Kinh Tân Ước năm 2023
Ngày 25–31 tháng Mười Hai. Khải Huyền 15–22: “Kẻ Nào Thắng Sẽ Được Những Sự Ấy Làm Cơ Nghiệp”


“Ngày 25–31 tháng Mười Hai. Khải Huyền 15–22: ‘Kẻ Nào Thắng Sẽ Được Những Sự Ấy Làm Cơ Nghiệp,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Kinh Tân Ước năm 2023 (năm 2021)

“Ngày 25–31 tháng Mười Hai. Khải Huyền 15–22” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: năm 2023

Hình Ảnh
Chúa Giê Su Ky Tô đón mừng mọi người vào Ngày Tái Lâm

The City Eternal (Thành Phố Vĩnh Cửu), tranh do Keith Larson họa

Ngày 25–31 tháng Mười Hai

Khải Huyền 15–22

“Kẻ Nào Thắng Sẽ Được Những Sự Ấy Làm Cơ Nghiệp”

Khi anh chị em chuẩn bị để giảng dạy, hãy tận dụng kinh nghiệm của mình khi học hỏi Khải Huyền 15–22 riêng cá nhân hoặc chung với gia đình. Điều gì nổi bật với anh chị em? Những ấn tượng nào anh chị em nhận được? Hãy nhớ rằng tất cả các sinh hoạt được đề nghị trong đại cương này có thể được điều chỉnh để phù hợp với trẻ em ở mọi độ tuổi.

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Mời các em chia sẻ tại sao chúng muốn sống với Cha Thiên Thượng lần nữa. Trong bài học, hãy giúp các em tìm kiếm những điều chúng có thể làm để chuẩn bị trở về với Ngài.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Nhỏ Tuổi

Khải Huyền 15:2–4

Tôi có thể ngợi khen Thượng Đế qua việc ca hát.

Các Thánh Hữu được mô tả trong Khải Huyền 15:2–4 đã hát ngợi khen Thượng Đế vì sự nhân từ của Ngài. Các bài thánh ca nào có thể giúp các em bày tỏ tình thương yêu của chúng dành cho Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Khi anh chị em đọc to những đoạn trong Khải Huyền 15:2–4, hãy bảo các em làm những việc như giả vờ chơi đàn hạc hoặc điều khiển một ca đoàn. Chúng ta cảm thấy như thế nào khi hát về Chúa Giê Su?

  • Bảo các em chia sẻ một số bài hát ưa thích của chúng về Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô. Cùng nhau hát một số bài hát, và giúp các em hiểu xem những bài hát này dạy điều gì về Cha Thiên Thượng và Đấng Cứu Rỗi.

Khải Huyền 19:7

Tôi có thể chuẩn bị cho Ngày Tái Lâm của Chúa Giê Su Ky Tô bằng cách chọn điều đúng.

Làm thế nào anh chị em giúp các em hiểu rằng Ngày Tái Lâm sẽ là một sự kiện vui mừng cho chúng ta nếu chúng ta tuân theo các lệnh truyền của Chúa Giê Su?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Hỏi các em xem chúng có từng tham dự một lễ cưới chưa. Lễ đó như thế nào? Tại sao mọi người cảm thấy hạnh phúc tại lễ cưới? Trưng bày bức tranh về Ngày Tái Lâm của Đấng Cứu Rỗi trong đại cương của tuần này trong tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình, và đọc Khải Huyền 19:7. Giải thích rằng “lễ cưới Chiên Con” tượng trưng cho Ngày Tái Lâm của Chúa Giê Su Ky Tô. Tại sao chúng ta vui mừng khi Đấng Cứu Rỗi quay trở lại? Giúp các em so sánh niềm vui trong tiệc cưới với niềm vui khi Đấng Cứu Rỗi quay trở lại.

  • Chia sẻ với các em tại sao anh chị em mong chờ Ngày Tái Lâm của Chúa Giê Su.

  • Mời các em chia sẻ điều chúng làm để sẵn sàng đi nhà thờ vào ngày Chủ Nhật. Tại sao chúng ta làm những điều này trước khi đến nhà thờ? Tại sao chúng ta cần phải chuẩn bị cho Ngày Tái Lâm của Đấng Ky Tô? Trong trang sinh hoạt của tuần này, hãy để cho các em vẽ điều chúng có thể làm để chuẩn bị cho Ngày Tái Lâm.

Khải Huyền 21:1, 3–4, 22–27; 22:1–2

Cha Thiên Thượng muốn tôi sống cùng với Ngài trên thượng thiên giới.

Trong hai chương cuối của sách Khải Huyền, Giăng đã sử dụng mỹ từ để mô tả vinh quang thượng thiên mà những người trung tín sẽ vui hưởng.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Để cho các em vẽ cái cây được miêu tả trong Khải Huyền 22:2 lên trên bảng. Giải thích rằng cây này là cây sự sống, và trái của cây tượng trưng cho tình yêu thương của Thượng Đế (xin xem 1 Nê Phi 11:21–22). Đưa cho các em những mảnh giấy có hình trái cây, và mời các em vẽ lên trên giấy những điều giúp chúng cảm thấy tình yêu thương của Cha Thiên Thượng. Hãy giải thích rằng những người yêu thương và vâng lời Cha Thiên Thượng sẽ sống với Ngài trong thượng thiên giới.

  • Chia sẻ với các em một số hình ảnh hoặc chi tiết mà Giăng đã sử dụng để mô tả vinh quang thượng thiên (xin xem Khải Huyền 21:1, 3–4, 22–27; 22:1–2), và mời các em vẽ những bức tranh về những điều này.

  • Mời các em nhận biết những điều chúng có thể làm để sống với Cha Thiên Thượng lần nữa.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Lớn Tuổi

Khải Huyền 19:7–8

Tôi có thể chuẩn bị cho Ngày Tái Lâm của Chúa Giê Su Ky Tô bằng cách chọn điều đúng.

Làm thế nào anh chị em có thể giúp những đứa trẻ mà mình giảng dạy hiểu rằng Ngày Tái Lâm của Chúa Giê Su Ky Tô sẽ là một sự kiện hân hoan cho những người ngay chính?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Cùng nhau đọc Khải Huyền 19:7–8, và giúp các em hiểu điều tượng trưng trong những câu này—lễ cưới là Sự Tái Lâm của Đấng Cứu Rỗi, Chiên Con là Đấng Cứu Rỗi và vợ của Ngài là Giáo Hội (hay là tất cả chúng ta). Những điều gì chúng ta có thể làm để chuẩn bị cho Đấng Cứu Rỗi trở lại?

  • Ôn lại và ghi nhớ Những Tín Điều 1:10 với các em. Giải thích rằng tín điều này mô tả những sự kiện phấn khởi, vinh quang mà sẽ diễn ra khi Chúa Giê Su đến lần nữa. Trưng bày bức hình về Ngày Tái Lâm của Chúa Giê Su trong tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình, và mời các em vẽ tranh xem chúng nghĩ Ngày Tái Lâm của Chúa Giê Su sẽ như thế nào.

Khải Huyền 20:12–13

Tôi sẽ được Thượng Đế phán xét.

Một ngày nào đó, tất cả chúng ta đều sẽ đứng trước mặt Thượng Đế để chịu phán xét. Anh chị em có thể giúp các em hiểu rằng sự phán xét của Ngài sẽ chính đáng, công bằng, và đầy lòng thương xót.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Hãy viết lên trên bảng Ngày Phán Xét sẽ như thế nào? Mời các em tìm câu trả lời cho câu hỏi trong Khải Huyền 20:12–13 và trong mục “Phán Xét Cuối Cùng, Sự” trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư (scriptures.ChurchofJesusChrist.org). Đấng Cứu Rỗi đã làm điều gì để cho Ngày Phán Xét có thể là một ngày đầy hân hoan? (xin xem Những Tín Điều 1:3–4). Chúng ta có thể làm gì để ngày đó sẽ là một ngày đầy hân hoan cho chúng ta?

    Hình Ảnh
    Chúa Giê Su cùng những người ở trong ánh sáng bên tay phải của Ngài và những người ở trong bóng tối bên tay trái của Ngài.

    The Last Judgement (Sự Phán Xét Cuối Cùng), tranh do John Scott họa

  • Hãy mang đến lớp một quyển vở tượng trưng cho “sách sự sống” (Khải Huyền 20:12), mà trong đó anh chị em đã viết một số đặc tính giống như Đấng Ky Tô và những việc làm tốt của những đứa trẻ trong lớp học của mình. Đọc cho các em nghe những điều anh chị em đã viết, và mời chúng thảo luận về các phẩm chất giống như Đấng Ky Tô mà chúng đã nhận thấy ở nhau. Chia sẻ chứng ngôn của anh chị em rằng Chúa Giê Su Ky Tô giúp chúng ta trở nên giống như Ngài hơn và mang đến cho chúng ta một cách để hối cải và vượt qua tội lỗi.

Khải Huyền 21:1, 3–4, 22–27; 22:1–2, 17

Cha Thiên Thượng muốn tôi sống cùng với Ngài trên thượng thiên giới.

Khi anh chị em đọc lời miêu tả của Giăng về vinh quang thượng thiên trong Khải Huyền 21–22, điều gì nổi bật đối với anh chị em? Anh chị em cảm thấy được soi dẫn để chia sẻ điều gì với những đứa trẻ mà mình giảng dạy?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Mời các em tra cứu những câu thánh thư sau đây để tìm những từ hoặc cụm từ mà Giăng đã sử dụng để miêu tả vinh quang thượng thiên: Khải Huyền 21:1, 3–4, 22–27; 22:1–2. Hãy để cho các em chọn một hình ảnh hoặc chi tiết mà chúng muốn vẽ. Sau đó các em có thể nói về những bức tranh của chúng với cả lớp. Khuyến khích các em cho gia đình chúng xem những bức tranh của chúng.

  • Cùng nhau đọc Khải Huyền 22:17, và giải thích rằng cô dâu nói “Hãy đến” chính là Giáo Hội. Với tư cách là những tín hữu Giáo Hội, chúng ta muốn mời người khác “đến” với ai? (xin xem Mô Rô Ni 10:30–33). Những người xung quanh chúng ta có thể đang “khát” điều gì? Một số cách thức tốt để mời mọi người “đến” là gì?

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học Tập ở Nhà

Giúp các em chuẩn bị đọc Sách Mặc Môn vào năm sau bằng cách mời chúng xin một thành viên trong gia đình hoặc bạn bè chia sẻ một câu thánh thư hoặc một câu chuyện yêu thích từ Sách Mặc Môn.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Dạy trẻ em ghi lại những ấn tượng. Nếu trẻ em có thể học theo thói quen của việc ghi lại những ấn tượng, điều đó sẽ giúp chúng nhận ra và tuân theo Thánh Linh. Trẻ em có thể ghi lại những ấn tượng bằng việc đánh dấu thánh thư, vẽ tranh hay viết những mục nhật ký đơn giản. (Xin xem Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗitrang 30.)

In