Kinh Tân Ước năm 2023
Ngày 25–31 tháng Mười Hai. Khải Huyền 15–22: “Kẻ Nào Thắng Sẽ Được Những Sự Ấy Làm Cơ Nghiệp”


“Ngày 25–31 tháng Mười Hai. Khải Huyền 15–22: ‘Kẻ Nào Thắng Sẽ Được Những Sự Ấy Làm Cơ Nghiệp,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: Kinh Tân Ước năm 2023 (năm 2022)

“Ngày 25–31 tháng Mười Hai. Khải Huyền 15–22,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: năm 2023

Chúa Giê Su Ky Tô mừng đón mọi người vào Ngày Tái Lâm

The City Eternal (Thành Phố Vĩnh Cửu), tranh do Keith Larson họa

Ngày 25–31 tháng Mười Hai

Khải Huyền 15–22

“Kẻ Nào Thắng Sẽ Được Những Sự Ấy Làm Cơ Nghiệp”

Đôi khi trở ngại lớn nhất đối với việc học tập là cho rằng chúng ta không cần phải học hỏi—mà chúng ta đã biết rồi. Khi anh chị em đọc thánh thư, hãy mở lòng với những sự hiểu biết sâu sắc mới mà Chúa muốn ban cho anh chị em.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Như anh chị em có thể nhớ lại, sách Khải Huyền bắt đầu với việc Đấng Cứu Rỗi đã phán Ngài là “An Pha và Ô Mê Ga” (Khải Huyền 1:8). Thật phù hợp, nó kết thúc bằng những lời tương tự: “Ta là … thứ nhất và là sau chót” (Khải Huyền 22:13). Nhưng điều đó có nghĩa là gì? Thứ nhất và là sau chót của điều gì? Sách Khải Huyền làm chứng một cách mạnh mẽ rằng Chúa Giê Su Ky Tô là sự khởi đầu và kết thúc của tất cả mọi điều—của kế hoạch vĩ đại, sâu rộng về sự tồn tại và sự cứu rỗi của loài người. Ngài là “Chiên Con đã bị giết từ buổi sáng thế” (Khải Huyền 13:8). Và Ngài là Vua của các vị vua, là Đấng chấm dứt sự tà ác, buồn rầu, và thậm chí cả cái chết và mở ra “trời mới và đất mới” (Khải Huyền 21:1).

Tuy nhiên, trước khi trời mới và đất mới này đến, thì có nhiều điều chúng ta cần vượt qua: tai họa, chiến tranh, sự tà ác lan tràn—tất cả những điều mà sách Khải Huyền mô tả một cách sống động. Nhưng Chúa Giê Su Ky Tô cũng ở với chúng ta trong thời gian này. Ngài là “sao mai sáng chói” tỏa sáng trên bầu trời tối tăm như một lời hứa rằng bình minh sắp đến (Khải Huyền 22:16). Và nó sắp đến. Ngài đang đến. Ngay cả khi Ngài mời gọi chúng ta, “Hãy đến cùng Ta” (Ma Thi Ơ 11:28), thì Ngài cũng đang đến với chúng ta. Ngài phán: “Ta đến mau chóng”. Và với hy vọng và đức tin mà đã được thanh tẩy trong ngọn lửa của nghịch cảnh ngày sau, chúng ta đáp: “Lạy Đức Chúa Giê Su, xin hãy đến” (Khải Huyền 22:20).

hình biểu tượng học tập cá nhân

Những Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Cá Nhân

Khải Huyền 16–18; 21–22

Chúa mời gọi tôi hãy chạy trốn khỏi Ba Bi Lôn và thừa hưởng “thành thánh.”

Sau khi chứng kiến sự hủy diệt và hiểm họa của những ngày sau cùng, Giăng đã thấy một ngày trong tương lai mà có thể được tóm lược trong lời phán của Chúa: “Nầy, ta làm mới lại hết thảy muôn vật” (Khải Huyền 21:5). Một cách để hiểu ý nghĩa của câu đó là đối chiếu lời mô tả của Giăng về Ba Bi Lôn, biểu tượng của vật chất thế gian và sự tà ác (xin xem Khải Huyền 16–18), với phần mô tả của ông về tân Giê Ru Sa Lem, tượng trưng cho vinh quang thượng thiên trong sự hiện diện của Thượng Đế (xin xem Khải Huyền 21–22). Biểu đồ dưới đây có thể giúp anh chị em:

Ba Bi Lôn

Tân Giê Ru Sa Lem

Ba Bi Lôn

Khải Huyền 16:3–6

Tân Giê Ru Sa Lem

Khải Huyền 21:6; 22:1–2, 17

Ba Bi Lôn

Khải Huyền 16:10; 18:23

Tân Giê Ru Sa Lem

Khải Huyền 21:23–24; 22:5

Ba Bi Lôn

Khải Huyền 17:1–5

Tân Giê Ru Sa Lem

Khải Huyền 21:2

Ba Bi Lôn

Khải Huyền 18:11, 15

Tân Giê Ru Sa Lem

Khải Huyền 21:4

Ba Bi Lôn

Khải Huyền 18:12–14

Tân Giê Ru Sa Lem

Khải Huyền 21:18–21; 22:1–2

Anh chị em thấy có những điểm khác biệt nào khác không?

Anh chị em cũng có thể suy ngẫm ý nghĩa của việc “ra khỏi” Ba Bi Lôn đối với mình (Khải Huyền 18:4). Anh chị em tìm thấy điều gì trong Khải Huyền 21–22 mà soi dẫn anh chị em làm như vậy?

Chúa Giê Su với những người ở trong ánh sáng bên tay phải của Ngài và những người ở trong bóng tối bên trái Ngài

The Last Judgement (Sự Phán Xét Cuối Cùng), tranh do John Scott họa

Khải Huyền 20:12–15; 21:1–4

Tất cả các con cái của Thượng Đế đều sẽ được phán xét từ sách sự sống.

Giả sử một tác giả đề nghị viết một cuốn sách về cuộc đời anh chị em. Anh chị em muốn bao gồm trong sách đó những chi tiết hoặc kinh nghiệm nào? Nếu anh chị em biết rằng những hành động trong tương lai của mình cũng sẽ được ghi lại, thì anh chị em sẽ tiếp cận cuộc sống mình một cách khác biệt như thế nào? Hãy nghĩ về điều này trong khi anh chị em đọc Khải Huyền 20:12–15. Anh chị em hy vọng điều gì sẽ được viết về mình trong sách sự sống? Anh chị em sẽ mô tả vai trò của Đấng Cứu Rỗi trong sách sự sống của mình như thế nào? Theo ý kiến của anh chị em, tại sao là điều quan trọng khi được gọi là “sách sự sống của Chiên Con”? (Khải Huyền 21:27).

Nếu ý nghĩ đứng trước mặt Thượng Đế để được phán xét là không thoải mái đối với anh chị em, thì hãy cân nhắc việc đọc Khải Huyền 21:1–4. Khi đề cập đến những câu này, Anh Cả Dieter F. Uchtdorf đã nói:

“Ngày Phán Xét sẽ là một ngày đầy thương xót và yêu thương—một ngày mà những tấm lòng đau khổ sẽ được chữa lành, những giọt lệ đau buồn được thay thế bằng giọt lệ biết ơn, khi tất cả mọi điều sẽ được làm cho đúng. Vâng, sẽ có nỗi đau đớn cùng cực vì tội lỗi. Vâng, sẽ có những điều tiếc nuối và thậm chí đau khổ vì những lỗi lầm, sự rồ dại, và bướng bỉnh của mình mà đã làm cho chúng ta bỏ lỡ cơ hội cho một tương lai xán lạn hơn nhiều.

Nhưng tôi tin rằng chúng ta không những sẽ hài lòng với sự phán xét của Thượng Đế; mà sẽ còn ngạc nhiên và choáng ngợp bởi ân điển, lòng thương xót, sự khoan hồng, và tình yêu thương vô hạn của Ngài dành cho chúng ta, là con cái của Ngài” (“Ôi Vĩ Đại Thay Kế Hoạch của Thượng Đế Chúng Ta!,” Liahona, tháng Mười Một năm 2016, trang 21).

Những điều mặc khải này ảnh hưởng như thế nào đến cách anh chị em nhìn nhận Sự Phán Xét Cuối Cùng? Các lẽ thật này soi dẫn anh chị em thay đổi điều gì trong cuộc sống của mình?

Xin xem thêm Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “Sách Sự Sống.”

Khải Huyền 22:18–19

Các câu này có phải có nghĩa là không thể có bất cứ thánh thư nào khác ngoài Kinh Thánh không?

Một số người đã trích dẫn Khải Huyền 22:18–19 làm lý do để khước từ Sách Mặc Môn và các thánh thư ngày sau khác. Anh chị em có thể tìm thấy một câu trả lời cho sự phản đối này trong sứ điệp của Anh Cả Jeffrey R. Holland “Lời của Ta … Không Bao Giờ Chấm Dứt” (Liahona, tháng Năm năm 2008, trang 91–94).

hình biểu tượng gia đình học tập

Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Với Gia Đình và Buổi Họp Tối Gia Đình

Khải Huyền 15:2–4.Khi gia đình anh chị em thảo luận các câu này, mà đề cập đến “bài ca Môi Se” và “bài ca Chiên Con,” anh chị em có thể đọc bài ca Môi Se trong Xuất Ê Díp Tô Ký 15:1–19, cùng với những bài ca khác được đề cập đến trong thánh thư, như Giáo Lý và Giao Ước 84:98–102. Tại sao những người “thắng con thú” (Khải Huyền 15:2) có thể cảm thấy muốn hát lên những bài ca như vậy? Có lẽ gia đình anh chị em có thể hát một bài thánh ca hoặc bài ca thiếu nhi về sự ca ngợi.

Khải Huyền 19:7–9.Có lẽ anh chị em có thể nhìn vào những bức hình cưới từ lịch sử gia đình mình hoặc kể về lần mà gia đình anh chị em tham dự một lễ cưới. Tại sao một cuộc hôn nhân là một sự so sánh hay về giao ước của Chúa với Giáo Hội của Ngài? (Xin xem thêm Ma Thi Ơ 22:1–14.)

Khải Huyền 20:2–3.Làm thế nào 1 Nê Phi 22:26 giúp chúng ta hiểu Sa Tan bị “trói buộc” có thể có ý nghĩa gì?

Khải Huyền 22:1–4.Việc có danh của Đấng Cứu Rỗi “ở trên trán [của chúng ta]” có thể có nghĩa là gì? (Khải Huyền 22:4; xin xem thêm Xuất Ê Díp Tô Ký 28:36–38; Mô Si A 5:7–9; An Ma 5:14; Mô Rô Ni 4:3; Giáo Lý và Giao Ước 109:22.

Để có thêm ý kiến giảng dạy cho trẻ em, xin xem đại cương tuần này trong sách Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Hãy theo dõi những lời mời để hành động. “Khi theo dõi một lời mời để hành động, các anh chị em cho [mọi người trong gia đình mình] thấy rằng các anh chị em quan tâm đến họ và phúc âm đang ban phước cho cuộc sống của họ như thế nào. Anh chị em cũng có thể cho họ cơ hội chia sẻ kinh nghiệm của họ” (Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 35).

Chúa Giê Su Ky Tô đang cưỡi ngựa từ trên trời xuống vào Ngày Tái Lâm của Ngài

Đấng Ky Tô mặc áo choàng đỏ đang ngồi trên con ngựa trắng.