năng để làm tròn chức vụ kêu gọi của mình.

  • Giúp các em thuộc lòng những cụm từ trong tín điều thứ năm. Chia sẻ chứng ngôn của anh chị em rằng những người nào được kêu gọi để làm công việc của Thượng Đế đều được Thượng Đế kêu gọi qua sự mặc khải.

hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Lớn Tuổi

Hê Bơ Rơ 1:1–10; 2:8–10, 17–18

Tôi tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô.

Bức thư gửi người Hê Bơ Rơ được viết ra để củng cố đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô của các Thánh Hữu người Hê Bơ Rơ. Bức thư đó có thể làm điều tương tự cho các em mà anh chị em giảng dạy.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Chỉ định cho mỗi em vài câu trong Hê Bơ Rơ 1:1–10; 2:8–10, 17–18, và mời các em tìm trong các câu đó những lẽ thật về Chúa Giê Su Ky Tô. Hãy để cho các em chia sẻ hoặc viết lên trên bảng điều chúng tìm được. Chúng ta biết được điều gì khác về Chúa Giê Su Ky Tô? Các em có thể tìm thấy một số ý kiến trong những bài hát như “Tôi Biết Đấng Cứu Chuộc Của Tôi Hằng Sống” (Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 38).

  • Mời các em vẽ hình của chúng cùng với cha mẹ của chúng. Bảo các em chia sẻ điểm chung giữa chúng với cha mẹ. Giải thích rằng khi Hê Bơ Rơ 1:3 viết rằng Chúa Giê Su Ky Tô là “hình bóng của bản thể [Thượng Đế],” có nghĩa là Chúa Giê Su và Cha Thiên Thượng có cùng các phẩm chất và thuộc tính. Nói với các em về cách mà việc noi theo Chúa Giê Su Ky Tô mang chúng ta đến gần hơn với Cha Thiên Thượng.

Hê Bơ Rơ 3:7–19

Để nhận được sự hướng dẫn và các phước lành của Cha Thiên Thượng, chúng ta “chớ cứng lòng [mình].”

Trong Hê Bơ Rơ 3, câu chuyện về người Y Sơ Ra Ên trong đồng vắng được sử dụng để giảng dạy tầm quan trọng của việc không cứng lòng chúng ta. Làm thế nào anh chị em có thể sử dụng câu chuyện này để giảng dạy cho các em trong lớp của mình nguyên tắc này?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Bảo các em nghĩ về những thứ cứng và mềm. (Nếu có thể, hãy mang đến một vài món đồ làm ví dụ để cho các em thấy.) Cùng nhau đọc Hê Bơ Rơ 3:8. Việc cứng lòng có nghĩa là gì? Tại sao Thượng Đế muốn chúng ta mềm lòng?

  • Bằng lời của anh chị em, hãy chia sẻ câu chuyện về việc dân Y Sơ Ra Ên cứng lòng chống lại Chúa trong đồng vắng (xin xem Dân Số Ký 14:1–12; Hê Bơ Rơ 3:7–19). Hãy để cho các em đóng diễn câu chuyện này. Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta cứng lòng chống lại Chúa và phúc âm của Ngài?

  • Mời các em đọc Ma Thi Ơ 13:15; Hê Bơ Rơ 3:15; Mô Si A 11:29; và Môi Se 6:27. Bảo các em vẽ lên trên bảng những phần cơ thể được nói đến trong những câu này. Việc bịt tai, nhắm mắt và cứng lòng về mặt thuộc linh có nghĩa là gì? Làm cách nào chúng ta đảm bảo rằng tai, mắt và tấm lòng mình sẵn sàng để nhận ra tiếng nói của Thánh Linh?

Hê Bơ Rơ 5:1–4

Những người nắm giữ chức tư tế được Thượng Đế kêu gọi.

Hê Bơ Rơ 5 mang đến một cơ hội để thảo luận chức tư tế là gì—quyền năng và thẩm quyền để hành động trong danh của Thượng Đế—và cách để nhận được chức tư tế.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Cho xem bức hình Môi Se Ban Chức Tư Tế cho A Rôn (Sách Họa Phẩm Phúc Âm, trang 15) trong lúc một em đọc Hê Bơ Rơ 5:4. Hãy giải thích rằng Chức Tư Tế A Rôn được đặt theo tên của A Rôn. Giúp các em nghĩ về các bổn phận mà những người nắm giữ Chức Tư Tế A Rôn thực hiện (như làm phép báp têm, ban phước và chuyền Tiệc Thánh và mời người khác đến cùng Đấng Ky Tô; xin xem Giáo Lý và Giao Ước 20:46–48, 59).

  • Giúp các em nghĩ về những cách khác nhau mà một người có thể nhận được thẩm quyền. Ví dụ, làm thế nào một giảng viên, bác sĩ hay nhà lãnh đạo chính trị nhận được thẩm quyền? Thượng Đế ban thẩm quyền của Ngài như thế nào? Mời các em nghĩ về câu hỏi này khi chúng đọc Hê Bơ Rơ 5:4 và tín điều thứ năm. Giúp các em nghĩ về những người trong tiểu giáo khu có thẩm quyền từ Thượng Đế—bao gồm những người nắm giữ chức tư tế, cũng như những người nam và người nữ đã được phong nhiệm để phục vụ trong các chức vụ kêu gọi cụ thể.

hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học Tập ở Nhà

Mời các em chia sẻ một câu thánh thư, một bài hát hay một sinh hoạt chúng học được trong lớp hôm nay với gia đình chúng trong buổi họp tối gia đình.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Trẻ em có thể nhận biết ảnh hưởng của Thánh Linh. Hãy dạy các em rằng những cảm giác bình an, yêu thương, và ấm áp mà chúng có trong khi nói hay hát về Chúa Giê Su Ky Tô và phúc âm của Ngài đều đến từ Đức Thánh Linh.